COVID-19 tại ASEAN hết 21/3: Philippines trên 7.000 ca mắc mới 3 ngày liền; Campuchia đóng cửa trường học cả nước
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/3, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 13.696 ca mắc COVID-19 và 146 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.692.072 ca, trong đó 57.116 người tử vong.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại một điểm kiểm soát ở Manila, Philippines ngày 10/3/2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: THX/TTXVN
Đứng đầu về số ca mắc COVID-19 trong ngày 21/3 là Philippines. Bộ Y tế Philippines bố thêm 7.757 ca mắc COVID-19, là số ca mắc mới trong ngày cao thứ hai kể từ khi dịch bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này. Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp Philippines xác nhận số ca mắc mới trên 7.000 ca/ngày. Một ngày trước, nước này ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ đầu dịch với 7.999 ca.
Đến nay, Philippines có tổng cộng 663.794 ca mắc, trong đó có 12.968 ca tử vong và 577.754 ca được chữa khỏi bệnh. Nước này đang nỗ lực đối với với số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, trong đó có những ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan mạnh hơn. Trước tình hình này, chính phủ buộc phải siết chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch tại nhiều khu vực, đặc biệt ở vùng thủ đô Manila.
Indonesia đứng thứ hai ASEAN với 4.396 ca mắc mới trong ngày 21/3, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu dịch lên 1.460.184 ca.
Đứng thứ ba ASEAN là Malaysia với thêm 1.327 ca nhiễm mới trong ngày 21/3.
Tại Thái Lan, 90 ca mới đã được ghi nhận trong ngày 21/3, hầu hết là lây nhiễm trong nước. Trong khi đó, Campuchia có 58 ca mắc mới, Timor-Lester có 55 ca mắc mới.
Campuchia đóng cửa trường học trên cả nước
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trong lớp học tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 21/3, Bộ Giáo dục-Thanh niên và Thể thao cùng Bộ Văn hóa-Nghệ thuật của Campuchia thông báo đóng cửa tạm thời toàn bộ trường học các cấp, rạp hát, trung tâm chiếu phim và bảo tàng trên cả nước để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Tại tỉnh Siem Reap, chính quyền tỉnh đã quyết định tạm ngừng mọi hoạt động giao thông ở phường Kork Chak thuộc thành phố Siem Reap do tình hình lây nhiễm COVID-19 tại khu vực trung tâm thành phố ở mức đáng lo ngại.
Các quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở Campuchia tiếp tục diễn biến phức tạp sau khi phát hiện thêm 58 ca mắc mới COVID-19. Riêng ở thủ đô Phnom Penh, thêm 6 người ở quận Meanchey có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có một bé 2 tháng tuổi. Trong khi đó, tỉnh Kandal tiếp tục là điểm nóng về lây nhiễm COVID-19 với 17 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ở đây lên con số 245. Kandal là một trong những tỉnh có vị trí quan trọng hàng đầu ở Campuchia vì là nơi tiếp giáp thủ đô, đồng thời là trục vận tải những hàng hóa thiết yếu ra vào Phnom Penh.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế Campuchia, tính đến 21/3, Campuchia ghi nhận tổng cộng 1.690 ca mắc COVID-19, trong đó 950 ca đã được điều trị khỏi bệnh và 3 ca tử vong.
Philippines mở rộng phạm vi áp đặt hạn chế
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 21/3, Chính phủ Philippines thông báo sẽ mở rộng phạm vi áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt chống dịch COVID-19, theo đó bổ sung 4 tỉnh giáp ranh vùng thủ đô Manila.
Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, các hạn chế hiện được áp đặt ở vùng thủ đô Manila sẽ được mở rộng sang các tỉnh gồm Bulacan, Cavite, Laguna và Rizal.
Trước đó, từ ngày 15/3, vùng thủ đô Manila – nơi có khoảng 13 triệu dân – đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, trong đó có phong tỏa một phần các khu vực có ca nhiễm; người dân không được ra khỏi nhà từ 22h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, trừ những người có việc cần thiết. Chính phủ cũng đã triển khai thêm nhiều cảnh sát để giám sát việc thực thi. Các biện pháp hạn chế có hiệu lực đến ngày 31/3.
Trên 5 triệu người Indonesia được tiêm vaccine
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Banten, Indonesia, ngày 13/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến ngày 20/3, tổng cộng đã có trên 5 triệu người Indonesia được tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó có trên 2,2 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai. Với kết quả này, Indonesia tiếp tục dẫn đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á về cả tiến độ triển khai cũng như số lượng vaccine đã tiếp nhận.
Số người nói trên tăng gần 166.000 người so với ngày 19/3 và chiếm 12,7% trong tổng số 40,3 triệu người thuộc diện tiêm chủng trong giai đoạn I và giai đoạn II của chương trình tiêm chủng quốc gia Indonesia. Cho đến nay, Indonesia đã gần hoàn thành mục tiêu tiêm chủng giai đoạn I cho các nhân viên y tế. Cụ thể, 98,21% trong tổng số 1.468.764 nhân viên y tế đã được tiêm liều đầu tiên và 83,82% đã nhận được mũi tiêm thứ hai.
Ngoài ra, 15,74% trong tổng số 17.327.169 công viên chức nhà nước thuộc diện tiêm chủng đã được tiêm mũi thứ nhất và 5,67% đã được tiêm mũi thứ hai. Trong khi đó, mới chỉ có 4,43% trong tổng số 21.553.118 người cao tuổi thuộc diện tiêm chủng được tiêm liều thứ nhất và 0,04% được tiêm liều thứ hai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia đã nhận được cam kết cung cấp 426 triệu liều vaccine từ nhiều nhà sản xuất và đã tiếp nhận tổng cộng 39,1 triệu liều, trong đó 38 triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc và 1,1 triệu liều từ hãng AstraZeneca. Dự kiến, Indonesia sẽ tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tới. Ngoài vaccine Sinopharm, quốc gia Đông Nam Á này cũng đang đàm phán để mua 5,2 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ.
Chính phủ Indonesia sẽ nối lại việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca từ tuần tới nhằm hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Phát biểu họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin thông báo: “Chúng tôi sẽ bắt đầu phân phối và sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca vào tuần tới”.
Trong khi đó, chính phủ Indonesia có kế hoạch mở cửa trở lại hai khu du lịch ở Batam và Bintan thuộc tỉnh quần đảo Riau cho khách du lịch quốc tế từ ngày 21/4 tới, tiếp đến mở cửa đảo Bali vào tháng 6 hoặc tháng 7. Phát biểu ngày 20/3, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno nhấn mạnh điều quan trọng để mở cửa trở lại ngành du lịch là cần thực hiện nghiêm các biện pháp y tế như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, xét nghiệm, truy vết, điều trị và tiêm phòng.
COVID-19 tại ASEAN hết 7/3: Toàn khối xấp xỉ 11.000 ca mắc mới; Nhiều nơi ở Campuchia nguy cơ bùng dịch
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 7/3, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 10.911 ca mắc COVID-19 và 166 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.519.817 ca, trong đó 54.303 người tử vong.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Indonesia thông báo ghi nhận thêm 5.826 ca mắc COVID-19 và 112 ca tử vong trong ngày 7/3, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.379.662 ca, trong đó 37.266 ca tử vong.
Tại Philippines, Bộ Y tế ngày 7/3 cho biết đã có thêm 3.276 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này lên tới 594.412 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á cũng đã lên tới 12.516 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 28/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 313.460 ca, sau khi nước này có thêm 1.683 ca nhiễm mới trong ngày 7/3. Số ca tử vong trong ngày 7/3 là 3, nâng tổng số lên 1.169 ca.
Thái Lan thông báo ngày 7/3, nước này ghi nhận thêm 65 ca dương tính với SARS-CoV-2 với đa số là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 26.370 ca nhiễm, trong đó 85 ca tử vong.
Cựu Thủ tướng Malaysia trở thành người già nhất tiêm vaccine COVID-19
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: AFP/TTXVN
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, 95 tuổi và phu nhân Siti Hasmah Mohamad Ali ngày 7/3 đã tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân nhanh chóng đăng ký Chương trình tiêm chủng này để giúp chính phủ đẩy nhanh quá trình tiêm chủng nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Phát biểu với báo giới sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech tại Trung tâm phân phối vaccine Langkawi, ông Mahathir cho biết không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng gì sau khi tiêm và tất cả thời gian chỉ mất hơn một phút. Ông cũng kêu gọi người dân tin tưởng vào tính hiệu quả của vaccine và nhanh chóng đăng ký tiêm phòng để ngăn chặn dịch bệnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, số ca mắc COVID-19 mới tại Malaysia đang giảm dần.
Nhiều địa phương ở Campuchia đối mặt nguy cơ bùng phát dịch
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thêm nhiều địa phương tại Campuchia đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 sau khi "Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2" ở thủ đô Phnom Penh chính thức lan ra 5 tỉnh Preah Sihanouk, Kandal, Svay Rieng, Kampong Thom và Prey Veng.
Bộ Y tế Campuchia ngày 7/3 cho biết tình hình lây nhiễm tại thành phố Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk) được cho là nghiêm trọng nhất với 110 trường hợp lây nhiễm (15 ca mới phát hiện). Những ca lây nhiễm này đã gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế-xã hội, đặc biệt là dịch vụ du lịch và sòng bạc của thành phố duyên hải vốn thu hút lượng đông đảo du khách nước ngoài. Từ đêm 3/3, chính quyền Sihanoukville chính thức ban bố lệnh phong tỏa, hạn chế ra vào thành phố này, ngoại trừ các phương tiện chuyên chở hàng hóa, cứu thương và những hoạt động liên quan đến an ninh trật tự. Hiện đã có thêm 35 địa điểm công cộng và cơ sở lưu trú tại Sihanoukville bị phong tỏa do liên quan đến các ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng.
Trước đó, tối 6/3, chính quyền tỉnh Kandal (giáp ranh thủ đô Phnom Penh) đã cách ly 723 người tại sòng bạc Yong Yuan (huyện Koh Thom) sau khi một người đàn ông Trung Quốc tại địa điểm này bị phát hiện nhiễm COVID-19.
Brunei bước vào giai đoạn bình thường mới
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 tại Bandar Seri Begawan, Brunei, ngày 17/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 7/3, Bộ Y tế Brunei thông báo việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội và thực hiện giai đoạn bình thường mới cho các hoạt động quan trọng của xã hội, bao gồm việc cho phép tụ tập đông người, kể từ ngày 8/3.
Theo thông báo, tình hình dịch COVID-19 tại Brunei đã được kiểm soát khi ca mắc COVID-19 trong cộng đồng gần nhất được phát hiện cách đây hơn 300 ngày. Dựa trên tình hình thực tế, Bộ Y tế Brunei thông báo các thay đổi trong việc dỡ bỏ những biện pháp giãn cách xã hội. Những thay đổi này áp dụng cho các hoạt động ở những địa điểm như thánh đường, nhà trường, bảo tàng, cơ sở thể thao, nhà hàng, rạp chiếu phim, hội trường và chợ. Các sự kiện tập trung đông người cũng được mở rộng từ 350 lên 1.000 người.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế Brunei cũng khuyến cáo người dân quét mã QR về sức khỏe tại tất cả các địa điểm và luôn có các biện pháp đề phòng như thường xuyên rửa tay và sử dụng khẩu trang ở chỗ đông người.
Thông báo của Bộ Y tế Brunei khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi tình hình đại dịch COVID-19 ở nước này, trong khu vực và trên toàn cầu, cũng như đưa ra các đánh giá về nguy cơ để cân nhắc các biện pháp nới lỏng hơn trong thời gian tới. Thông báo nhấn mạnh: "Nếu tình hình dịch trở thành vấn đề gây quan ngại, Bộ Y tế Brunei sẽ không ngần ngại tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cần thiết để kiểm soát tình hình".
COVID-19 tại ASEAN hết 14/3: Philippines vượt Indonesia số ca mới; Campuchia dịch lan nhanh Ngày 14/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 11.200 ca mắc mới, nâng tổng ca bệnh lên xấp xỉ 2,6 triệu người. Philippines vượt qua Indonesia số ca nhiễm mới, trong khi dịch tại Campuchia lan nhanh trong cộng đồng. Một khu dân cư bị phong toả ở thành phố Mandaluyon, Philippines ngày 12/3. Ảnh: Philstar Theo thống kê của trang worldometers.info,...