COVID-19 tại ASEAN hết 22/4: Toàn khối có gần 20.000 ca mắc mới; Dịch bệnh tại Lào phức tạp
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 22/4, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận gần 20.000 ca mắc COVID-19 và 290 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.247.223 ca, trong đó 65.408 người tử vong.
Diễn biến tại các nước có số ca mắc mới cao nhất ASEAN
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Taguig, Philippines, ngày 16/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đứng đầu về số ca mắc trong ngày 22/4 là Philippines . Số ca nhiễm đã lên tới 971.049 ca sau khi Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 8.767 ca mới trong ngày 22/4. Bộ trên cũng cho biết thêm có 105 bệnh nhân đã tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 16.370 ca. Vùng thủ đô Manila, nơi có gần 14 triệu dân, vẫn đang là tâm dịch, chiếm hầu hết số ca nhiễm đang phải điều trị và số ca nhiễm mới trong ngày.
Với 6.243 ca mắc mới ngày 22/4, tổng số ca mắc COVID-19 ở Indonesia là 1.626.812 ca, trong đó 44.172 ca tử vong. Indonesia có tổng ca mắc và tử vong cao nhất ASEAN.
Tại Malaysia , nước này có thêm 2.875 ca mắc và 7 ca tử vong mới trong ngày 22/4, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 384.688 và 1.407 ca.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan thông báo ghi nhận 1.470 ca nhiễm mới và 7 ca tử vong. Theo người phát ngôn Trung tâm xử lý tình hình dịch COVID-19, Taweesin Visanuyothin, toàn bộ 1.470 ca nói trên đều lây nhiễm trong cộng đồng, được ghi nhận tại 66 tỉnh, trong đó thủ đô Bangkok nhiều nhất với 446 ca nhiễm mới trong ngày. Đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 48.113 ca nhiễm và 117 ca tử vong.
Làn sóng lây nhiễm mới, xuất phát từ các điểm vui chơi giải trí tại Bangkok đầu tháng này, đã lan rộng ra hơn 70 tỉnh trên cả nước và làm hơn 10.000 người nhiễm virus SARS-CoV2, trong đó một số nhiễm biến thể được phát hiện đầu tiên tại Anh có khả năng lây lan rất nhanh.
Trong khi đó, C ampuchia đã ghi nhận 446 ca nhiễm mới, đều là lây nhiễm cộng đồng, trong đó nhiều nhất vẫn là ở thủ đô Phnom Penh. Như vậy, kể từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia có tổng cộng 8.193 ca nhiễm, trong đó 2.924 người đã hồi phục và 59 người tử vong.
Về số ca tử vong, có 6 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (165 ca), Philippines (105 ca), Malaysia (7 ca), Thái Lan (7 ca), Campuchia (5 ca) và Timor-Lester (1 ca).
Số ca nhiễm cộng đồng tại Lào giảm nhưng ngày càng phức tạp
Người dân thủ đô Viêng Chăn đến các trung tâm xét nghiệm dã chiến để chờ được xét nghiệm. Ảnh: Phạm Kiên – P/v TTXVN tại Lào
Trong cuộc họp báo chiều 22/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 6 ca nhiễm mới.
Trong số 6 trường hợp nhiễm mới, đáng chú ý là ngoại trừ trường hợp ở Savannakhet về từ Thái Lan và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, cả 4 ca nhiễm ở thủ đô Viêng Chăn và 1 ca ở Bokeo đều là ca lây nhiễm trong cộng đồng và tất cả đều có lịch sử đi lại phức tạp, tiếp xúc nhiều người.
Tỉnh Bokeo đã thông báo tạm ngừng các hoạt động ra vào đường bộ, đường thủy và hàng không giữa các tỉnh và quốc gia láng giềng đang có dịch lây lan trong cộng đồng kể từ ngày 22/4, ngoại trừ trường hợp được cấp phép… Trong khi đó, tỉnh Xayaboury (Bắc Lào) cũng thông báo tạm ngừng hoạt động ra vào tỉnh, hoạt động qua lại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu địa phương đối với cá nhân phổ thông và hàng hóa không quan trọng trong 14 ngày tới, ngoại trừ hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho đời sống người dân như xăng dầu, máy móc, vật liệu phục vụ dự án, xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản. Tuy nhiên tài xế phải có xác nhận đã tiêm ngừa vaccine COVID-19 đủ 2 mũi và thực hiện đầy đủ quy định phòng ngừa dịch bệnh cho nhà chức trách đề ra.
Video đang HOT
Singapore điều tra các trường hợp tái nhiễm tại ký túc xá lao động di cư
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore ngày 27/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Nhân lực Singapore cho biết nước này đang điều tra khả năng tái mắc COVID-19 tại một ký túc xá cho người lao động di cư sau khi các nhà chức trách phát hiện hàng chục ca có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tại đây.
Truyền thông địa phương cho hay hàng trăm cư dân tại ký túc xá Westlite Woodlands đã phải cách ly tập trung sau khi một người lao động ở cơ sở này có kết quả mắc COVID-19 trong cuộc kiểm tra định kỳ ngày 20/4. Người này đã hoàn thành việc tiêm chủng trước đó. Người cùng phòng với bệnh nhân này cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo giới chức Singapore, đã có 10 lao động tại ký túc xá này, vốn trước đó có kết quả xét nghiệm huyết thanh cho thấy từng mắc COVID-19, đã bị phát hiện lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cuộc kiểm tra định kỳ. Theo Bộ Nhân lực Singapore, toàn bộ những lao động tái lây nhiễm này đã bị cách ly và các nhà chức trách đang điều tra khả năng bùng phát tình trạng tái lây nhiễm ở cơ sở này.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, Singapore đã ghi nhận 60.880 ca mắc, trong đó có 30 ca tử vong. Các ca mắc chủ yếu tập trung tại các khu lưu trú dành cho người lao động nước ngoài thu nhập thấp khiến chính phủ buộc phải phong tỏa những cơ sở này.
Hàng trăm người Campuchia được tiêm phòng tại Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh
Công dân Campuchia tiêm vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy – Phnom Penh. Ảnh: Trần Ngọc Long – P/v TTXVN tại Campuchia
Từ ngày 22/4, Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh đã tổ chức hỗ trợ tiêm vaccine cho hàng trăm người Campuchia. Đợt tiêm chủng dự kiến kéo dài trong vòng 7 ngày (từ ngày 22/4) dành cho những công dân Campuchia đã tiêm xong mũi vaccine đầu tiên của hãng Sinopharm (Trung Quốc).
Do lệnh phong tỏa hai tuần (từ ngày 15/4) tại Phnom Penh và thành phố Ta Khmao tiếp giáp thủ đô, nhiều người dân Campuchia đã gặp khó khăn trong việc di chuyển tới một số điểm tiêm chủng. Trước tình hình này, chính quyền quận Mean Chey và Bộ Quốc phòng Campuchia đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh hỗ trợ tổ chức tiêm chủng mũi thứ hai cho những người dân Campuchia sinh sống trong khu vực gần bệnh viện.
Tổng Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh, Tiến sỹ – Bác sỹ Tôn Thanh Trà cho biết ngay sau khi nhận được đề nghị hỗ trợ, các y bác sĩ của Bệnh viện đã nhanh chóng tổ chức đầy đủ các công tác hậu cần, kỹ thuật và những biện pháp vệ sinh phòng chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế Campuchia cho đợt tiêm chủng này. Trong ngày 22/4, Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh đã tiêm chủng cho khoảng 700 người dân Campuchia.
Người dân Campuchia tuân thủ chặt chẽ những quy định về khoảng cách an toàn khi đi tiêm vaccine. Ảnh: Trần Long – P/v TTXVN tại Campuchia
Trong khi đó, chính quyền thủ đô của Campuchia đã cho phép Công ty Virak Buntham chuyển đổi đội xe buýt đang phải ngừng hoạt động thành những “chợ di động” để cung cấp lương thực, thực phẩm với giá hợp lý cho người dân tại các khu vực bị phong tỏa phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở thủ đô Phnom Penh và thành phố Takhmao (tỉnh Kandal).
Với quyết định cho phép xe buýt chạy bán hàng trong các khu vực phong tỏa bắt đầu từ ngày 22/4, chính quyền Phnom Penh hy vọng có thể giảm lượng người phải đi chợ, đồng nghĩa với giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch, Bộ Thương mại Campuchia ngày 21/4 cũng đã bắt đầu công tác thiết lập chợ bán hàng trực tuyến cho người dân trong khu vực phong tỏa ở Phnom Penh và Takhmao, bao gồm cả “Vùng Đỏ” – nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và người dân ở đây không được phép ra đường kể cả đi mua thức ăn.
Malaysia cho phép dùng nguồn thu từ dầu mỏ để mua vaccine
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại Sungai Buloh, Malaysia, ngày 2/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Malaysia đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp, cho phép sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt để mua vaccine trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ngừa COVID-19.
Sắc lệnh đăng trên công báo liên bang của Malaysia cho phép chính phủ nước này sử dụng 17,4 tỷ ringgit (4,23 tỷ USD) trong quỹ tín thác quốc gia để mua vaccine nhằm ứng phó với “bất kỳ dịch bệnh truyền nhiễm nào”.
Tháng 1 vừa qua, Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, theo đó trao thêm quyền cho chính phủ ban hành các sắc lệnh tạm thời mà không cần quốc hội thông qua.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin hồi tháng 3 đã tăng gần gấp đôi ngân sách dành cho tiêm chủng lên 5 tỷ ringgit, hướng đến mục tiêu tiêm vaccine cho 80% dân số nước này đến tháng 12/2021.
Tính đến ngày 20/4, gần 750.000 người ở Malaysia đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi còn khoảng 462.000 người chờ được tiêm mũi hai. Với gần 382.000 ca mắc COVID-19, Malaysia hiện là quốc gia có số ca mắc cao thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.
Gặp thống tướng Myanmar, ASEAN ném đá dò đường
Các chuyên gia không kỳ vọng thay đổi lớn khi ASEAN họp với lãnh đạo quân đội Myanmar nhưng xem đây là bước đi cần thiết đầu tiên cho đối thoại.
Cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo ASEAN được lên kế hoạch diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia, do Vua Brunei Hasssanal Bolkiah chủ trì vào ngày 24/4. Một số quan chức các nước thành viên, gồm cả người trong chính quyền quân sự Myanmar, đã xác nhận trọng tâm cuộc họp là về tình hình nước này.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 21/4 cũng khẳng định thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, sẽ xuất hiện tại sự kiện cuối tuần. Thông tin tương tự cũng được Nikkei Asia đăng tải với trích dẫn từ người phát ngôn quân đội Myanmar Zaw Min Tun.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính phủ quân sự Myanmar sau cuộc chính biến ngày 1/2, duyệt đội hình diễu binh ngày 27/3 ở Naypyitaw. Ảnh: Reuters.
"Cho đến nay, vẫn chưa có cuộc đối thoại chính thức nào giữa lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar với cộng đồng quốc tế. Có thể nói, cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt của ASEAN chính là cơ hội đầu tiên để hai bên dò thái độ qua lại và xem xét đối phương có khả năng chấp nhận nhượng độ đến đâu", Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, nói với V nExpress.
Ông đồng ý với những nhận định cuộc họp thượng đỉnh chính là "phép thử cần thiết" cho cả hai phía, để ASEAN và chính phủ quân sự Myanmar xem xét mức độ sẵn sàng đối thoại từ bên còn lại .
Alistair Cook, nghiên cứu viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore và là chuyên gia về các vấn đề Myanmar, lưu ý rằng ASEAN "ràng buộc bởi cơ chế ra quyết sách dựa trên đồng thuận" và cộng đồng quốc tế không nên kỳ vọng tổ chức khu vực giữ vai trò "cơ chế thực thi" trong cuộc khủng hoảng.
Sự khác biệt lập trường giữa thành viên ASEAN về vấn đề Myanmar đã được thể hiện trong gần 3 tháng qua. Singapore và Indonesia chỉ trích cuộc chính biến ngày 1/2 và tình trạng bạo lực ở Myanmar. Trong khi đó, một số nước như Thái Lan giữ lập trường không can thiệp vào vấn đề nội bộ của thành viên khác. Những khác biệt này có thể khiến khu vực khó đưa ra hành động chung.
Dù vậy, Cook vẫn đánh giá cao tầm quan trọng của cuộc họp thượng đỉnh sắp tới. Theo ông, cơ chế họp thượng đỉnh đặc biệt "giúp tập hợp thành viên ASEAN để đưa những vấn đề an ninh và hòa bình khu vực ra tìm hướng giải quyết". Cơ chế này còn cho phép những thành viên cuộc họp dần "hình thành sự phản ứng tập thể đối với tình hình tại Myanmar".
Người biểu tình tại Yangon trang bị súng hơi tự chế đối đầu lực lượng an ninh Myanmar vào ngày 3/4. Ảnh: Reuters.
" Các thành viên ASEAN cần hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để đàm phán một bộ khung hành động . Toàn bộ ASEAN đang dần nhận ra tổ chức khu vực cần tìm được tiếng nói chung nhằm hỗ trợ người dân ở Myanmar", Alistair Cook nói .
Một trong những vấn đề có cơ hội đối thoại hiệu quả chính là tiếp cận hỗ trợ nhân đạo ở Myanmar.
"ASEAN có thể vận động tiếp cận hỗ trợ nhân đạo. Đây là một điểm rất quan trọng. Một số thành viên ASEAN cũng có cơ hội để lên tiếng mạnh mẽ hơn ở phương diện này", Hunter Marston, nghiên cứu viên tiến sĩ ngành quan hệ quốc tế, Trường Các vấn đề Thái Bình Dương Coral Bell thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết .
Ông Marston cho rằng "kịch bản lý tưởng" có thể là "lời lời kêu gọi khôi phục nền dân chủ và công nhận kết quả tổng tuyển cử năm 2020". "Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, điểm thảo luận quan trọng nhất chính là quyền tiếp cận hỗ trợ nhân đạo, qua đó hình thành được cơ chế đặc phái viên hay đại diện ASEAN phối hợp cùng quân đội Myanmar và có thể là cả Liên Hợp Quốc", ông đánh giá.
"Điểm tích cực là dường như cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều mong muốn ASEAN giữ vai trò dẫn dắt trong vấn đề này. Đây chính là cơ hội để ASEAN thể hiện vai trò trung tâm", Marston bổ sung thêm.
Cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt tại Jakarta diễn ra sau gần 3 tháng căng thẳng leo thang ngày một nghiêm trọng ở Myanmar. Chính quyền quân sự đã sử dụng vũ lực nhằm trấn áp các cuộc biểu tình liên tiếp trên cả nước.
Các tổ chức quốc tế ước tính hơn 700 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh. Trong khi đó, truyền thông nhà nước Myanmar ngày 22/4 khẳng định chỉ có 258 trường hợp tử vong và phần lớn nạn nhân là "thành viên bạo loạn".
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 2/3 có sự tham gia của đại diện Myanmar. Ảnh: AFP.
Tình trạng bạo lực đã thúc đẩy Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây ra hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào giới tướng lĩnh và các lợi ích kinh tế của quân đội. Ngày 21/4, Mỹ tiếp tục áp lệnh trừng phạt lên hai công ty quốc doanh ở Myanmar có quan hệ với quân đội. Áp lực từ cộng đồng quốc tế dù vậy vẫn chưa tạo ra thay đổi đáng kể với cục diện khủng hoảng.
"Chúng ta đều biết quân đội Myanmar không lạ gì với tình trạng bị thế giới phương Tây cô lập", Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung lưu ý.
Theo ông, với bài học quá khứ về căng thẳng phương Tây - Myanmar cũng như tính cấp thiết của tình hình hiện nay, cuộc họp thượng đỉnh ở Jakarta càng đòi hỏi một sự khôn khéo trong cách tiếp cận từ cả ASEAN và Myanmar.
"Đây là một cơ hội. Hiển nhiên ASEAN không thể giữ vai trò gây sức ép hữu hiệu lên Myanmar như kỳ vọng của các quốc gia khác, đặc biệt là phương Tây. Tuy nhiên, những diễn đàn mà ASEAN giữ vai trò trung tâm lại có thể là môi trường mà chính quyền quân sự Myanmar cảm thấy thỏa mái, mở ra tâm lý an toàn cho đối thoại", ông nhận định. "Nếu họ không cảm thấy thoái mái ở các diễn đàn đa phương, chính quyền quân sự Myanmar vẫn sẵn sàng tiếp tục đóng cửa với thế giới. Để tạo sức ép hữu hiệu với Myanmar, điều kiện cần thiết là tạo một môi trường khuyến khích chính quyền quân sự bước vào bàn đàm phán và nhượng bộ một vài vấn đề".
Theo ông Trung, sự kiện ở Jakarta có thể giữ vai trò bước đệm cho những cơ hội tiếp theo ở Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) hay Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ). Các diễn đàn do ASEAN tổ chức nhưng có sự tham gia của một số cường quốc trong khu vực và đối tác phương Tây là cơ hội để chính quyền Myanmar "phá băng quan hệ".
Tiến sĩ Alistair Cook cũng chia sẻ cùng quan điểm về vai trò của ASEAN trong câu chuyện Myanmar. Theo ông, mọi ý tưởng ASEAN dẫn dắt hành động chung đều cần có sự tham gia của cộng đồng quốc tế, đơn cử là một cơ chế hợp tác với Liên Hợp Quốc.Nhiều nước trên khắp thế giới đã có những cách phản ứng riêng.
"Các bên cần phối hợp phản ứng để hỗ trợ người dân Myanmar hiệu quả hơn. ASEAN đang có tiềm năng trở thành một nền tảng cho sự phối hợp này", ông Cook nhận định.
Duterte không dự hội nghị ASEAN về Myanmar Tổng thống Philippines Duterte sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo ASEAN cuối tuần này để bàn về khủng hoảng Myanmar, song không công bố lý do. "Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không đích thân tham dự, nhưng tôi chắc chắn đại diện Bộ Ngoại giao của chúng tôi sẽ xuất hiện", Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống...