COVID-19 tại ASEAN hết 18/9: Toàn khối vượt 250.000 ca tử vong; Campuchia tính tiêm mũi vaccine thứ 4
Trong ngày 18/9, các nước ASEAN ghi nhận trên 68.000 ca nhiễm mới và 1.172 ca tử vong, đưa tổng số người thiệt mạng do đại dịch vượt 250.000 ca.
Các giáo viên được trang bị đồ phòng dịch COVID-19 khi thực hiện hỗ trợ học sinh học trực tuyến tại trung tâm Tele-Aral ở thành phố Taguig, Philippines, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 18/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 68.239 ca mắc mới COVID-19 và 1.172 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 11.407.641 trường hợp và 250.989 ca tử vong. Toàn khối có 11.093.765 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 6 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Malaysia chiếm nhiều nhất với 388 ca; Philippines đứng thứ hai với 255 ca; Việt Nam ghi nhận 220 ca tử vong mới; Indonesia thêm 185 ca; Thái Lan ghi nhận 122 ca tử vong; và Brunei thêm 2 ca tử vong.
Với 23.134 ca nhiễm trong ngày 18/9, Philippines đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 2.347.550 ca, bao gồm 36.583 ca tử vong.
Malaysia đứng thứ hai với 17.577 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.067.327 trường hợp, bao gồm 22.743 ca tử vong. Thái Lan cùng ngày ghi nhận 14.109 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh hiện là 1.462.901 ca.
Indonesia chứng kiến số lượng ca nhiễm mới tiếp tục xu hướng giảm, với 3.385 ca trong ngày, mặc dù nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.188.529 trường hợp và 140.323 ca tử vong.
Việt Nam cùng ngày ghi nhận 9.373 ca nhiễm mới, nâng tổng cộng ca bệnh lên 677.023, bao gồm 16.857 ca tử vong.
Người dân đi lại tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia cân nhắc tiêm mũi vaccine thứ 4
Ngày 18/9, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận có 7 ca tử vong và 648 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó có 160 ca nhập cảnh. Tính đến hôm nay, nước này ghi nhận tổng cộng 103.482 bệnh nhân COVID-19, trong đó 96.767 người đã khỏi bệnh và 2.096 người tử vong.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết giới chức y tế đang cân nhắc tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ tư cho người dân, dựa vào nghiên cứu và diễn biến của dịch bệnh trong nước.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 vào ngày 10/2, đến nay hơn 70% dân số khoảng 16 triệu người của Campuchia đã được tiêm. Cụ thể, tính đến ngày 17/9, đã có 9.815.350 người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) tại Campuchia đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 8.819.139 người đã hoàn thành 2 mũi tiêm. Trong khi đó, 1.725.316 thanh thiếu niên từ 12 đến dưới 18 tuổi và 67.477 trẻ từ 6-12 tuổi tại nước này đã được tiêm phòng COVID-19.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại một điểm tiêm chủng ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Hun Sen cho biết nước này sẽ có ít nhất 9 triệu liều vaccine để tiêm mũi tăng cường thứ 3 cho người dân và tính đến ngày 16/9, Campuchia đã tiêm mũi tăng cường thứ ba cho trên 800.000 người.
Trong một diễn biến khác, ngày 17/9, Giám đốc Sở Giáo dục, thanh niên và thể thao Phnom Penh Hem Sinareth cho biết 23 học sinh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi đa số các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố mở cửa trở lại hai ngày trước đó.
Để ngăn dịch bệnh lây lan, 5 trường đã đóng cửa các lớp học có học sinh mắc COVID-19. Các học sinh này được chuyển đến điều trị tại trung tâm y tế ở Sân vận động quốc gia và học sinh các lớp có ca dương tính được yêu cầu theo dõi sức khỏe tại nhà. Trong khi đó, các lớp khác không có ca mắc COVID-19 vẫn dạy và học bình thường, nhưng học sinh cần hạn chế ra ngoài, phải đeo khẩu trang và rửa tay diệt khuẩn thường xuyên.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Subang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia: Ca hồi phục vượt ca nhiễm
Mặc dù số ca nhiễm mới tại Malaysia vẫn ở mức cao, với trên 17.500 ca trong ngày 18/9, nhưng số ca phục hồi tại nước này tiếp tục vượt cao hơn, với trên 22.700 ca cùng ngày. Hiện nay, tổng số ca hồi phục tại Malaysia đã lên tới 1.823.245 trường hợp. 1.165 bệnh nhân đang được điêu trị ở phòng chăm sóc đặc biệt, trong đó 689 ca cần trợ thở.
Bất chấp số ca nhiễm mới vẫn chưa giảm mạnh, Malaysia đã chuyển sang chiến lược “sống chung” với dịch bệnh. Từ ngày 17/9, thêm nhiều lĩnh vực kinh tế tại Malaysia đã được phép hoạt động trở lại, kể cả ở những bang đang trong giai đoạn I của Kế hoạch phục hồi quốc gia.
Kế hoạch phục hồi quốc gia của Malaysia gồm 4 giai đoạn với giai đoạn IV là giai đoạn cuối cùng. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 2 bang là Kedah và Johor đang ở giai đoạn I. Trong khi đó đã có 10 bang và vùng lãnh thổ liên bang được chuyển sang giai đoạn II và 3 bang đang ở giai đoạn III và 1 vùng lãnh thổ liên bang ở giai đoạn IV. Malaysia có 13 bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trong đó thủ đô Kuala Lumpur, Putrajaya và Lubuan được coi là vùng lãnh thổ liên bang.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Malaysia dựa trên 3 tiêu chí để xét chuyển giai đoạn trong Kế hoạch phục hồi quốc gia, gồm số ca mắc mới có triệu chứng nghiêm trọng từ mức độ 3 tới mức độ 5 (có triệu chứng khó thở cho đến phải dùng máy trợ thở); tỷ lệ sử dụng giường điều trị tích cực (ICU) và tỉ lệ dân số hoàn thành tiêm chủng. Để chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn II, tỷ lệ nhập viện có triệu chứng nặng là 6,1 người/100.000 dân; từ giai đoạn II sang giai đoạn III, tỷ lệ này là 3/100.000 dân. Giai đoạn 3 chuyển sang giai đoạn 4 là 1,3/100.000 dân hoặc mỗi ngày cả nước có 400 bệnh nhân nhập viện.
Lào: Ca nhiễm mới cao nhất từ đầu dịch
Ngày 18/9, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 466 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 383 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đây là số lượng ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày được ghi nhận tại Lào kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Bộ trên thông báo số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này được ghi nhận tại nhiều tỉnh thành, trong đó thủ đô Viêng Chăn có số ca tăng đột biến cao nhất từ trước tới nay với 264 ca. Nghiêm trọng nhất là ổ dịch tại một nhà máy may mặc ở thủ đô Viêng Chăn khi có tới 247 công nhân đã cho kết quả dương tính trong 24 giờ qua.
Trong khi đó, tình hình dịch tại các tỉnh khác của Lào vẫn diễn biến phức tạp, đáng chú ý, trong 24 giờ qua, ngoài các tỉnh ở Trung và Nam Lào vẫn ghi nhận số ca nhiễm cộng đồng cao trong thời gian qua như Champasak, Savannakhet, Khammuan…, tỉnh Luang Prabang, Bắc Lào, cũng ghi nhận số ca tăng đột biến với 30 ca trong cộng đồng. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào hiện là 18.813 ca, trong đó có 16 người tử vong.
Cảnh vắng vẻ trên một đường phố ở thủ đô Viêng Chăn, Lào, ngày 12/9/2021 sau khi chính phủ áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN
Trước tình hình trên, Chính quyền thủ đô Viêng Chăn vừa có thông báo hạn chế di chuyển liên tỉnh, không cho người dân đến các địa phương đang có dịch lây nhiễm trong cộng đồng. Theo quy định, người mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 mà cố ý che giấu, khai báo sai lịch sử di chuyển sẽ bị truy tố. Ngoài ra, những người tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc bệnh viện mà chưa được bác sĩ cho phép sẽ bị phạt tiền và chịu trách nhiệm toàn bộ thiệt hại phát sinh.
Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp phòng dịch, Chính phủ Lào cũng thông báo sẽ tiêm cho các học sinh lớp 12 (17 tuổi) để đảm bảo an toàn cho các em trong các kỳ thi quan trọng sắp tới. Đây có lẽ là một ngoại lệ vì trước đó, giới chức nước này thông báo sẽ chỉ tập trung tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng từ 12-17 tuổi trong năm 2022, sau khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng đáng kể trong nhóm dân số từ 18 tuổi trở lên.
Thái Lan cân nhắc nới lỏng thêm để thích ứng lâu dài với dịch bệnh
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đang lên kế hoạch chấm dứt những biện pháp hạn chế đối với một số hoạt động, coi đó là một phần trong mục tiêu sống chung với COVID-19.
Chính phủ Thái Lan đã đề ra các biện pháp “bong bóng và niêm phong” cũng như những kế hoạch “hộp cát” để làm phương tiện cho phép công chúng cùng tồn tại với COVID-19. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động theo các biện pháp y tế công cộng cho đến khi tình hình được cải thiện.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu sau khi đến thăm một số nhà máy hoạt động theo mô hình “Hộp cát Nhà máy” hôm 17/9, Thủ tướng Prayut đã kêu gọi người dân giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại với COVID-19 vì virus gây bệnh sẽ tồn tại trong nước trong một thời gian dài. Ông Prayut cũng nói rằng nhiều hoạt động hơn sẽ được dỡ bỏ phong tỏa khi tình hình ở từng khu vực được cải thiện.
Các nhà chức trách Thái Lan hiện đang cân nhắc đề xuất mở cửa trở lại 5 tỉnh trong tháng tới. Thủ đô Bangkok được dự kiến mở cửa từ 15/10, trong khi các tỉnh Chon Buri, Phetchaburi, Prachuap Khiri Khan và Chiang Mai sẽ mở cửa sớm hơn từ 1/10. Đề xuất này dự kiến sẽ được trình lên Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) vào ngày 24/9 và Trung tâm Xử lý Tình hình Kinh tế (CESA) vào ngày 29/9.
Tuy nhiên, Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang hôm 17/9 khẳng định thành phố này sẽ chưa mở cửa trở lại cho đến khi đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% dân số để đảm bảo có đủ khả năng miễn dịch. Ông Aswin nói rằng trọng tâm là tăng tốc độ tiêm chủng cho người dân thành phố và việc bàn về mở cửa trở lại có thể được bắt đầu sau khi hơn 70% cư dân thành phố được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ hai.
Học sinh đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Singapore đảm bảo an toàn cho học sinh trong kỳ thi cuối cấp
Theo thông báo ngày 18/9 của Bộ Giáo dục Singapore, các trường tiểu học của nước này sẽ chuyển sang học trực tuyến trong vòng 10 ngày. Quyết định này nhằm đảm bảo an toàn cho kỳ thi quốc gia của các em học sinh lớp 6 trong bối cảnh Singapore ghi nhận 935 ca nhiễm COVID-19 trong ngày 17/9, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
Cụ thể, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ học trực tuyến trong thời gian từ ngày 27/9 đến ngày 6/10. Trong khi đó, các em học sinh lớp 6, cuối cấp, sẽ nghỉ học một số ngày từ ngày 25/9 trước khi bước vào kỳ thi cuối cấp. Mục đích của biện pháp này là nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại trường học và giảm số học sinh phải cách ly.
Bộ trưởng Giáo dục Chan Chun Sing nêu rõ: “Trong lúc kỳ thi cuối cấp tiểu học quốc gia (PSLE) đang đến gần, chúng tôi sẽ thực hiện thêm các biện pháp để bảo vệ học sinh, đối tượng vẫn chưa được phép tiêm vaccine, để các em và phụ huynh học sinh yên tâm”.
Việc số ca nhiễm tăng trở lại sau khi nới lỏng một số biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đã buộc Singapore tạm dừng mở cửa thêm nữa. Hiện hơn 80% dân số Singapore đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo kế hoạch, nước này sẽ tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi từ đầu năm 2022.
Thêm nhiều lĩnh vực kinh tế ở Malaysia được hoạt động trở lại
Từ ngày 17/9 sẽ có thêm nhiều lĩnh vực kinh tế tại Malaysia được phép hoạt động trở lại, kể cả ở những bang đang trong giai đoạn I của Kế hoạch phục hồi quốc gia.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, Thủ tướng Ismail Sabri ngày 16/9 cho biết các cửa hàng và dịch vụ như chụp ảnh, bán hoa, lưu niệm và thủ công mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em sẽ được phép mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, các cửa hàng kinh doanh thảm, mỹ phẩm, thuốc lá, vốn được cho là những lĩnh vực kinh tế không thiết yếu trước đây, nay được phép mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, ở giai đoạn I các doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động 60% công suất nếu có 40% số nhân viên đã hoàn thành tiêm chủng. Nếu toàn bộ số nhân viên đã được tiêm phòng thì sẽ được hoạt động 100% công suất.
Các khu thể thao trong nhà và ngoài trời cũng được phép hoạt động trở lại tại các bang trong giai đoạn II và III. Kèm theo đó, nhân viên các cơ sở và khách hàng phải tuân thủ quy định giãn cách xã hội cơ bản như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và vệ sinh cá nhân và trang thiết bị bằng dung dịch tẩy trùng.
Tương tự, những cuộc họp, hội nghị tổ chức trực tiếp sẽ được phép tổ chức tại những bang ở giai đoạn II, III và IV.
Kế hoạch phục hồi quốc gia của Malaysia gồm 4 giai đoạn với giai đoạn IV là giai đoạn cuối cùng. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 2 bang là Kedah và Johor đang ở giai đoạn I. Trong khi đó đã có 10 bang và vùng lãnh thổ liên bang được chuyển sang giai đoạn II và 3 bang đang ở giai đoạn III và 1 vùng lãnh thổ liên bang ở giai đoạn IV. Malaysia có 13 bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trong đó thủ đô Kuala Lumpur, Putrajaya và Lubuan được coi là vùng lãnh thổ liên bang.
Malaysia dựa trên 3 tiêu chí để xét chuyển giai đoạn trong Kế hoạch phục hồi quốc gia, gồm số ca mắc mới có triệu chứng nghiêm trọng từ mức độ 3 tới mức độ 5 (có triệu chứng khó thở cho đến phải dùng máy trợ thở); tỷ lệ sử dụng giường điều trị tích cực (ICU) và tỉ lệ dân số hoàn thành tiêm chủng. Để chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn II, tỷ lệ nhập viện có triệu chứng nặng là 6,1 người/100.000 dân; từ giai đoạn II sang giai đoạn III, tỷ lệ này là 3/100.000 dân. Giai đoạn 3 chuyển sang giai đoạn 4 là 1,3/100.000 dân hoặc mỗi ngày cả nước có 400 bệnh nhân nhập viện.
Tính đến ngày 15/9, khoảng 71% người trưởng thành tại Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng và 92,5% dân số đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Malaysia cho phép 11 lĩnh vực kinh doanh được mở cửa trở lại Ngày 14/9, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết chính phủ không còn coi việc phong tỏa là một biện pháp thích hợp để kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh COVID-19, đồng thời cho rằng những hành động như vậy có thể dẫn đến những hệ lụy khác. Do vậy, chính phủ đã quyết định mở cửa trở lại một...