COVID-19 tại ASEAN hết 17/8: Thái Lan ca tử vong mới cao kỷ lục; Thêm 15 tỉnh Campuchia giãn cách xã hội
Trong ngày 17/8, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 81.000 ca nhiễm mới và 2.158 ca tử vong. Thái Lan chứng kiến ngày có ca tử vong cao nhất từ đầu dịch, trong khi thêm 15 tỉnh của Campuchia áp dụng giãn cách xã hội.
Chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một nghĩa địa ở Selangor, Malaysia ngày 13/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 17/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 81.271 ca mắc mới COVID-19 và 2.158 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 8.868.854 trường hợp và 193.254 ca tử vong. Toàn khối có 4.428.789 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 7 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 1.180 ca; Việt Nam đứng thứ hai với 331 ca; Malaysia ghi nhận 293 ca tử vong; Thái Lan có thêm 239 ca, mức cao nhất của nước này kể từ khi dịch bùng phát;rong tkhi Philippines thêm 96 ca, Campuchia thêm 14 ca và Timor Leste ghi nhận 5 ca.
Với 20.741 ca nhiễm trong ngày 17/8, Indonesia đứng đầu khu vực về ca mắc mới, nhưng tình hình dịch bệnh tại nước này đang có chiều hướng đi xuống. Nước này tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 3.892.479 ca bệnh và 120.013 ca tử vong. Thái Lan chứng kiến số ca mắc mới liên tiếp trên ngưỡng 20.000 ca và đến nay đã ghi nhận tổng cộng 948.442 ca bệnh, bao gồm 7.973 ca tử vong.
Tài xế xe Tuk-Tuk đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Malaysia có số ca nhiễm mới đứng thứ ba trong khối với 19.631 trường hợp, nâng tổng ca bệnh lên 1.444.270 người, bao gồm 13.077 ca tử vong.
Cùng ngày, Philippines ghi nhận 10.035 ca nhiễm; Việt Nam có 9.605 ca mới, nâng tổng số ca lên 283.696 kể từ đầu đại dịch; trong khi Campuchia ghi nhận 556 ca; Lào thêm 207 ca; Timor Leste có 247 ca mới.
Thái Lan: Ca tử vong trong ngày cao nhất
Theo Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan, ngày 17/8, nước này đã ghi nhận thêm 239 ca tử vong do COVID-19, mức trong ngày cao nhất kể từ trước tới nay tại nước này, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh lên 7.973 ca. Thái Lan cũng ghi nhận thêm 20.128 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân lên 948.442 người.
Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 vẫn trên 20.000 ca/ngày, nhưng ngày 17/8 cũng là ngày thứ tư liên tiếp, số ca mắc mới duy trì đà giảm, làm dấy lên hy vọng rằng các biện pháp phong toả từng phần như hạn chế đi lại, đóng cửa các trung tâm mua sắm và áp đặt các lệnh giới nghiêm vào ban ngày và ban đêm tại những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh có thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tới nhà xác bệnh viện Thammasat ở tỉnh Pathum Thani, Thái Lan ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh, Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực đảm bảo có thêm vaccine ngừa COVID-19 và đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng nhằm tạo được miễn dịch cộng đồng. Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% trong tổng số gần 70 triệu dân của nước này vào cuối năm nay.
Theo CCSA, tính tới ngày 16/8, Thái Lan đã sử dụng hơn 24 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, với 7,4% trong tổng dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.
Video đang HOT
Trong khi đó, cùng ngày, Philippines ghi nhận thêm 10.035 ca mắc mới và 96 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á này lên 1.765.675 ca, trong đó có 30.462 ca tử vong.
Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số ca mắc mới trung bình hằng ngày ở nước này đã lên tới gần 13.000 ca từ ngày 10-16/8. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 16,5 triệu người trong tổng số 110 triệu dân của nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia: Thêm 15 tỉnh áp dụng giãn cách xã hội
Tối 16/8, Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 15 tỉnh của nước này ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội do có các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Bộ Y tế Campuchia đồng thời kêu gọi giới chức các cấp có biện pháp để đảm bảo người dân đeo khẩu trang và giãn cách nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Việc bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách đã được thực hiện từ lâu tại thủ đô Phnom Penh và các tỉnh Preah Sihanouk, Kandal, Prey Veng, Siem Reap, Svay Rieng và Banteay Meanchey.
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia đã khởi động chiến dịch toàn quốc với tên gọi “Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm ngăn chặn dịch COVID-19″. Chiến dịch nhằm cảnh báo các cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, giới chức địa phương và khu vực tư nhân phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng dịch, đặc biệt là phòng chống biến thể Delta, theo hướng dẫn của chính phủ.
Trong khi đó, ngày 17/8 là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia tăng sau khi mở cửa biên giới với Thái Lan từ ngày 13/8.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 14 ca tử vong và 556 ca mắc COVID-19, gồm 167 ca nhập cảnh và 389 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy tính đến ngày 17/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 86.597 ca mắc COVID-19, trong đó 81.918 người đã khỏi bệnh và 1.718 người tử vong.
Indonesia: Tình hình dịch bệnh cải thiện
Tình hình dịch COVID-19 tại Indonesia có dấu hiệu cải thiện khi Phó thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria ngày 16/8 cho biết tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở thủ đô của Indonesia hiện chỉ ở mức 27%, giảm 6% so với ngày 13/8.
Trao đổi với báo giới, ông Riza cho hay hiện chỉ còn 2.641 trong tổng số 9.655 giường chữa trị bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô Jakarta được sử dụng và hy vọng tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm. Ngoài việc giảm công suất sử dụng giường chữa trị bệnh nhân COVID-19, ông Riza cho hay tỷ lệ sử dụng phòng điều trị đặc biệt (ICU) tại thành phố Jakarta cũng chỉ còn 51%, giảm 8% so với ngày 13/8.
Chôn cất thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngoài ra, một số cơ sở cách ly tập trung ở Jakarta hiện cũng không còn được sử dụng. Khu Graha Wisata Ragunan ở Nam Jakarta đã trống người cách ly từ ngày 31/7, trong khi khu Graha Wisata TMII ở Đông Jakarta không tiếp nhận bệnh nhân nào từ ngày 11/8. Cả hai cơ sở cách ly tập trung này đã được chính quyền thành phố đưa vào sử dụng giữa tháng 6 vừa qua. Giám đốc Graha Wisata Ragunan, ông Yayang Kustiawan cho biết các nhân viên y tế được cử tới đây chăm sóc bệnh nhân đã được cho nghỉ vì hiện không còn người cách ly.
Tính đến ngày 16/8, thủ đô Jakarta ghi nhận tổng cộng 840.955 ca mắc COVID-19, trong đó 818.672 ca đã bình phục và 13.078 ca tử vong. Jakarta đã tiêm mũi vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 cho hơn 9 triệu người, đạt 101,4% mục tiêu, và tiêm mũi thứ 2 cho hơn 4,3 triệu người, đạt 48,2%. Ngày 16/8 thủ đô của Indonesia chỉ ghi nhận 513 ca mắc mới và 28 ca tử vong do COVID-19, thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm hồi tháng 7.
Cùng ngày, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết Chính phủ nước này sẽ tiếp tục triển khai lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cho đến khi hết đại dịch COVID-19.
Phát biểu họp báo tối 16/8, ông Luhut khẳng định chừng nào COVID-19 còn là đại dịch, PPKM vẫn sẽ được áp dụng để kiểm soát hoạt động và sự di chuyển của người dân. Tuy nhiên mức độ áp dụng PPKM sẽ giảm nếu tình hình dịch bệnh được cải thiện tại các khu vực và chính phủ sẽ đánh giá việc thực hiện biện pháp chống dịch này hằng tuần.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Đông Java, Indonesia, ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo ông Luhut, trong thời gian triển khai từ ngày 7-16/8, PPKM đã giúp giảm 76% ca mắc, 53% số ca chữa trị tại các bệnh viện hoặc tự cách ly tại nhà, và số ca tử vong do COVID-19.
Ngày 16/8, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn áp dụng PPKM cấp độ 4 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân, đồng thời cho phép nới lỏng một số hạn chế như tăng công suất hoạt động của các trung tâm thương mại và địa điểm cầu nguyện. Ban đầu, Chính phủ Indonesia triển khai PPKM khẩn cấp từ ngày 3-20/7 khi số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng đột biến. Biện pháp này sau đó đã được đổi tên thành PPKM cấp độ 4 từ ngày 21/7 và tính đến nay đã được gia hạn 4 đợt.
Liên quan tới chương trình tiêm phòng ngừa COVID-19, Bộ Y tế Indonesia thông báo đặt mục tiêu tiêm được 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 8 này, phù hợp với số lượng lớn vaccine nước này vừa tiếp nhận.
Khu vực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Lào tăng nguồn lực hỗ trợ các tỉnh có nhiều ca nhiễm mới
Ngày 17/8, Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 207 ca mắc mới COVID -19 trong 24 giờ qua, gồm 184 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, Lào ghi nhận tổng cộng 10.648 ca mắc COVID-19, trong đó có 9 ca tử vong và 6.651 bệnh nhân bình phục. Cũng theo bộ trên, nước này đã phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Delta trong số những người lao động Lào trở về nước từ các nước láng giềng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Ủy ban Trung ương phòng chống COVID-19 của Lào thông báo nước này tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đã được ban hành trước đó, trong khi các biện pháp phù hợp tình hình thực tế sẽ được nghiên cứu và đề xuất áp dụng. Ủy ban đã yêu cầu các cơ quan liên quan bố trí điều động nhân lực, đặc biệt là nhân viên y tế đến hỗ trợ các tỉnh có nhiều ca nhiễm mới.
Ngoài ra, Bộ Công nghệ và truyền thông được yêu cầu nghiên cứu tính khả thi của việc ứng dụng giám sát cách ly tại nhà và quét mã QR để xác minh tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế.
Hiện tại, nhiều địa phương của Lào đang thực hiện phong tỏa và tăng cường các điểm kiểm soát do ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng như: thành phố Kaysone Phomvihan của tỉnh Savannakhet, thành phố Pakse của tỉnh Champasak, tỉnh Sekong và tỉnh Attapeu.
Lào tăng nguồn lực hỗ trợ các tỉnh có nhiều ca nhiễm mới
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 17/8, Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 207 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, gồm 184 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến nay, Lào ghi nhận tổng cộng 10.648 ca mắc COVID-19, trong đó có 9 ca tử vong và 6.651 bệnh nhân bình phục. Cũng theo bộ trên, nước này đã phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Delta trong số những người lao động Lào trở về nước từ các nước láng giềng.
Ủy ban Trung ương phòng chống COVID-19 của Lào thông báo nước này tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đã được ban hành trước đó, trong khi các biện pháp phù hợp tình hình thực tế sẽ được nghiên cứu và đề xuất áp dụng. Ủy ban đã yêu cầu các cơ quan liên quan bố trí điều động nhân lực, đặc biệt là nhân viên y tế đến hỗ trợ các tỉnh có nhiều ca nhiễm mới.
Ngoài ra, Bộ Công nghệ và truyền thông được yêu cầu nghiên cứu tính khả thi của việc ứng dụng giám sát cách ly tại nhà và quét mã QR để xác minh tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế.
Hiện tại, nhiều địa phương của Lào đang thực hiện phong tỏa và tăng cường các điểm kiểm soát do ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng như: thành phố Kaysone Phomvihan của tỉnh Savannakhet, thành phố Pakse của tỉnh Champasak, tỉnh Sekong và tỉnh Attapeu.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tối 16/8, Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 15 tỉnh của nước này ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội do có các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
15 tỉnh này gồm Pursat, Battambang, Mondulkiri, Rattanakiri, Kratie, Stung Treng, Kampot, Kep, Kampong Thom, Preah Vihear, Pailin, Koh Kong, Kampong Chhnang, Thbong Khmum và Oddar Meanchey bắt đầu thực hiện chiến dịch trên từ ngày 16/8 cho đến khi có thông báo mới.
Bộ Y tế Campuchia đồng thời kêu gọi giới chức các cấp có biện pháp để đảm bảo người dân đeo khẩu trang và giãn cách nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Việc bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách đã được thực hiện từ lâu tại thủ đô Phnom Penh và các tỉnh Preah Sihanouk, Kandal, Prey Veng, Siem Reap, Svay Rieng và Banteay Meanchey.
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia đã khởi động chiến dịch toàn quốc với tên gọi "Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm ngăn chặn dịch COVID-19". Chiến dịch nhằm cảnh báo các cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, giới chức địa phương và khu vực tư nhân phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng dịch, đặc biệt là phòng chống biến thể Delta, theo hướng dẫn của chính phủ.
Trong khi đó, ngày 17/8 là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc COVID-19 tại Campuchia tăng sau khi mở cửa biên giới với Thái Lan từ ngày 13/8.
Theo thông cáo của bộ trên, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 14 ca tử vong và 556 ca mắc COVID-19, gồm 167 ca nhập cảnh và 389 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy tính đến ngày 17/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 86.597 ca mắc COVID-19, trong đó 81.918 người đã khỏi bệnh và 1.718 người tử vong.
Thông tin có thêm 74 ca mắc COVID-19 là lao động Campuchia trở về từ Thái Lan tại các trung tâm xét nghiệm ở biên giới thuộc tỉnh Oddar Meanchey là dấu hiệu cho thấy Campuchia sẽ phải đối mặt với số ca mắc COVID-19 nhập cảnh tăng mạnh trong một vài ngày tới.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine kêu gọi người dân tích cực tham gia phòng chống dịch COVID-19 trước khi quá muộn. Hiện có ít nhất 513 ca nhiễm biến thể Delta được phát hiện tại Campuchia và các trung tâm cách ly ở các tỉnh biên giới đang siết chặt an ninh để tránh tình trạng trốn khỏi khu cách ly gây nguy hiểm cho cộng đồng. Hiện lao động di cư từ Thái Lan về nước phải cách ly tập trung tại biên giới 21 ngày.
Các tỉnh của Lào ra lệnh phong tỏa để ngăn sự lây lan của dịch bệnh Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, để khoanh vùng ngăn sự lây lan dịch bệnh COVID-19, một số tỉnh của Lào đã ra lệnh phong tỏa những địa phương báo cáo có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Phong tỏa một khu vực do có trường hợp mắc COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 19/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo đó, chính quyền tỉnh...