COVID-19 tại ASEAN hết 25/2: Campuchia có 65 ca mắc mới; Nhiều nước bắt đầu tiêm chủng
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 25/2, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 12.841 ca mắc COVID-19 và 348 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.407.949 ca, trong đó 52.166 người tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 21/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại ASEAN, Indonesia tiếp tục là nước có ca mắc mới cao nhất khối trong ngày 25/2. Nước này thông báo ghi nhận thêm 8.493 ca mắc COVID-19 và 264 ca tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và tử vong ở nước này lần lượt là 1.314.634 và 35.518.
Trong khi đó, đứng thứ hai về số ca mắc ngày 25/2 là Philippines. Philippines có thêm 2.269 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm lên 568.680. Tổng số người tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này là 12.201 sau khi có thêm 72 ca tử vong trong ngày 25/2. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Philippines đã xét nghiệm COVID-19 đối với hơn 8 triệu người, trong tổng số khoảng 110 triệu dân ở nước này.
Malaysia đứng thứ ba ASEAN về số ca mắc mới. Nước này ghi nhận thêm 1.924 ca mắc và 12 trường hợp không qua khỏi. Như vậy, tính đến nay, Malaysia 293.698 ca mắc và 1.100 ca tử vong.
Tại Thái Lan, nhà chức trách nước này phát hiện thêm 72 ca nhiễm mới trong ngày 25/2, trong đó có tới 63 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, có 30 ca ở tỉnh Samut Sakhon và 7 ca ở thủ đô Bangkok. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á này là 25.764 ca, trong đó 83 ca tử vong.
Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 25/2, Bộ trưởng Điều phối Vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 500.000 người/ngày vào tháng 3 và 700.000 người/ngày vào tháng 4. Nếu đạt được mục tiêu này, sẽ có 70 triệu người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 7 tới, giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần.
Một số nhóm đối tượng đã được tiêm phòng COVID-19 như lực lượng quân đội nên miễn dịch cộng đồng đã bắt đầu hình thành. Indonesia có 13/34 tỉnh chiếm 83% số người mắc COVID-19. Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tính đến hiệu quả của việc tiêm chủng, trong đó tăng cường tập trung vào các tỉnh đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.
Cũng theo Bộ trưởng Luhut, Chính phủ Indonesia đang nhắm đến một số tỉnh, lĩnh vực đặc biệt được coi là có đóng góp cho nền kinh tế, cũng như tạo ra một khu vực xanh trong các địa điểm đã tiến hành tiêm chủng như thành phố Bali để hút khách du lịch. Tính đến ngày 24/2, Indonesia đã tiêm phòng cho 825.650 người.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Chính phủ Indonesia bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng miễn phí vaccine ngừa bệnh COVID-19 cho các nhà báo. Việc tiêm chủng được tiến hành tại sân vận động Bung Karno ở thủ đô Jakarta.
Khoảng 5.000 nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí ở Indonesia sẽ tham gia chương trình tiêm chủng kéo dài từ ngày 25- 27/2.
Nhà báo là một trong số các đối tượng ưu tiên trong giai đoạn hai chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 của Indonesia. Trước đó, Indonesia thông báo kế hoạch tiêm chủng vaccine cho 5 triệu trong tổng số 5,5 triệu giáo viên của nước này trong tháng 6 tới.
Chương trình tiêm chủng quốc gia của Indonesia được khởi động hôm 17/2 vừa qua với mục tiêu tiêm vaccine cho ít nhất 38,5 triệu người. Indonesia cũng tiến tới tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tương đương 2/3 trong tổng số hơn 270 triệu dân của nước này trong vòng 15 tháng.
Campuchia lo dịch bùng phát tại tỉnh Prey Veng
Người dân sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 18/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 25/2, nhà chức trách Campuchia đang lo ngại về nguy cơ có thêm đợt bùng phát mới COVID-19 trong cộng đồng sau trường hợp một nữ cảnh sát nước này đi dự tiệc cưới hồi tuần trước tại tỉnh Prey Veng có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Báo Khmer Times đưa tin khoảng 800 người đã tham dự tiệc cưới, diễn ra ở huyện Komchay Mear, tỉnh Prey Veng, ngày 17/2 vừa qua. Nữ cảnh sát nói trên làm việc tại Phnom Penh và có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 ngày 20/2. Phó Tỉnh trưởng Prey Veng, ông Chan Tha, cho biết đã có 70 khách dự tiệc cưới này được xét nghiệm COVID-19 và 10 mẫu cho kết quả âm tính. Kết quả xét nghiệm những người còn lại sẽ được công bố sau. Khoảng 14 người đã tiếp xúc trực tiếp với nữ cảnh sát.
Theo báo Khmer Times, nữ cảnh sát này kết hôn với một công dân Trung Quốc sinh sống ở Phnom Penh và là người có liên quan đến “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″.
Trong 24 giờ qua, Campuchia ghi nhận thêm 65 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 58 ca liên quan đến “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia hiện là 697 người.
Philippines bắt đầu tiêm chủng từ đầu tháng 3
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 14/2. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 25/2, một quan chức cấp cao Philippines thông báo nước này sẽ nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, cho phép khởi động chiến động chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ tuần tới.
Dù là một trong số những nước có số ca mắc và tử vong cao nhất tại châu Á, Philippines lại là quốc gia Đông Nam Á cuối cùng nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên.
Người phát ngôn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông Harry Roque, cho biết lô vaccine gồm 600.000 liều của tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac Biotech (Trung Quốc) sẽ tới Philippines vào ngày 28/2, chậm hơn 5 ngày so với kế hoạch. Số vaccine này do phía Trung Quốc tài trợ. Ông Roque nhấn mạnh chương trình tiêm chủng sẽ được triển khai từ ngày 1/3.
Philippines đã đặt hàng 25 triệu liều vaccine của hãng Sinovac và theo kế hoạch nhận lô đầu tiên vào ngày 23/2. Tuy nhiên đã bị trì hoãn do giới chức Philippines mới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine trên vào tuần này. Bên cạnh vacccine của Sinovac, Philippines cũng đặt hàng 10.000 liều vaccine của Sinopharm trong khi vaccine của AstraZeneca sẽ tới nước này vào tháng 3 tới.
Theo các nhà phân tích, chương trình tiêm chủng được xem là chìa khóa quan trọng để giúp quốc gia này khôi phục nền kinh tế, vốn sụt giảm 9,5% trong năm ngoái do các biện pháp phong tỏa gắt gao và kéo dài, ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng và khiến nhiều người thất nghiệp.
Singapore thảo luận với các nước về “chứng nhận tiêm vaccine”
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Singapore ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một đoạn video đăng trên Facebook cá nhân ngày 24/2, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh, dù mỗi nước đều đang nỗ lực để có nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, nhưng thế giới cần phải hợp tác để tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển, đều có thể tiếp cận vaccine.
Singapore – là quốc gia trung tâm du lịch và là điểm trung chuyển của khu vực và thế giới – đã chịu tác động mạnh khi hoạt động đi lại trên toàn cầu bị gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Singapore đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 từ ngày 30/12/2020, với 2 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng là Pfizer/BioNTech và Moderna. Singapore cũng đã nhận lô vaccine Sinovac đầu tiên từ Trung Quốc ngày 23/2, nhưng chưa cấp phép sử dụng.
Những người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Singapore sẽ được cấp “chứng nhận tiêm chủng”, trong đó có thông tin cá nhân, ngày tiêm chủng và loại vaccine được tiêm. Các thông tin này cũng được lưu trữ trên hệ thống dữ liệu tiêm chủng quốc gia, có thể tiếp cận thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Dân Thái biểu tình trước thềm bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng
Hàng trăm người dân biểu tình bên ngoài quốc hội Bangkok trong lúc diễn ra tranh luận trước thềm bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Prayuth Chan-ocha.
Trước đám đông biểu tình ở thủ đô Bangkok hôm nay, các nhà hoạt động Thái Lan lần lượt phát biểu trên bục sân khấu tạm, trong đó chỉ trích Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cùng nội các của ông lạm quyền, quản lý yếu kém và đưa ra nhiều chính sách thất bại.
"Chúng tôi biết rằng sẽ rất khó để ngăn cản chính phủ này bên trong cuộc tranh luận quốc hội. Vì vậy, hoạt động của chúng tôi bên ngoài sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn những vấn đề mà họ phải đối mặt từ chính phủ này", Sukriffee Lateh, một nhà hoạt động sinh viên, nói.
Người dân biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Thái Lan ở Bangkok tối nay. Ảnh: AFP.
Lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Bangkok Piya Tavichai cho biết họ đã triển khai 900 sĩ quan xung quanh tòa nhà quốc hội và huy động 11.850 sĩ quan luôn trong tư thế sẵn sàng để ứng phó các cuộc biểu tình có thể nổ ra vào cuối tuần này, khi quốc hội tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm với Thủ tướng Prayuth.
Cảnh sát Thái Lan tuyên bố tất cả các cuộc biểu tình ở Bangkok đều bất hợp pháp, với lý do chính quyền đã ban lệnh cấm tụ tập nơi công cộng kể từ khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần hai bùng phát vào cuối năm ngoái.
Tuần trước, cảnh sát đã đụng độ với những người biểu tình yêu cầu thả 4 nhà hoạt động bị tạm giam trong khi chờ xét xử vì tội xúc phạm chế độ quân chủ, tội danh có thể đối diện mức án 15 năm tù ở Thái Lan.
Phe đối lập hôm 16/2 đã bắt đầu phiên tranh luận đầu tiên chỉ trích Thủ tướng Prayuth và 9 thành viên trong nội các của ông về những thất bại trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, Thủ tướng Prayuth dự kiến thuận lợi vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày mai.
Thêm 315 ca COVID-19, Thái Lan không đóng cửa kinh tế toàn quốc Chính phủ Thái Lan đã ngừng chỉ đạo đóng cửa doanh nghiệp toàn quốc hôm 3-1, nhưng làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới khiến quốc gia này cho phép các tỉnh tự ban hành chính sách ngăn ngừa. Người dân kiểm tra nhiệt độ tại một khu vực giải trí ở Bangkok, Thái Lan trước lúc xuống đường đón năm mới 2021 -...