COVID-19 tại ASEAN hết 27/12: Lào tiếp tục hạ nhiệt; Indonesia và Singapore triển khai mạnh biện pháp phòng Omicron
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.026 ca mắc mới COVID-19 và 248 ca tử vong.
Tổng số ca bệnh hiện nay vượt 14.722.772 trường hợp và 303.113 ca tử vong.
Người dân thích thú ngắm nhìn khu vực trang trí Giáng sinh tại trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách nước ngoài, lùi kế hoạch mở cửa và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 5 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Sinovac cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia ngày 17/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Việt Nam ngày 27/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.100 ca mắc mới và 204 ca tử vong. Đây cũng là số ca tử vong trong ngày cao nhất ở châu Á trong 24 giờ qua.
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, song số ca lây nhiễm cộng đồng bắt đầu xu thế giảm so với vài tuần gần đây. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 27/12 ghi nhận thêm trên 2.400 ca bệnh mới và 18 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 15 bệnh nhân mới và chỉ 1 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào đang có chiều hướng hạ nhiệt, tổng số ca bệnh đã vượt 100.000 nhưng số ca mắc mới hiện giảm chỉ còn mức 3 con số. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Dịch COVID-19 đang hạ nhiệt tại Lào. Ảnh: WB
Tình hình dịch COVID-19 tại Lào tiếp tục diễn biến khả quan
Video đang HOT
ngày 27/12, Lào ghi nhận 547 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố, giảm mạnh so với một ngày trước đó.
Bộ Y tế Lào nêu rõ số ca mắc mới tại nước này giảm 304 ca so với số ca mắc mới ghi nhận ngày 26/12. Thủ đô Viêng Chăn cũng ghi nhận số ca lây nhiễm mới trong cộng đồng giảm 119 ca, nhưng vẫn đứng đầu cả nước với 204 ca. Bộ trên cũng cho biết thêm trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 3 ca tử vong vì COVID-19, trong đó 1 ca là trường hợp nhập cảnh. Như vậy, đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 106.778 ca mắc COVID-19 trên cả nước, trong đó có 328 ca tử vong.
Bộ Y tế Lào tiếp tục kêu gọi người dân có triệu chứng nhiễm bệnh hoặc đã từng tiếp xúc với trường hợp nhiễm bệnh cần khẩn trương đến các cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay với các đội y tế lưu động để được lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh đó, để tiếp tục giảm các ca lây nhiễm trong cộng đồng, Chính phủ Lào yêu các đơn vị kinh doanh trên cả nước khi có lây nhiễm nội bộ cần tạm thời đóng cửa để làm vệ sinh, khử khuẩn và thực hiện các biện pháp sàng lọc, tách nhóm nguy cơ theo quy định của Ủy ban chuyên trách. Đơn vị nào không tuân thủ các biện pháp phòng chống COVID-19 do Ủy ban chuyên trách các cấp ban hành sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: AFP/ TTXVN
Singapore tăng cường các biện pháp phòng chống biến thể Omicron
Bộ Y tế Singapore (MOH) ngày 26/12 đã công bố một số biện pháp mới, điều chỉnh chính sách phòng dịch COVID-19 để đối phó với biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2.
Từ ngày 27/12, các trường hợp nhiễm biến thể Omicron cũng sẽ bị áp dụng các quy định y tế như đối với những người nhiễm các biến thể khác. Theo đó, họ thực hiện chương trình phục hồi tại nhà, hoặc được điều trị tại các cơ sở chăm sóc cộng đồng và bệnh viện, thay vì phải cách ly tại các cơ sở chuyên dụng như trước đây. Thời gian điều trị là 10 ngày đối với những người đã tiêm vaccine và trẻ em dưới 12 tuổi, hoặc 14 ngày đối với những người chưa được tiêm phòng. Những người tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm Omicron sẽ nhận được cảnh báo rủi ro sức khỏe trong 7 ngày và được yêu cầu tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) hằng ngày trước khi ra khỏi nhà.
MOH cho biết để tăng cường bảo vệ các cơ sở dễ bị tổn thương như bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc người già và trường mầm non, các nỗ lực truy vết sẽ chuyển trách nhiệm sang các thành viên trong gia đình phải tự báo cáo và sử dụng các công cụ như ứng dụng TraceTogether. Tính đến ngày 25/12, Singapore đã ghi nhận 546 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 443 ca nhập cảnh và 103 ca cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia ngày 24/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia triển khai bốn chiến lược ngăn chặn biến thể Omicron
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết chính phủ nước này đang thực hiện bốn chiến lược nhằm ngăn chặn đà lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Bộ trưởng Sadikin còn kêu gọi người dân sử dụng ứng dụng PeduliLindung – ứng dụng kỹ thuật số được phát triển nhằm hỗ trợ việc khai báo y tế và truy vết các ca mắc COVID-19. Ngoài ra, ông nhấn mạnh người dân không nên đi du lịch nước ngoài nếu không có việc khẩn cấp và điều này sẽ giúp “bảo vệ bản thân” cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của biến thể Omicron có nguồn gốc từ nước ngoài. Theo ông Sadikin, Chính phủ Indonesia đang siết chặt các quy định đi lại và cách ly đối với người nhập cảnh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Omicron do 98% số ca nhiễm biến thể này tại Indonesia là các trường hợp nhập cảnh.
Hiện Indonesia đang sử dụng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR để xác định sự hiện diện của SGTF – một trong những dấu hiệu của Omicron. Kỹ thuật này chỉ mất 4-6h trong khi giải mã trình tự gene mất 3-5 ngày. Bộ Y tế đã phân phối các dụng cụ xác định Omicron tới các điểm nhập cảnh chính, đồng thời gửi các bộ xét nghiệm bằng phương pháp giải trình tự gene tới 5 đảo lớn ngoài đảo Java.
Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia tiếp tục đẩy nhanh chương trình tiêm phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người già và người bị suy giảm khả năng miễn dịch. Cuối cùng, nhằm hỗ trợ công tác điều trị cho những người mắc COVID-19, Bộ Y tế Indonesia cũng đã cho lắp đặt mới hơn 16.000 máy tạo oxy và 31 hệ thống cung cấp oxy tại các cơ sở y tế trên cả nước.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/12: Cả khối thêm 279 ca tử vong; Ca mắc mới tại Lào giảm xuống 3 chữ số
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 26/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 22.622 ca mắc COVID-19 và 279 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.644.498 ca, trong đó 302.865 người tử vong.
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở các quốc gia, trừ Việt Nam.
Việt Nam dẫn đầu về ca mắc mới trong ASEAN với 15.218 ca trong ngày 26/12.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 3.160 ca COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 2.738.401.
Trước đó, Bộ Y tế Malaysia cho biết các buổi lễ đón Năm Mới quy mô lớn tại nước này bị cấm do quan ngại về biến thể Omicron có thể lây lan.
Theo Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin, quyết định trên được đưa ra sau khi Malaysia ghi nhận thêm ca thứ 2 nhiễm biến thể Omicron và ít nhất 18 người khác nghi nhiễm. Bộ cũng sẽ thông báo các biện pháp bổ sung để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này. Những buổi lễ đón Năm Mới hay Giáng Sinh quy mô nhỏ được phép tổ chức, trong đó người tham dự được yêu cầu tự xét nghiệm COVID-19 trước.
Thái Lan đứng thứ ba khu vực về ca nhiễm mới với 2.532 ca trong ngày 26/12. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Thái Lan là 2.209.970.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 21/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, số ca mắc biến thể Omicron tăng nhanh tại Thái Lan. Kết quả lấy mẫu ngẫu nhiên mới nhất của Bộ Y tế Thái Lan đối với các trường hợp mắc COVID-19 ở nước này cho thấy khoảng 16% nhiễm biến thể Omicron.
Trợ lý phát ngôn viên Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Apisamai Srirangson cho biết đã có 205 ca được xác nhận nhiễm biến thể Omicron tính đến ngày 24/12. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên 874 ca mắc COVID-19 được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20-23/12. Trong số này, 16,2% nhiễm biến thể Omicron, số còn lại là chủng Delta.
Trong số 874 ca nói trên, có 221 ca nhập cảnh theo chương trình "Xét nghiệm và Lên đường" (Test & Go) và hơn một nửa trong số đó (52,9%) được xác nhận nhiễm biến thể Omicron.
Lào đứng thứ tư về ca mắc mới tại ASEAN trong ngày 26/12. Thông báo của Bộ Y tế Lào ngày 26/12 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 851 ca mắc mới COVID-19, đều là lây nhiễm trong cộng đồng tại 18 tỉnh, thành phố và 8 ca tử vong do COVID-19.
Tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ Y tế Lào, sau 6 ngày liên tục ghi nhận ở mức 4 chữ số, đây là lần đầu tiên số ca mắc mới tại nước này đã giảm xuống mức 3 con số, giảm 156 ca so với ngày 25/12. Thủ đô Viêng Chăn cũng ghi nhận số ca cộng đồng giảm 177 trường hợp so với ngày 25/12 nhưng vẫn đứng đầu cả nước với 323 ca trong một ngày. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 106.231 ca, trong đó có 325 người tử vong.
Trước tình hình trên, để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại, Chính phủ Lào đang thúc đẩy chương trình tiêm chủng cho người dân, tiêm mũi tăng cường cho các nhóm có nguy cơ cao như nhân viên y tế, công an, bộ đội; đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh đã được ban hành.
Tại Philippines, ca nhiễm mới giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 433 ca trong 26/12. Tổng số ca mắc ở Philippines từ đầu đại dịch là 2.838.640 ca.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc viên nén molnupiravir điều trị COVID-19 và tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Theo Tổng Giám đốc FDA Philippines Rolando Enrique Domingo, viên nén molnupiravir (một hoạt chất có tác dụng kháng virus) hiệu Molnarz, do hãng dược phẩm Merck (Mỹ) phát triển và Faberco Life Sciences phân phối, đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp dựa trên "toàn bộ những bằng chứng" cho thấy hiệu quả của loại thuốc này trong việc điều trị cho các bệnh nhân COVID- 19.
Ngoài ra, FDA Philippines cũng cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do các hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi, với liều lượng thấp hơn liều lượng tiêu chuẩn tiêm cho người lớn và thanh thiếu niên.
Tại Singapore, có 248 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu đại dịch lên 277.555. Số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tại Singapore tiếp tục có chiều hướng giảm tích cực.
Nhân viên khử khuẩn hành lý của hành khách đi xe buýt trong chương trình Làn đi lại cho người đã tiêm vaccine (VTL), tại Singapore ngày 29/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Do lại biến thể Omicron, Chính phủ Singapore thông báo sẽ tạm dừng bán vé máy bay và vé xe buýt dùng trong chương trình Làn đi lại cho người đã tiêm vaccine (VTL) kể từ ngày 23/12 đến tháng 1/2022 do lo ngại nguy cơ biến thể Omicron lây lan.
Theo chương trình VTL, Singapore cho phép du khách đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ từ một số quốc gia được nhập cảnh miễn cách ly. Những du khách này sẽ phải di chuyển trên các chuyến bay và xe buýt do chính quyền chỉ định, cũng như tiến hành xét nghiệm định kỳ. Singapore hiện đã triển khai VTL cho khoảng hơn 20 quốc gia, trong đó có Australia, Ấn Độ, Anh và Mỹ.
Thông báo mới nêu rõ chính phủ sẽ tạm giảm hạn ngạch và lượng vé bán ra trong khuôn khổ chương trình VTL sau ngày 20/1/2022.
Myanmar ghi nhận 176 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 529.503 ca mắc. Trong khi đó, Campuchia chỉ ghi nhận 4 ca nhiễm mới.
Về số ca tử vong, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (207 ca), Malaysia (25 ca), Thái Lan (22 ca), Philippines (13 ca), Lào (8 ca), Myanmar (3 ca) và Singapore (1 ca).
Lào sẽ thí điểm mở lại trường học từ tháng 1/2022 Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa đưa ra các biện pháp và hướng dẫn cho việc mở cửa an toàn các trường học trên cả nước, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp. Học sinh độ tuổi từ 12-17 đang chờ quét mã QR để kiểm tra lịch hẹn...