COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế

Theo dõi VGT trên

Trong ngày 14/9, các nước ASEAN ghi nhận trên 64.000 ca nhiễm mới và 1.400 ca tử vong. Malaysia vượt mốc 2 triệu ca bệnh nhưng đã bắt đầu nới lỏng hạn chế để mở cửa lại nền kinh tế.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 1
Vũ công đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại đền Erawan, Bangkok, Thái Lan, ngày 11/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 14/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 64.441 ca mắc mới COVID-19 và 1.395 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 11.141.337 trường hợp và 245.493 ca tử vong. Toàn khối có 9.974.088 bệnh nhân đã bình phục.

Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 8 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Malaysia chiếm nhiều nhất với 413 ca; Việt Nam đứng thứ hai với 276 ca; Indonesia ghi nhận 250 ca tử vong mới; Philippines thêm 222 ca; Thái Lan thêm 136 ca tử vong; Myanmar ghi nhận 87 ca; Campuchia ghi nhận thêm 9 ca và Timor Leste thêm 2 ca tử vong.

Với 18.056 ca nhiễm trong ngày 14/9, Philippines đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 2.266.066 ca, bao gồm 35.529 ca tử vong.

Malaysia đứng thứ hai với 15.669 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.011.440 trường hợp, bao gồm 21.124 ca tử vong. Thái Lan cùng ngày ghi nhận 11.786 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh hiện là 1.406.542 ca.

Indonesia chứng kiến số lượng ca nhiễm mới tiếp tục xu hướng giảm, với 4.128 ca trong ngày, mặc dù nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.174.216 trường hợp và 139.415 ca tử vong.

Việt Nam cùng ngày ghi nhận 10.508 ca nhiễm mới, nâng tổng cộng ca bệnh lên 635.055, bao gồm 15.936 ca tử vong.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Subang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Vượt 2 triệu ca mắc, Malaysia bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế

Ngày 14/9, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết chính phủ không còn coi việc phong tỏa là một biện pháp thích hợp để kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh COVID-19, đồng thời cho rằng những hành động như vậy có thể dẫn đến những hệ lụy khác. Do vậy, chính phủ đã quyết định mở cửa trở lại một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Theo đó, Giai đoạn 1 của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn, sẽ có 11 lĩnh vực kinh doanh ở các bang được mở cửa trở lại

Các lĩnh vực kinh doanh được đề cập là dịch vụ rửa xe ô tô; siêu thị điện máy; cửa hàng đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp; cửa hàng nội thất; cửa hàng dụng cụ thể thao; cửa hàng phụ kiện xe hơi; trung tâm phân phối và bán xe ô tô; chợ sáng và chợ nông sản; cửa hàng quần áo, thời trang và phụ kiện; cửa hàng trang sức cũng như tiệm cắt tóc và trung tâm làm đẹp.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 3
Học sinh đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội cùng ngày, Thủ tướng Ismail cho biết chính phủ lo ngại rằng việc phong tỏa kéo dài có thể tác động tiêu cực đến người dân, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe tâm thần. Ông nhấn mạnh việc mở cửa trở lại một số lĩnh vực kinh tế không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế, mà còn cung cấp không gian và cơ hội để người dân cải thiện cuộc sống của họ. Ông cho biết quyết định được đưa ra sau khi Bộ Y tế đã đánh giá rủi ro và cân nhắc về tỷ lệ tiêm chủng. Đến thời điểm hiện tại, 74,7% dân số trưởng thành của Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Đề cập đến những lưu ý khi quy định giãn cách dần được dỡ bỏ đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng, Thủ tướng Ismail cho rằng mặc dù một số lĩnh vực được phép mở cửa trở lại song phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, xuất trình chứng nhận tiêm chủng đủ 14 ngày.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Selongor, Malaysia, ngày 12/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Indonesia xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu

Chính phủ Indonesia đang xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu (endemic) để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người dân.

Ngày 14/9, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Johnny Plate cho biết bước đầu tiên trong lộ trình là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định y tế và duy trì lối sống lành mạnh. Theo ông Plate, xuất phát từ nhận định rằng đại dịch sẽ không thể biến mất trong thời gian ngắn, chính phủ khuyến khích người dân thích nghi và áp dụng các thói quen mới nói trên.

Lộ trình trên cũng được xây dựng làm cơ sở đảm bảo cuộc sống mới cho người dân trong quá trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu. Không chỉ dùng để tham chiếu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, lộ trình này cũng cho phép người dân tiến hành các hoạt động như bình thường.
Quá trình xây dựng lộ trình có sự tham gia của các bên liên quan và có tham khảo kinh nghiệm của các nước khác. Lộ trình này sẽ được điều chỉnh theo diễn biến của dịch bệnh trong nước, với ba mục tiêu gồm giảm tỷ lệ tử vong xuống khoảng 2%, số bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly dưới ngưỡng 100.000 người và tỷ lệ xét nghiệm dương tính dưới 5%.

Video đang HOT

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 5
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia, ngày 13/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Chính phủ Indonesia sẽ tiến hành một số hoạt động thí điểm thực thi quy định y tế trong 6 lĩnh vực chính, gồm địa điểm kinh doanh, cụ thể là chợ truyền thống và trung tâm mua sắm hiện đại; hệ thống giao thông công cộng đường không, đường bộ và đường biển; các điểm đến du lịch như khách sạn, nhà hàng, chương trình biểu diễn; các văn phòng và nhà máy sản xuất; các địa điểm thờ tự và các hoạt động tôn giáo; và cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp.

Trước đó hôm 13/9, Chính phủ Indonesia đã công bố ba chiến lược trọng tâm hiện nay để sống chung với đại dịch COVID-19, bao gồm nâng tỷ lệ bao phủ vaccine, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi; đẩy mạnh xét nghiệm, truy vết, điều trị (3T), trong đó có việc tối ưu hóa các địa điểm cách ly tập trung; và tuân thủ nghiêm các quy trình chăm sóc y tế, bao gồm 3M (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, và giữ khoảng cách) và việc thực hiện sàng lọc thông qua ứng dụng PeduliLindungi.

Philippines chuyển sang giãn cách khoanh vùng

Dự kiến, thủ đô Manila sẽ ngưng các hạn chế vì dịch COVID-19 diện rộng từ ngày 16/9 trong khi Chính phủ Philippines tiến hành thử nghiệm thí điểm về giãn cách xã hội theo khoanh vùng tại thành phố này. Việc giãn cách xã hội theo khoanh vùng sẽ đi kèm với 5 mức cảnh báo để xác định phạm vi được phép vận hành của các đơn vị kinh doanh. Việc giãn cách xã hội theo khoanh vùng sẽ nhắm đến các tòa nhà, đường phố hoặc khu dân cư nhất định thay vì bao phủ toàn thành phố như hiện nay. Nếu thành công, “công thức” tương tự có thể được áp dụng trên khắp Philippines. Thay đổi trong chiến thuật COVID-19 của Chính phủ Philippines cũng có thể sớm tạo điều kiện cho các trường học mở lớp trực tiếp có giới hạn và những cơ sở giải trí trong nhà hoạt động trở lại ở khu vực có tỷ lệ lây lan thấp cùng năng lực y tế tương xứng.

Manila với 13 triệu người là điểm nóng dịch của Philippines. Chỉ tính riêng trong 30 ngày qua, tổng số ca mắc mới COVID-19 của Manila đã chiếm tới hơn 1/5 số ca của toàn quốc là 2,2 triệu trường hợp.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 6
Philippines đã ghi nhận kỷ lục ca nhiễm mới trong ngày 11/9, với 26.303 ca. Ảnh: Reuters

Ngày 14/9, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez thông báo nước này đã có đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho 100 triệu người dân từ nay tới cuối năm. Theo ông Carlos Dominguez, tính tới ngày 12/9, số vaccine được tài trợ và đặt mua của chính phủ đã đạt mức 121,13 triệu liều. Khoảng 50,21 triệu liều khác được quyên góp từ các đối tác song phương và qua chia sẻ của cơ chế COVAX. Ngoài ra, 24,12 triệu liều vaccine được các chính quyền địa phương và công ty tư nhân đặt mua sẽ giúp mở ra khả năng đủ vaccine tiêm cho 100 triệu người dân quốc gia Đông Nam Á này.

Tới nay, Philippines đã tiêm hơn 39 triệu liều vacicne ngừa COVID-19, trong đó có hơn 17 triệu người đã được tiêm đầy đủ 2 mũi.

Campuchia lo ngại làn sóng lây nhiễm mới; Thủ tướng Hun Sen tiêm mũi 3

Ngày 14/9, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine bày tỏ lo ngại về khả năng sẽ xảy ra đợt lây nhiễm biến thể mới nếu không áp dụng các biện pháp y tế phù hợp. Phát biểu thận trọng trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mới vài ngày gần đây tăng trở lại mức gần 700 ca/ngày.

Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 9 người tử vong và 657 ca mới trong 24 giờ qua, trong đó có 153 ca nhập cảnh và 504 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, Campuchia đã có tổng cộng 100.790 ca mắc, trong đó 94.904 người khỏi bệnh và 2.058 người tử vong.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 7
Học sinh đeo khẩu trang và được đo thân nhiệt để phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Chiến dịch tiêm phòng tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể khi mục tiêu tiêm phòng cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) dự kiến hoàn tất trong tháng 9. Theo báo cáo mới nhất, Campuchia đặt mục tiêu tiêm phòng cho 12 triệu người (tính cả hơn 1,9 triệu thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi). Đến nay, chỉ còn chưa tới 600.000 người trong độ tuổi tiêm phòng COVID-19 chưa được tiêm mũi nào.

Cũng trong ngày 14/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và phu nhân đã tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 vào thời điểm đã có gần 780.000 người sinh sống tại Campuchia đã được tiêm mũi thứ ba. Ông Hun Sen khẳng định tất cả mọi người sẽ được tiêm mũi tăng cường. Cuối tuần trước, Thủ tướng Hun Sen cho biết Trung Quốc sẽ viện trợ thêm cho Campuchia 3 triệu liều vaccine để tiêm tăng cường cho người dân.

Trong nỗ lực trở lại trạng thái bình thường mới và chuẩn bị mở cửa trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Phnom Penh, chính quyền thủ đô ngày 13/9 đã dọn dẹp và khử khuẩn 68 trường công trên địa bàn. Hai ngày trước đó, các cơ sở giáo dục tư nhân cũng đã phun khử khuẩn sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 15/9.

Lào vẫn ghi nhận lây nhiễm cộng đồng

Bộ Y tế Lào ngày 14/9 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 127 ca mắc COVID-19 mới, với 54 ca lây nhiễm cộng đồng.

Như vậy, tính đến nay, tổng số ca tại Lào là 17.682 ca, trong đó 16 ca tử vong. Theo Bộ Y tế Lào, nước này vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nhiều tỉnh. Đáng chú ý, thủ đô Viêng Chăn có số ca lây nhiễm trong cộng đồng cao nhất cả nước trong 1 ngày với 24 ca, tiếp đến là tỉnh Champasak với 13 ca. Những ca còn lại vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh khác.

COVID-19 tại ASEAN hết 14/9: Malaysia vượt 2 triệu ca bệnh, quyết mở cửa lại nền kinh tế - Hình 8
Người dân đeo khẩu trang di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong diễn biến liên quan, Chính phủ Lào vừa tiếp nhận 2 triệu USD do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua các tổ chức USAID và UNICEF để triển khai dự án hỗ trợ dịch vụ tiêm chủng. Theo đó, khoản viện trợ này sẽ được sử dụng vào việc tăng cường hiệu quả phân bổ vaccine COVID-19 đến được những nhóm đối tượng ưu tiên, đồng thời hỗ trợ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch tiêm chủng mà chính phủ Lào đã đề ra.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh

Trong ngày 12/9, các nước ASEAN ghi nhận trên 71.000 ca nhiễm mới và 1.408 ca tử vong. Malaysia ghi nhận ngày nhiều ca tử vong nhất kể từ đầu dịch, trong khi Indonesia tiếp đà "giảm nhiệt".

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 1
Philippines đã ghi nhận kỷ lục ca nhiễm mới trong ngày 11/9, với 26.303 ca. Ảnh: Reuters

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 71.424 ca mắc mới COVID-19 và 1.408 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 10.991.512 trường hợp và 242.763 ca tử vong. Toàn khối có 9.799.873 bệnh nhân đã bình phục.

Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 8 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Malaysia chiếm nhiều nhất với 592 ca; Việt Nam đứng thứ hai với 261 ca; Indonesia ghi nhận 188 ca tử vong mới; Thái Lan thêm 180 ca tử vong; Philippines thêm 168 ca và Campuchia ghi nhận thêm 12 ca; Timor Leste thêm 5 và Brunei thêm 2 ca.

Với 21.441 ca nhiễm trong ngày 12/9, Philippines đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 2.227.367 ca, bao gồm 35.145 ca tử vong.

Malaysia đứng thứ hai với 19.550 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 1.960.500 trường hợp, bao gồm 20.419 ca tử vong. Thái Lan cùng ngày ghi nhận 14.029 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh hiện là 1382173 ca.

Indonesia chứng kiến số lượng ca nhiễm mới tiếp tục xu hướng giảm, với 3.779 ca trong ngày, mặc dù nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.167.511 trường hợp và 138.889 ca tử vong.

Việt Nam cùng ngày ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới, nâng tổng cộng ca bệnh lên 613.375, bao gồm 15.279 ca tử vong.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 2
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Yangon, Myanmar ngày 1/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Malaysia: Ca tử vong mới cao kỷ lục; từng bước mở lại trường học

Ngày 12/9, Malaysia thông báo ghi nhận thêm 592 ca tử vong - mức cao nhất trong một ngày từ trước đến nay, đưa tổng số người không qua khỏi tại quốc gia Đông Nam Á này lên 20.419. Cũng trong 24 giờ qua, Malaysia có thêm 19.550 ca mắc COVID-19, trong đó có 7 ca nhập cảnh và 19.53 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này là 1.960.500 ca.

Trong một diễn biến khác, từ ngày 3/10 tới, Bộ Giáo dục Malaysia sẽ thực hiện hệ thống đến trường luân phiên theo tuần đối với học sinh tiểu học và trung học để các em có thể trở lại trường học.

Cụ thể, chỉ có 50% tổng số học sinh có thể đến trường. Theo kế hoạch của Bộ, mỗi lớp học sẽ được chia thành hai nhóm - một nhóm đến trường và một nhóm học trực tuyến (PdPR). Những học sinh học tại nhà sẽ được thông báo về các chủ đề cần học và các tài liệu hỗ trợ có sẵn trên YouTube và trên kênh truyền hình DidikTV. Sau một tuần, những học sinh theo học trực tiếp tại trường sẽ học trực tuyến và việc luân chuyển tiếp tục cho đến khi kết thúc kỳ học.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 3
Học sinh đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, các trường học sẽ được mở cửa trở lại dựa trên tiêu chí đánh giá của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn, điều này đồng nghĩa với việc những trường học tại các bang đang nằm trong giai đoạn 1 sẽ tiếp tục đóng cửa. Tại những bang ở giai đoạn 2, các trường học có nhu cầu cũng có thể mở cửa trở lại nhưng cũng chỉ được phép hoạt động 50% công suất. Còn những bang ở giai đoạn 3 và 4 sẽ mở cửa trở lại vào ngày 3/10 tới.

Phát biểu trước báo giới ngày 12/9, Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng Giáo dục, Tiến sĩ Radzi Jidin cho biết, quyết định này không hề dễ dàng trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 vẫn còn cao. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh trên thực tế Malaysia đã chuyển sang thực thi Kế hoạch phục hồi quốc gia (PPN) - "kế hoạch đưa cuộc sống trở lại bình thường bằng cách chấp nhận điều bình thường mới và tuân thủ các quy định giãn cách xã hội".

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 4
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Kế hoạch phục hồi quốc gia của Malaysia gồm 4 giai đoạn. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 2 bang là Kedah và Johor là đang ở giai đoạn 1 do số ca nhiễm mới COVID-19 hàng ngày vẫn cao và tỷ lệ hoàn thành tiêm chủng chưa đạt 70% số người trưởng thành. Trong khi đã có 10 bang và vùng lãnh thổ liên bang được chuyển sang giai đoạn 2, có 3 bang đang ở giai đoạn 3 và 1 vùng lãnh thổ liên bang ở giai đoạn 4 - số ca nhiễm mới COVID-19 ở mức thấp, trên 80% người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng và đạt được miễn dịch cộng đồng.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Subang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Philippines lại dẫn đầu khu vực về ca nhiễm mới

Philippines lại đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm gia tăng trở lại, liên tiếp dẫn đầu khu vực về ca nhiễm mới trong ngày. Sau khi lập kỷ lục ca mắc mới kể từ khi dịch bùng phát, với 26.303 ca trong ngày 11/9, ngày 12/9, Philippines lại ghi nhận số ca nhiễm mới đứng đầu các nước ASEAN, với 21.441 ca.

Trước đó, ngày 10/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ký sắc lệnh kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 1 năm do đại dịch COVID-19.

Sắc lệnh của Tổng thống Duterte cũng lưu ý tất cả các cơ quan chính phủ và địa phương phải tiếp tục hỗ trợ và hợp tác đầy đủ, cũng như huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện các biện pháp khẩn cấp và mang tính quyết định nhằm loại bỏ mọi nguy cơ của đại dịch COVID-19. Tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép nhà chức trách trung ương và địa phương tiêm chủng cho người dân, kiểm soát giá cả các hàng hóa và thực phẩm thiết yếu cũng như nhiều biện pháp khác.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Philippines lần đầu ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 3/2020 và đã gia hạn nhiều lần. Tính đến ngày 12/9, Philippines đã ghi nhận 2.227.367 ca mắc COVID-19, trong đó có 35.145 ca tử vong.

Indonesia giảm mạnh cả ca nhiễm và tử vong

Tình hình dịch bệnh tại Indonesia có thêm tín hiệu lạc quan khi ca nhiễm và tử vong hàng ngày tiếp tục đà giảm. Ngày 12/9 nước này chỉ ghi nhận 3.779 ca nhiễm mới, thấp hơn nhiều điểm nóng khác trong khu vực, và 188 ca tử vong.

Mặc dù vậy, tờ Jakarta Post cảnh báo, trong khi Indonesia đã dần khống chế được dịch và tạo ra cơ hội để mở cửa trở lại nền kinh tế thì chính phủ vẫn cần thận trọng để không tái phạm sai lầm và chuẩn bị cho làn sóng dịch COVID-19 thứ ba.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây phân loại biến thể B1621 của virus SARS-CoV-2, còn được gọi là biến thể Mu, là một biến thể đáng quan tâm (VOI), bên cạnh các VOI hiện có như Eta, Iota, Kappa và Lambda. Biến thể Mu được phát hiện lần đầu ở Colombia trong tháng 1 và đã lây lan đến 40 quốc gia.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yogyakarta, Indonesia, ngày 14/6/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Bộ Y tế Indonesia thông báo dựa trên giải trình tự cả bộ gien ngày 6/9, chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Mu được phát hiện tại nước này. Tuy nhiên, Jakarta Post cho rằng với dân số lên tới 270 triệu người, Indonesia vẫn có hạn chế trong xét nghiệm bộ gien. Tờ báo đề xuất chính phủ nước này không nên lơ là và biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại, chờ đợi để tấn công khi Indonesia dễ tổn thương nhất.

Lào siết chặt các biện pháp phòng dịch

Trước nguy cơ bùng phát đợt dịch mới, một số tỉnh của Lào đã siết chặt các biện pháp phòng ngừa COVID-19 sau khi ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Chính quyền tỉnh Savannakhet vừa yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt nhiều biện pháp phòng chống lây nhiễm dịch COVID-19 như cấm người dân ra vào vùng đỏ, đặc biệt là ở thành phố Kaysone Phomvihan - nơi đang có nhiều bản ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Thành phố cũng đặt lệnh giới nghiêm từ 20h đến 5h sáng hôm sau, ngoại trừ những trường hợp có lý do đặc biệt.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 8
Người dân đeo khẩu trang di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong khi đó, chính quyền tỉnh Luang Prabang cũng đã có cuộc họp khẩn để xem xét các biện pháp phản ứng với tình hình lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng. Theo đó, Ủy ban chuyên trách phòng chống COVID-19 tỉnh yêu cầu cơ quan y tế cải thiện việc quản lý các trung tâm cách ly, lập kế hoạch mở bệnh viện dã chiến để tiếp nhận thêm người bệnh; đồng thời xem xét việc áp dụng thêm biện pháp phòng chống lây nhiễm chặt chẽ hơn, trong đó có khả năng phong tỏa toàn tỉnh, không cho phép ra/vào tỉnh nếu không thực sự cấp thiết.

Tỉnh Salavan ở miền Nam Lào cũng thiết lập các chốt kiểm soát giao thông nhằm tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy định về đi lại và phòng dịch của người dân sau khi ghi nhận nhiều ca COVID-19 trong cộng đồng.

Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 ở Lào, ngày 12/9, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 217 ca mắc mới COVID-19, trong đó ngoài 121 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 17.357 ca, trong đó có 16 người tử vong.

COVID-19 tại ASEAN hết 12/9: Malaysia ca tử vong mới vọt cao kỷ lục, Indonesia tiếp đà giảm mạnh - Hình 9
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 26/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Công dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộcCông dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộc
08:43:56 27/12/2024
Ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?Ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?
08:20:33 28/12/2024
Bị hen tập thể dục có an toàn?Bị hen tập thể dục có an toàn?
21:45:29 27/12/2024
8 lý do nên uống nước chanh ấm mỗi ngày8 lý do nên uống nước chanh ấm mỗi ngày
06:36:25 29/12/2024
Người đàn ông hỏng thận do thích ăn 1 loại quả quen thuộcNgười đàn ông hỏng thận do thích ăn 1 loại quả quen thuộc
09:51:04 27/12/2024
Người cao huyết áp tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe?Người cao huyết áp tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe?
09:19:10 27/12/2024
Tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?Tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
20:40:00 27/12/2024
5 thực phẩm 'kỵ' với quả hồng5 thực phẩm 'kỵ' với quả hồng
09:31:37 27/12/2024

Tin đang nóng

Mỹ: Giải độc đắc hơn 1,2 tỉ USD có chủ, vé được bán ở bang CaliforniaMỹ: Giải độc đắc hơn 1,2 tỉ USD có chủ, vé được bán ở bang California
00:42:44 29/12/2024
Đây là 6 "sát thủ vô hình" trong nhà, tôi khuyên bạn phát hiện sớm kẻo "rước phiền muộn vào thân"Đây là 6 "sát thủ vô hình" trong nhà, tôi khuyên bạn phát hiện sớm kẻo "rước phiền muộn vào thân"
00:59:25 29/12/2024
Hoa hậu Vbiz công khai ảnh hẹn hò bạn trai hot boy kém tuổi, netizen "chấm hóng" tin hỷHoa hậu Vbiz công khai ảnh hẹn hò bạn trai hot boy kém tuổi, netizen "chấm hóng" tin hỷ
06:25:18 29/12/2024
Nỗi lo nhiều người Việt băn khoăn, có nên tắt bình nóng lạnh trước khi vào phòng tắm?Nỗi lo nhiều người Việt băn khoăn, có nên tắt bình nóng lạnh trước khi vào phòng tắm?
00:59:15 29/12/2024
Thấy chim quý bay vào nhà, người phụ nữ gọi kiểm lâm để thả về rừngThấy chim quý bay vào nhà, người phụ nữ gọi kiểm lâm để thả về rừng
00:50:39 29/12/2024
Bố mẹ ly hôn nhiều năm, tình hình con gái Triệu Vy hiện tại ra sao?Bố mẹ ly hôn nhiều năm, tình hình con gái Triệu Vy hiện tại ra sao?
06:22:22 29/12/2024
Xuân Son sẽ hay hơn nữa nếu có thêm HendrioXuân Son sẽ hay hơn nữa nếu có thêm Hendrio
00:58:48 29/12/2024
Hồ Văn Cường nói gì khi Như Quỳnh gọi điện báo không trả cát xê?Hồ Văn Cường nói gì khi Như Quỳnh gọi điện báo không trả cát xê?
08:11:37 29/12/2024

Tin mới nhất

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

08:30:14 28/12/2024
Hơn nữa, việc mang thai và sinh con ở lứa tuổi quá trẻ còn khiến tình trạng tảo hôn gia tăng; đồng thời cơ hội học tập của các em bị rút ngắn, cuộc sống bị đảo lộn và tương lai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những dấu hiệu cho thấy trí nhớ 'có vấn đề'

Những dấu hiệu cho thấy trí nhớ 'có vấn đề'

08:28:22 28/12/2024
Một dấu hiệu cảnh báo khác cần chú ý là sự vô tổ chức. Điều này có thể biểu hiện khi bạn bị lạc ở những nơi quen thuộc hoặc gặp khó khăn trong việc theo dõi các hóa đơn hoặc thuốc men.
Lợi ích ít biết của việc ăn gừng cả vỏ

Lợi ích ít biết của việc ăn gừng cả vỏ

08:14:28 28/12/2024
Trường hợp đau xương khớp mùa lạnh, nên ngâm chân, tay hoặc tắm với nước thảo dược có thành phần gừng tươi, hoặc gừng rang với muối hột chườm lên vùng đau, không cần bỏ vỏ.
Giáo sư Nhật 92 tuổi vẫn đi làm, tiết lộ loại cá luôn có trong bữa ăn

Giáo sư Nhật 92 tuổi vẫn đi làm, tiết lộ loại cá luôn có trong bữa ăn

07:55:21 28/12/2024
Dù đã bước qua tuổi 92, GS Kagawa Yasuhiro vẫn khiến nhiều người kinh ngạc bởi tinh thần minh mẫn và sức khỏe dẻo dai.
Top đồ uống giúp giải độc, tăng cường sức khỏe đường ruột

Top đồ uống giúp giải độc, tăng cường sức khỏe đường ruột

07:55:11 28/12/2024
Nghệ chứa curcumin, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Kết hợp nghệ với sữa và hạt tiêu đen giúp giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.
Cách giữ ấm cho trẻ khi ngủ vào mùa đông

Cách giữ ấm cho trẻ khi ngủ vào mùa đông

07:53:25 28/12/2024
Đối với trẻ nhỏ việc giữ ấm vào mùa đông vô cùng quan trọng và không hề đơn giản. Nếu như mặc quá nhiều quần áo cho trẻ có thể sẽ khiến trẻ quá nóng, toát mồ hôi nhiều và bị ngấm ngược trở lại dẫn đến cảm lạnh.
Cách phòng ngừa cúm mùa ở trẻ em

Cách phòng ngừa cúm mùa ở trẻ em

07:50:01 28/12/2024
Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ bằng cách giáo dục về vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với trẻ ốm, và đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên.
Hai hóa chất độc hại nào không nên sử dụng để ngâm giá đỗ?

Hai hóa chất độc hại nào không nên sử dụng để ngâm giá đỗ?

07:46:22 28/12/2024
Các đối tượng khai nhận trong quá trình sản xuất giá đỗ đã sử dụng vôi cục, nước giếng và một loại chất lỏng không màu, mà nhóm này thường trao đổi tiếng lóng với nhau là nước kẹo.
Làm gì để phổi sạch sau cai thuốc lá?

Làm gì để phổi sạch sau cai thuốc lá?

07:43:46 28/12/2024
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và loạt bệnh lý nguy hiểm khác.
Những ai nên tránh ăn hành muối, dưa cải muối

Những ai nên tránh ăn hành muối, dưa cải muối

07:36:32 28/12/2024
Hành muối và dưa cải muối là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Nó chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt với một số người.
3 kiểu tập thể dục là 'thuốc độc' đối với sức khỏe

3 kiểu tập thể dục là 'thuốc độc' đối với sức khỏe

06:36:25 28/12/2024
Điều này chủ yếu liên quan đến việc cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn vào buổi sáng, tập thể dục cường độ cao đột ngột có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp tính.
Bến Tre khuyến cáo tiêm vaccine phòng thủy đậu

Bến Tre khuyến cáo tiêm vaccine phòng thủy đậu

06:34:12 28/12/2024
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre, đến sáng 27/12, tỉnh ghi nhận 164 ca mắc thủy đậu phát sinh ở một công ty may mặc thuộc Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành.

Có thể bạn quan tâm

Guardiola: 'Tôi sẽ không từ bỏ'

Guardiola: 'Tôi sẽ không từ bỏ'

Sao thể thao

08:34:16 29/12/2024
Dù Man City đang gặp khó khăn, Pep Guardiola vẫn tỏ ra rất lạc quan và quyết tâm đưa đội bóng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Lập kỷ lục "ngược", FMVP CKTG một thời khiến fan "nộ khí xung thiên"

Lập kỷ lục "ngược", FMVP CKTG một thời khiến fan "nộ khí xung thiên"

Mọt game

08:23:12 29/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải khá đặc biệt khi diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng ồn ào tại LPL. Không ít đội tuyển LPL đã mang tới giải đấu này những tân binh đình đám và có màn thể hiện rất đáng chú ý.
Điện Kremlin nêu những quốc gia có thể tổ chức đàm phán về xung đột Ukraine

Điện Kremlin nêu những quốc gia có thể tổ chức đàm phán về xung đột Ukraine

Uncat

08:20:16 29/12/2024
Mặt khác, ông Fico cũng đã dừng tất cả viện trợ quân sự cho Ukraine và cáo buộc Kiev đang gây nguy hiểm cho nguồn cung khí đốt của Slovakia - mặt hàng mà quốc gia này vẫn muốn tiếp tục mua từ Nga.
Cực phẩm cặp sao Việt hát nhạc Hàn ngọt lịm tim, 1 thành viên BIGBANG vô tình bị réo tên

Cực phẩm cặp sao Việt hát nhạc Hàn ngọt lịm tim, 1 thành viên BIGBANG vô tình bị réo tên

Nhạc việt

08:17:12 29/12/2024
Người xem không khỏi thổn thức trước giai điệu bài hát vang lên, hoà quyện cùng chất giọng chạm cảm xúc của bộ đôi nghệ sĩ
Liên bang Nga rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Liên bang Nga rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Thế giới

08:13:27 29/12/2024
Theo thỏa thuận, bất kỳ bên nào cũng có thể rút khỏi bằng cách gửi thông báo chấm dứt bằng văn bản tới ít nhất một bên lưu chiểu: Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga hoặc Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Xuất hiện cô nàng hot girl "đỉnh cấp", được AI đánh giá có thân hình 10/10, hoàn hảo nhất thế giới

Xuất hiện cô nàng hot girl "đỉnh cấp", được AI đánh giá có thân hình 10/10, hoàn hảo nhất thế giới

Netizen

08:11:08 29/12/2024
Theo thời gian với sự phát triển của mạng xã hội, các cô nàng hot girl cũng đang xuất hiện với tần suất dày đặc hơn bao giờ hết.
Một nghệ sĩ ở Mỹ: "Xem Mỹ Tâm xong, tôi muốn bỏ hết về Việt Nam"

Một nghệ sĩ ở Mỹ: "Xem Mỹ Tâm xong, tôi muốn bỏ hết về Việt Nam"

Sao việt

08:06:59 29/12/2024
Mới đây, danh hài Thúy Nga đã có cuộc hội ngộ đồng nghiệp tại Mỹ sau khi đi xem live show của Quách Phú Thành và live show của Mỹ Tâm.
Vừa về hưu, mẹ tôi đã chia cho các con mỗi người 500 triệu rồi quyết tâm vào viện dưỡng lão ở: Nguyên nhân thật đau lòng

Vừa về hưu, mẹ tôi đã chia cho các con mỗi người 500 triệu rồi quyết tâm vào viện dưỡng lão ở: Nguyên nhân thật đau lòng

Góc tâm tình

07:55:22 29/12/2024
Ý mẹ đã thế, phận làm con thì nên tôn trọng và làm theo. Phản đối cũng chẳng có nghĩa lý gì trong trường hợp này. Bố mẹ tôi sống với nhau hơn 30 năm nay.
Vụ kiện quấy rối tình dục gây chấn động Hollywood

Vụ kiện quấy rối tình dục gây chấn động Hollywood

Sao âu mỹ

07:40:40 29/12/2024
Vụ nữ diễn viên Blake Lively tố bạn diễn Justin Baldoni và nhà sản xuất Jamey Heath của bộ phim It Ends With Us , quấy rối tình dục và bôi nhọ danh tiếng của cô, đang thu hút truyền thông quốc tế.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng - ngôi nhà của các loài chim

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng - ngôi nhà của các loài chim

Du lịch

07:35:32 29/12/2024
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với cánh rừng tràm nguyên sinh rộng lớn mang đến một không gian xanh yên bình, êm đềm nước chảy.
Ngọc Sơn: Xưa giờ tôi vẫn vậy, không đòi tăng lương khi đi hát

Ngọc Sơn: Xưa giờ tôi vẫn vậy, không đòi tăng lương khi đi hát

Tv show

07:28:17 29/12/2024
Ngọc Sơn có những phút trải lòng về chặng đường nghệ thuật, đồng thời bật mí câu chuyện đằng sau những ca khúc được khán giả yêu mến.