COVID-19 tại ASEAN hết 14/12: Singapore chuẩn bị cho làn sóng Omicron; Lào tiêm mũi tăng cường
Trong 24 giờ qua, các nước ASEAN ghi nhận trên 23.300 ca nhiễm mới, 347 ca tử vong.
Singapore chuẩn bị đối phó với một làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron, trong khi Lào bắt đầu triển khai mũi vaccine COVID-19 tăng cường.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 14/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 23.708 ca mắc mới COVID-19 và 347 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 14.370.689 trường hợp và 296.789 ca tử vong. Toàn khối có 13.589.388 bệnh nhân đã bình phục.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở nhiều quốc gia từng là điểm nóng trước đây. Ca nhiễm mới ở Philippines giảm rất mạnh so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 235 ca trong ngày 14/12. Số ca tử vong mới cũng giảm đáng kể xuống chỉ còn 10 trường hợp. Số ca mắc COVID-19 giảm và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng tăng đã cho phép Philippines hồi sinh ngành du lịch với việc mở cửa biên giới từ ngày 1/12. Du khách đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ 157 quốc gia sẽ không phải cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính ngay trước chuyến bay và nếu họ không đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh cao trong vòng 2 tuần trước đó.
Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận 15.220 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.443.648 trường hợp, và 252 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 28.333 người. Nước ta hiện đang liên tiếp đứng đầu khu vực về ca nhiễm và tử vong theo ngày.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới, với 3.490 ca trong 24 giờ qua. Ca nhiễm tại Malaysia những ngày gần đây đang giảm xa dần ngưỡng 5.000 ca. Với sự xuất hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, Chính phủ Malaysia đã quyết định tạm dừng các biện pháp chuyển sang giai đoạn xác định COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Thái Lan đứng thứ ba khu vực về ca nhiễm mới với 4.079 ca trong 24 giờ qua. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 2/12 khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia bất chấp những lo ngại trên thế giới về biến thể Omicron, song việc đóng cửa các địa điểm giải trí có thể sẽ được kéo dài. Thái Lan đã cấm nhập cảnh đối với du khách (ngoại trừ công dân Thái Lan) đến từ 8 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe từ đầu tháng này do lo ngại biến thể Omicron. Những người đến từ các quốc gia ở châu Phi không thuộc diện cấm vẫn phải cách ly trong 14 ngày và phải xét nghiệm COVID-19 nhiều lần.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Số ca nhiễm mới tại Singapore vẫn đi ngang ở mức 500-600, với chỉ 559 ca nhiễm và 6 ca tử vong trong ngày 11/12. Đến ngày 14/12, đã ghi nhận 16 ca nhiễm biến thể mới Omicron. Song song với công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó nguy cơ bùng phát COVID-19 do biến thể Omicron, Singapore cũng nới lỏng một số biện pháp giãn cách, theo đó từ ngày 1/1/2022, làm việc tại nhà sẽ không còn là bắt buộc, các công ty, cơ quan được phép cho 50% số nhân viên trở lại làm việc trực tiếp. Việc điều chỉnh này là nhờ số ca nhiễm mới hàng ngày hiện nay đã giảm mạnh, bình quân khoảng 600 ca/ngày trong tuần qua. Đồng thời, Singapore và Malaysia cũng quyết định mở rộng đối tượng được phép đi lại qua VTL trên bộ đối với tất cả công dân hai nước đã tiêm đủ vaccine từ ngày 20/12 tới đây.
Trong khi đó, Campuchia chỉ ghi nhận 12 ca nhiễm mới và 3 ca tử vong mới trong ngày. Từ ngày 30/11, Campuchia đã quyết định cho phép các quán karaoke, câu lạc bộ đêm và quán bar tại thủ đô Phnom Penh được mở cửa trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19. Quyết định này được đưa ra sau khi phần lớn dân số Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 và số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày giảm đáng kể.
Các phương tiện di chuyển trên phố ở Phnom Penh, Campuchia ngày 17/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore chuẩn bị đối phó làn sóng Omicron
Theo tờ Straits Times, Singapore đang lên các kế hoạch tăng cường năng lực của các bệnh viện công, bao gồm các giường chăm sóc đặc biệt nhằm đối phó với một làn sóng tiềm tàng lây nhiễm do biến thể Omicron, được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể khác.
Giám đốc Cơ quan Y tế Singapore Kenneth Mak cho biết công suất của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) có thể cần được tăng lên 500 giường, so với 280 giường hiện tại. Công suất ICU đã được tăng từ 180 giường lên 280 giường vào thời điểm đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta ở Singapore vào khoảng cuối tháng 10.
Video đang HOT
Giải thích về việc phải tăng cường ICU, Phó giáo sư Mak cho biết độc lực của biến thể Omicron gia tăng có thể đồng nghĩa với việc tỷ lệ người nhiễm bệnh nặng cao hơn.
Để giúp giảm áp lực cho các bệnh viện công, Bộ Y tế Singapore cho biết đã chuẩn bị để nâng cao năng lực của các cơ sở điều trị cộng đồng. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập viện trực tiếp hoặc chuyển bệnh nhân COVID-19 đã ổn định từ các bệnh viện công đến các cơ sở điều trị cộng đồng, dành nguồn lực cho bệnh nhân nặng.
Singapore phát hiện thêm ca nhiễm biến thể Omicron. Ảnh: Straits Times
Tổng cộng 16 trường hợp nhiễm Omicron đã được phát hiện ở Singapore cho đến nay, trong đó 14 ca là người nhập cảnh. Tất cả đều được tiêm phòng đầy đủ, không có hoặc có biểu hiện nhẹ. Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết những người bị nhiễm Omicron cũng sẽ được đưa vào chương trình phục hồi tại nhà.
Ngoài các biện pháp thắt chặt cơ chế xét nghiệm với người nhập cảnh đã và đang thực hiện, giới chức Singapore xác định sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng mũi bổ sung để gia tăng sức đề kháng cho người dân.
Đồng thời, Singapore sẽ đẩy mạnh triển khai xét nghiệm thường xuyên bắt buộc tại các công sở và các cơ sở cộng đồng để sớm phát hiện, truy dấu và khoanh vùng lây nhiễm biến thể Omicron; thiết lập thêm các trung tâm xét nghiệm nhanh COVID-19.
Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại trường tiểu học ở Quezon, Philippines, ngày 6/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Lào tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân “Vùng xanh du lịch”
Nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine để mở cửa trở lại đất nước vào đầu năm tới, ngày 14/12, Bộ Y tế Lào đã chỉ đạo triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại các “Vùng xanh du lịch” hoặc địa phương dọc tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc.
Bộ trên cho biết người dân ở 5 tỉnh miền Bắc và miền Trung nước này có tuyến đường sắt đi qua sẽ được tiêm mũi vaccine bổ sung trước khi Lào mở cửa hoạt động du lịch. Vaccine của hãng AstraZeneca là loại vaccine chính trong chương trình tiêm chủng tăng cường này.
Tiêm vaccine cho học sinh tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Viêng Chăn. Ảnh tư liệu: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Bộ Y tế Lào cũng yêu cầu thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh Viêng Chăn, Luang Prabang, Oudomxay và Luang Namtha triển khai tiêm mũi tăng cường cho người dân, đồng thời khuyến nghị tiêm mũi thứ ba này cho nhóm có nguy cơ cao như nhân viên tuyến đầu và lực lượng y tế. Trước đó, Chính phủ Lào đã thông qua kế hoạch “Vùng xanh du lịch” nhằm mở cửa trở lại một số lĩnh vực của đất nước cho khách du lịch từ tháng 1/2022. Theo kế hoạch của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, “Vùng xanh du lịch” gồm có thủ đô Viêng Chăn, thị trấn Vangvieng và thành phố Luang Prabang. Những khu vực thuộc vùng xanh phải có 70-80% dân số đã tiêm chủng, trong khi tỷ lệ tiêm phòng cho nhân viên các nhà cung cấp dịch vụ tại đây phải đạt 90-95%.
Liên quan tình hình dịch bệnh, ngày 14/12, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.358 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh/thành phố, trong đó chỉ có một trường hợp nhập cảnh. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 91.816 ca, trong đó có 250 ca tử vong.
COVID-19 tại ASEAN hết 17/11: Philippines ca tử vong cao nhất châu Á; Lào số ca mắc mới tăng mạnh
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 17/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.350 ca mắc COVID-19 và 532 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện là trên 13.600.000 ca, trong đó trên 285.900 người tử vong.
Một nhóm các thanh thiếu niên đi vào khu ThatLuang để dự Lễ. Ảnh: Phạm Kiên - Phóng viên TTXVN tại Lào
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Tình hình Thái Lan và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của người dân tại trạm kiểm soát ở Rimnam, tỉnh Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 17/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 309 trường hợp, cao nhất châu Á.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 843 ca bệnh và 12 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt.
Trong khi đó, Thái Lan vẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 17/11 ghi nhận thêm trên 6.000 ca bệnh mới và 45 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan ngày 5/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 51 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên.
Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Khác với sự chen chúc, náo nhiệt mọi năm, năm nay số lượng người tham dự lễ hội Thatluang rất hạn chế và người dân có thể thoải mái bách bộ quanh ThatLuang. Ảnh: Phạm Kiên - Phóng viên TTXVN tại Lào
Lào ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, ở tất cả các tỉnh, thành
Bộ Y tế Lào ngày 17/11 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.073 ca mắc mới COVID-19 và 2 ca tử vong; nâng tổng số ca mắc COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay ở nước này lên gần 57.400 ca và 112 trường hợp tử vong.
Theo Bộ Y tế Lào, trong số 1.073 ca nhiễm ghi nhận trong 24 giờ qua tại nước này, chỉ có 1 trường hợp nhập cảnh được cách ly, còn lại là các ca nhiễm trong cộng đồng. Đáng lưu ý, số ca mắc COVID-19 tại Lào tiếp tục ở mức cao và ghi nhận ở tất cả 18 tỉnh, thành. Trong đó, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch khi ghi nhận 534 ca cộng đồng trong một ngày.
Để chuẩn bị mở lại trường học sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch COVID-19, Lào bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi ở thủ đô Viêng Chăn. Theo đó, các phụ huynh sẽ đưa trẻ từ 12-17 tuổi đến các bệnh viện được chỉ định để tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời cung cấp thông tin về sức khoẻ của trẻ để nhân viên y tế lựa chọn loại vaccine phù hợp. Theo kế hoạch, có từ 90 đến 100 liều vaccine của hãng Sinopharm và AstraZeneca được tiêm mỗi ngày tại Lào, chủ yếu là vaccine của Sinopharm.
Chiều 17/11, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, chính quyền thành phố đã phối hợp với Liên minh Trung ương giáo hội Phật giáo Lào tổ chức lễ hội ThatLuang, lễ hội lớn nhất trong năm của đất nước Triệu Voi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia nâng cấp độ chống dịch trong dịp nghỉ lễ cuối năm
Ngày 17/11, Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy cho biết lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 3 sẽ được áp đặt đồng bộ trên khắp cả nước trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới 2022.
Trong một tuyên bố bằng văn bản, Bộ trưởng Muhadjir cho hay quyết định nâng cấp độ chống dịch nói trên đã được thông qua tại một cuộc họp điều phối cấp bộ trưởng, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba. Bộ trưởng Muhadjir nhấn mạnh rằng biện pháp này được ban hành với mục tiêu siết chặt các hoạt động đi lại của người dân và ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc mới được dự báo sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Dự kiến, PPKM cấp độ 3 sẽ có hiệu lực từ ngày 24/12/2021 tới đến ngày 2/1/2022. Các bộ, ngành, quân đội, cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19, chính quyền các địa phương và các cơ quan liên quan được yêu cầu chuẩn bị văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như hỗ trợ kiểm soát dịch.
Khách du lịch tới đảo Langkawi, Malaysia, ngày 16/9/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Malaysia cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Sinovac để tiêm mũi tăng cường
Ngày 17/11, cơ quan chức năng Malaysia đã cấp phép sử dụng có điều kiện vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinovac Biotech (Trung Quốc) để tiêm mũi tăng cường cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Trong thông báo mới, Bộ Y tế Malaysia cho biết mũi tăng cường bằng vaccine Corona Vac sẽ được tiêm cho những nhóm đối tượng cụ thể trong vòng từ 3-6 tháng sau khi những người này đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Thông báo cấp phép cũng yêu cầu thông tin về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine phải được giám sát và đánh giá thường xuyên dựa trên những dữ liệu mới nhất.
Vaccine Corona Vac của Sinovac, cả dưới dạng thành phẩm và dưới dạng nguyên liệu đưa về sản xuất tại công ty dược Pharmaniaga (Malaysia)- đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng quốc gia của nước này. Tính đến nay, Malaysia đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 78,5% dân số, trong đó có khoảng 76,2% đã được tiêm đủ 2 mũi.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan cho phép mở lại các địa điểm giải trí từ ngày 16/1/2022
Nội các Thái Lan ngày 16/11 đã quyết định cho mở cửa trở lại các địa điểm giải trí, quán rượu, quán bar và quán karaoke trên toàn quốc vào ngày 16/1/2022.
Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek cho biết Chính phủ đã thông báo trước đó rằng sẽ xem xét ngày mở cửa trở lại các địa điểm giải trí dựa trên tình hình dịch COVID-19, với khung thời gian được ấn định từ ngày 1/12/2021 đến tháng 1/2022. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với Bộ Y tế và Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA), Nội các Thái Lan đã nhất trí rằng ngày mở cửa trở lại phù hợp sẽ là ngày 16/1/2022 để mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
Trước đó, ngày 11/10, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thông báo trên đài truyền hình quốc gia rằng trong khoảng ngày 1/12 tới Chính phủ sẽ xem xét cho phép phục vụ đồ uống có cồn trong các nhà hàng cũng như cho phép các địa điểm giải trí mở cửa trở lại theo các biện pháp kiểm soát dịch bệnh thích hợp. Việc này sẽ giúp kích cầu du lịch trong dịp lễ hội đón Năm mới.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 7/12: Thế giới trên 266 triệu ca bệnh; Biến thể Omicron lan tới nhiều nước Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 409.263 trường hợp mắc COVID-19 và 4.495 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 266 triệu ca, trong đó trên 5,27 triệu người không qua khỏi. Người dân di chuyển trên phố ở Seoul, Hàn Quốc ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info,...