COVID-19 tại ASEAN hết 15/3: Xấp xỉ 56.000 ca tử vong; Philippines lập ‘kỷ lục’ ca mắc mới
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 12.321 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 55.981 người.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại một điểm kiểm soát ở Manila, Philippines ngày 10/3/2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng dịch bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với mấy ngày trước. Dù vậy, trong 24 giờ qua, Indonesia vẫn là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 2 trong số các nước Đông Nam Á, song số ca tử vong lại giảm mạnh so với các ngày trước.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Nhìn chung, làn sóng dịch tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 15/3 ghi nhận thêm tới 78 ca bệnh mới và 1 ca tử vong.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 20 bệnh nhân mới trong ngày 15/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành, đồng thời ra thông báo khẩn cấp. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 55.981 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 159 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.610.509 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.339.841 trường hợp.
Video đang HOT
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 15/3:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 1,425,044 5,589 38,573 147 1,249,947 Philippines 626,893 5,404 12,837 8 560,577 Malaysia 324,971 1,208 1,213 3 308,247 Myanmar 142,147 3,202 131,739 Singapore 60,117 12 30 59,974 Thái Lan 27,005 78 87 1 26,154 Việt Nam 2,557 3 35 2,115 Campuchia 1,325 20 1 730 Timor-Leste 203 7 104 Brunei 199 3 185 Lào 48 42
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Manila, Philippines, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại Philippines, Bộ Y tế Philippines ngày 15/3 cho biết nước này ghi nhận thêm 5.404 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày cao nhất trong 7 tháng qua và là mức cao thứ 4 ở quốc gia Đông Nam Á này kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Trong 24 giờ qua, Philippines cũng có thêm 8 trường hợp tử vong do COVID-19. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là 626.893 và 12.837.
Trả lời phỏng vấn truyền hình, Bộ trưởng Y tế Philippines, ông Francisco Duque, cho biết số ca nhiễm mới bắt đầu tăng mạnh ở nước này kể từ ngày 4/3. Tình trạng này do sự kết hợp của nhiều yếu tố như việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, đi lại gia tăng, vi phạm các quy định y tế, và các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện. Thời gian qua, có hàng trăm ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã được ghi nhận ở Philippines, do đó, Bộ trưởng Y tế nước này yêu cầu người dân tuân thủ các quy định y tế, trong đó có đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội.
Trước tình hình trên, vùng thủ đô Manila – nơi có khoảng 13 triệu dân – đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt từ ngày 15/3 trong đó có phong tỏa một phần các khu vực có ca nhiễm; người dân không được ra khỏi nhà từ 22h00′ tối hôm trước đến 5h00′ sáng hôm sau, trong khoảng thời gian từ ngày 15-31/3, trừ những người có việc cần thiết. Chính phủ cũng đã triển khai thêm nhiều cảnh sát để giám sát việc thực thi các biện pháp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 3/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 5.589 ca nhiễm mới và 147 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 1.425.044 và 38.573. Hiện Indonesia là quốc gia có số người nhiễm và tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Trong 24 giờ qua, Thái Lan cũng có thêm 78 ca nhiễm mới, chủ yếu là qua xét nghiệm chủ động. Trong số các ca nhiễm mới có 74 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 36 ca ở tỉnh Samut Sakhon và 22 ca ở thủ đô Bangkok.
Hiện tổng số ca nhiễm tại Thái Lan là 27.005 người, trong đó có 87 trường hợp không qua khỏi.
Cũng trong ngày 15/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận thêm 20 trường hợp mắc mới COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh tại nước này lên 1.325. Trong số các ca nhiễm mới có 18 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đều ở thủ đô Phnom Penh.
Campuchia đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 kể từ ngày 20/2, với ít nhất 810 ca nhiễm đã được ghi nhận. Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, nước này đã đóng cửa toàn bộ trường học, các cơ sở thể thao, bảo tàng, rạp chiếu phim và các cơ sở giải trí ở các thành phố và các tỉnh có người mắc COVID-19.
Trong ảnh: Cảnh sát phát khẩu trang cho người dân để phòng dịch COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 12/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 15/3, hàng loạt tỉnh tại Campuchia đã áp đặt biện pháp hạn chế đi lại trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, đặc biệt ở những khu vực giáp ranh giữa các tỉnh. Trong khi đó, những quy định mới về đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội tại các địa điểm do Bộ Y tế Campuchia chỉ định được áp dụng triệt để kèm theo các mức phạt rất nặng những đối tượng vi phạm.
Chính quyền các tỉnh như Tbong Khmum và Siem Reap đã thiết lập các chốt kiểm soát để kiểm tra, truy vết những trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 liên quan đến “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″. Những trường hợp không trong diện nghi vấn sẽ được kiểm tra sức khỏe và qua lại bình thường. Việc áp dụng hạn chế đi lại được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ Campuchia.
Phát biểu với báo giới ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia – Tướng Khieu Sopheak, cho biết các tỉnh được tự áp dụng biện pháp phòng dịch riêng, tùy thuộc tình hình và những khó khăn ở địa phương.
Theo nghị định do Thủ tướng Hun Sen ký ngày 12/3 về hướng dẫn thi hành Luật phòng chống dịch COVID-19 và bệnh truyền nhiễm, những trường hợp không tuân thủ quy định về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội có thể bị phạt từ 50 USD đến 250 USD. Trường hợp chủ doanh nghiệp, mức phạt được áp dụng nặng hơn ở mức từ 100 USD đến 1.250 USD.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Philippines và Indonesia càng thêm phức tạp
Ngày 12/3, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận thêm 4.578 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mới mắc trong ngày cao nhất trong gần 6 tháng qua, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á lên 611.618 ca.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người dân trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến nay, Philippines có tổng cộng 12.694 ca tử vong do dịch bệnh này sau khi có thêm 87 ca tử vong trong ngày.
Việc số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trở lại đã khiến lãnh đạo ở thủ đô Manila phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm cho đến cuối tháng 3.
Cùng ngày, Viện Sinh học phân tử Eijkman của Indonesia cho biết 48 ca nhiễm đột biến N439K của biến thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi đã được phát hiện tại Indonesia từ cuối năm 2020. Số ca nhiễm nói trên được phát hiện từ kết quả kiểm tra 547 mẫu bệnh phẩm bằng phương pháp giải trình tự gene (WGS) và đã được thông báo cho tổ chức Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu cúm (GISAID).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN tiếng Indonesia, Giám đốc Viện Eijkman, ông Amin Soebandrio cho hay các ca nhiễm đột biến N439K đã được các nhà nghiên cứu của Viện Eijkman, Đại học Indonesia, Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Viện Công nghệ Bandung, Đại học Airlangga, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển thuộc Bộ Y tế phát hiện từ tháng 11 và 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Amin không tiết lộ về các địa phương phát hiện các ca nhiễm đột biến N439K và bày tỏ lo ngại rằng đột biến này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được lưu hành.
Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) Daeng M. Faqih đã lên tiếng cảnh báo về khả năng lây nhiễm của đột biến N439K - vốn được cho là "thông minh hơn" các đột biến khác.
Hôm 2/3, Bộ Y tế Indonesia cũng thông báo đã phát hiện 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Anh, đúng thời điểm một năm Indonesia ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Bambang Brodjonegoro cho rằng việc phát hiện biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm trầm trọng thêm đại dịch COVID-19 tại Indonesia và có thể khiến các bệnh viện thêm quá tải.
* Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) ngày 12/3 cho biết số ca mắc COVID-19 ở châu lục này đã lên tới 3.996.741 ca, trong khi số ca tử vong lên tới 106.743 ca và 3.578.073 bệnh nhân đã hồi phục.
Những nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh về số ca nhiễm có Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập, Ethiopia.
Theo Africa CDC, Nam Phi đến nay có tổng cộng 51.015 ca tử vong do COVID-19, trở thành nước có số ca tử vong cao nhất ở châu Phi.
Mới đây, Giám đốc Africa CDC John Nkengasong cho biết các nước châu Phi đang đương đầu với thách thức nghiêm trọng do những nước này đang rất cần vaccine ngừa COVID-19.
Philippines và Ấn Độ có số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất trong nhiều tháng Ngày 11/3, Bộ Y tế Philippines cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 3.749 ca nhiễm mới, đây là mức cao nhất theo ngày trong gần 6 tháng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 607.048 ca. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Số ca tử...