COVID-19 tại ASEAN hết 26/1: Toàn khối trên 51.000 ca bệnh mới; Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 51.771 ca mắc mới COVID-19 và 251 ca tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tới hết ngày 26/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.336.500 trường hợp và 312.978 ca tử vong. Trong ngày 26/1, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 15.000 ca) và ca tử vong (155 ca) cao nhất khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác. Số ca tử vong và số ca mắc mới của các nước trong khu vực có chững lại so với mấy ngày gần đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Khách du lịch chụp ảnh bên tượng nhân sư Merlion tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy tháng qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đều giảm đáng kể.
Ngày 26/1, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca bệnh mới ở mức cao với 15.789 ca bệnh, xấp xỉ Việt Nam. Trong khi đó, với 155 ca tử vong, Việt Nam là nước có số người thiệt mạng vì COVID-19 cao nhất trong một ngày qua ở Đông Nam Á.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 26/1 ghi nhận thêm trên 7.000 ca bệnh mới và 19 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 22 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 131.000, số ca mắc mới trên 500 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 4 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp
Video đang HOT
Chính phủ Thái Lan đã gia hạn tình trạng khẩn cấp được ban bố sau sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cho tới ngày 31/3.
Viện dẫn Nghị định khẩn cấp về quản lý hành chính công trong các tình huống khẩn cấp BE 2548 (2005), Chính phủ Thái Lan lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế có hiệu lực từ ngày 26/3/2020 và đã gia hạn 15 lần cho đến ngày 31/1.
Lần gia hạn thứ 16 đã được công bố trên Công báo Hoàng gia hôm 25/1. Thông báo gia hạn cho biết virus SARS-CoV-2 đã đột biến thành biến thể Omicron, có khả năng lây lan cao, làm bùng phát một làn sóng lây nhiễm khác trong nước. Theo thông báo, mặc dù hầu hết người dân Thái Lan đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng số người được tiêm liều nhắc lại vẫn còn thấp, do đó tình hình có thể gây nguy hiểm cho hệ thống y tế công cộng cũng như sức khỏe và tính mạng của người dân nếu đại dịch trở nên xấu đi ở trong nước. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người từ các nước láng giềng cố gắng chạy trốn khỏi bạo lực và khó khăn kinh tế ở nước họ đến Thái Lan, đe dọa làm trầm trọng thêm tình hình đại dịch ở Thái Lan. Do đó, Chính phủ Thái Lan cho biết cần tiếp tục các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát và ngăn chặn đại dịch.
Về tình hình dịch COVID-19, Thái Lan sáng 26/1 ghi nhận thêm 7.587 ca mắc mới cùng 19 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.398.944 ca, trong đó có 22.076 người không qua khỏi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã thông qua việc sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ nhận 3 triệu liều vaccine của Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi vào ngày 26/1. Số vaccine này nằm trong thỏa thuận mua 10 triệu liều mà Chính phủ Thái Lan đã đặt trước đó. Sau khi tiếp nhận vaccine, Bộ Y tế Thái Lan sẽ mất vài ngày để đánh giá và thử nghiệm một số mẫu như một biện pháp phòng ngừa an toàn trước khi bắt đầu tiêm chủng.
Trong giai đoạn đầu, chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ được triển khai tại Viện Sức khỏe trẻ em quốc gia mang tên Hoàng hậu Sirikit dành cho những em có bệnh nền như hen suyễn và béo phì và sau đó mở rộng ra các bệnh viện khác. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục để tiêm cho tất cả trẻ em có bệnh nền trước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thiếu niên tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Malaysia, trong bối cảnh có đồn đoán rằng chính phủ sẽ phong tỏa toàn quốc do diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 23/1 khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) một lần nữa trong dịp Tết của người Hồi giáo năm nay.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Ismail cho biết hiện tại các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cũng như việc đi lại giữa các bang đã trở lại bình thường. Trong trường hợp gia tăng đột biến số ca nhiễm, chính phủ sẽ sử dụng phương pháp áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển tăng cường (EMCO), tập trung vào các khu vực được xác định có nhiều ca nhiễm.
Ông kêu gọi mọi người không nên tự mãn và chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục kiềm chế sự lây lan COVID-19, ngay cả khi đã xác định phải sống chung với COVID-19 trong tương lai. Ông cũng bày tỏ hy vọng số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 1.000 để Malaysia có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
COVID-19 tại ASEAN hết 17/11: Philippines ca tử vong cao nhất châu Á; Lào số ca mắc mới tăng mạnh
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 17/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.350 ca mắc COVID-19 và 532 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện là trên 13.600.000 ca, trong đó trên 285.900 người tử vong.
Một nhóm các thanh thiếu niên đi vào khu ThatLuang để dự Lễ. Ảnh: Phạm Kiên - Phóng viên TTXVN tại Lào
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Tình hình Thái Lan và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của người dân tại trạm kiểm soát ở Rimnam, tỉnh Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 17/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 309 trường hợp, cao nhất châu Á.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 843 ca bệnh và 12 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt.
Trong khi đó, Thái Lan vẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 17/11 ghi nhận thêm trên 6.000 ca bệnh mới và 45 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan ngày 5/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 51 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên.
Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Khác với sự chen chúc, náo nhiệt mọi năm, năm nay số lượng người tham dự lễ hội Thatluang rất hạn chế và người dân có thể thoải mái bách bộ quanh ThatLuang. Ảnh: Phạm Kiên - Phóng viên TTXVN tại Lào
Lào ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, ở tất cả các tỉnh, thành
Bộ Y tế Lào ngày 17/11 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.073 ca mắc mới COVID-19 và 2 ca tử vong; nâng tổng số ca mắc COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay ở nước này lên gần 57.400 ca và 112 trường hợp tử vong.
Theo Bộ Y tế Lào, trong số 1.073 ca nhiễm ghi nhận trong 24 giờ qua tại nước này, chỉ có 1 trường hợp nhập cảnh được cách ly, còn lại là các ca nhiễm trong cộng đồng. Đáng lưu ý, số ca mắc COVID-19 tại Lào tiếp tục ở mức cao và ghi nhận ở tất cả 18 tỉnh, thành. Trong đó, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch khi ghi nhận 534 ca cộng đồng trong một ngày.
Để chuẩn bị mở lại trường học sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch COVID-19, Lào bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi ở thủ đô Viêng Chăn. Theo đó, các phụ huynh sẽ đưa trẻ từ 12-17 tuổi đến các bệnh viện được chỉ định để tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời cung cấp thông tin về sức khoẻ của trẻ để nhân viên y tế lựa chọn loại vaccine phù hợp. Theo kế hoạch, có từ 90 đến 100 liều vaccine của hãng Sinopharm và AstraZeneca được tiêm mỗi ngày tại Lào, chủ yếu là vaccine của Sinopharm.
Chiều 17/11, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, chính quyền thành phố đã phối hợp với Liên minh Trung ương giáo hội Phật giáo Lào tổ chức lễ hội ThatLuang, lễ hội lớn nhất trong năm của đất nước Triệu Voi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia nâng cấp độ chống dịch trong dịp nghỉ lễ cuối năm
Ngày 17/11, Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy cho biết lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 3 sẽ được áp đặt đồng bộ trên khắp cả nước trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới 2022.
Trong một tuyên bố bằng văn bản, Bộ trưởng Muhadjir cho hay quyết định nâng cấp độ chống dịch nói trên đã được thông qua tại một cuộc họp điều phối cấp bộ trưởng, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba. Bộ trưởng Muhadjir nhấn mạnh rằng biện pháp này được ban hành với mục tiêu siết chặt các hoạt động đi lại của người dân và ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc mới được dự báo sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Dự kiến, PPKM cấp độ 3 sẽ có hiệu lực từ ngày 24/12/2021 tới đến ngày 2/1/2022. Các bộ, ngành, quân đội, cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19, chính quyền các địa phương và các cơ quan liên quan được yêu cầu chuẩn bị văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như hỗ trợ kiểm soát dịch.
Khách du lịch tới đảo Langkawi, Malaysia, ngày 16/9/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Malaysia cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Sinovac để tiêm mũi tăng cường
Ngày 17/11, cơ quan chức năng Malaysia đã cấp phép sử dụng có điều kiện vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinovac Biotech (Trung Quốc) để tiêm mũi tăng cường cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Trong thông báo mới, Bộ Y tế Malaysia cho biết mũi tăng cường bằng vaccine Corona Vac sẽ được tiêm cho những nhóm đối tượng cụ thể trong vòng từ 3-6 tháng sau khi những người này đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Thông báo cấp phép cũng yêu cầu thông tin về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine phải được giám sát và đánh giá thường xuyên dựa trên những dữ liệu mới nhất.
Vaccine Corona Vac của Sinovac, cả dưới dạng thành phẩm và dưới dạng nguyên liệu đưa về sản xuất tại công ty dược Pharmaniaga (Malaysia)- đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng quốc gia của nước này. Tính đến nay, Malaysia đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 78,5% dân số, trong đó có khoảng 76,2% đã được tiêm đủ 2 mũi.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan cho phép mở lại các địa điểm giải trí từ ngày 16/1/2022
Nội các Thái Lan ngày 16/11 đã quyết định cho mở cửa trở lại các địa điểm giải trí, quán rượu, quán bar và quán karaoke trên toàn quốc vào ngày 16/1/2022.
Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek cho biết Chính phủ đã thông báo trước đó rằng sẽ xem xét ngày mở cửa trở lại các địa điểm giải trí dựa trên tình hình dịch COVID-19, với khung thời gian được ấn định từ ngày 1/12/2021 đến tháng 1/2022. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với Bộ Y tế và Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA), Nội các Thái Lan đã nhất trí rằng ngày mở cửa trở lại phù hợp sẽ là ngày 16/1/2022 để mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
Trước đó, ngày 11/10, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thông báo trên đài truyền hình quốc gia rằng trong khoảng ngày 1/12 tới Chính phủ sẽ xem xét cho phép phục vụ đồ uống có cồn trong các nhà hàng cũng như cho phép các địa điểm giải trí mở cửa trở lại theo các biện pháp kiểm soát dịch bệnh thích hợp. Việc này sẽ giúp kích cầu du lịch trong dịp lễ hội đón Năm mới.
COVID-19 tại ASEAN hết 24/1: Số ca bệnh tại Singapore tăng cao; Thái Lan tiêm mũi vaccine thứ 4 Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 24/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.930 ca mắc mới COVID-19 và 243 ca tử vong. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN Tới hết ngày 24/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á...