COVID-19 tại ASEAN hết 12/6: Trên 84.000 ca tử vong; Indonesia vượt 1,9 triệu ca nhiễm
Trong 24 giờ qua, toàn khối có trên 25.000 ca nhiễm mới và trên 420 ca tử vong mới. Ịndonesia đã vượt 1,9 triệu ca nhiễm, trong khi tình hình dịch vẫn căng thẳng ở Malaysia, Philippines và Thái Lan với hàng nghìn ca mới.
Tiêm phòng cho người dân ở Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 0h00 phút ngày 13/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 25.493 ca mắc COVID-19 và 424 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 4.321.064 trường hợp và 84.342 ca tử vong. Toàn khối có 3.895.584 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 6 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 164 ca; Philippines đứng thứ hai với 145 ca; Malaysia ghi nhận 76 ca tử vong, trong khi Thái Lan thêm 29 ca, Campuchia ghi nhận 9 ca tử vong mới và Việt Nam thêm 1 ca.
Với 7.465 ca nhiễm trong ngày 8/6, Indonesia đang dẫn đầu khối về lây nhiễm mới. Nước này tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 1.901.490 ca bệnh và 52.730 ca tử vong.
Philippines dẫn đầu về ca nhiễm mới với 8.027 trường hợp, nâng tổng ca bệnh lên 1.308.352, bao gồm 22.652 người tử vong. Trong khi đó, Malaysia ghi nhận 5.793 ca nhiễm mới, nâng tổng ca bệnh lên 652.204, trong đó có 3.844 ca tử vong và 541.319 ca bình phục.
Cùng ngày Thái Lan chứng kiến 3.277 ca nhiễm mới. Campuchia cũng ghi nhận 638 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh đã lên gần 38.000 người. Tình hình dịch ở Lào cơ bản đã được kiểm soát, với chỉ 11 ca nhiễm mới trong ngày.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Navotas, Philippines, ngày 8/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Vượt 1,9 triệu ca nhiễm, Indonesia loại bỏ áp dụng hạn chế quy mô lớn
Theo tờ Jakarta Post, chính phủ Indonesia đã từ chối áp dụng các hạn chế quy mô lớn để ngăn chặn sự gia tăng ca lây nhiễm COVID-19 trong nước. Trong khi đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở một số khu vực đã quá tải bệnh nhân.
Video đang HOT
Các cơ quan y tế Indonesia đã ghi nhận sự gia tăng liên tục của các trường hợp mắc mới COVID-19 trong những tuần sau khi hàng triệu người bất chấp lệnh cấm đi lại của chính phủ, tham gia lễ hội Idul Fitri của người Hồi giáo. Indonesia đã ghi nhận ca lây nhiễm trung bình trong bảy ngày là 5.067 trường mắc mới mỗi ngày vào ngày 23/5, khoảng một tuần sau lễ Idul Fitri. Đến ngày 11/6, con số này đã tăng lên 7.201.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia,ngày 8/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia có thể tái lập khu vực Đỏ ở Thủ đô
Ngày 12/6, báo Khmer Times dẫn nguồn từ chính quyền thủ đô Phnom Penh cho biết nếu tỷ lệ người nhiễm mới COVID-19 tiếp tục tăng, thủ đô có thể tái áp đặt việc phân chia khu vực theo màu đỏ, vàng đậm và vàng để ngăn chặn dịch bệnh.
Cùng với thông báo trên, chính quyền Phnom Penh cũng đưa ra hướng dẫn bổ sung về siết chặt các biện pháp hành chính đối với các hoạt động nghề nghiệp và kinh doanh, tụ tập cá nhân hoặc hội họp trong thành phố.
Tối 11/6, Bộ Thông tin Campuchia đã đưa ra cảnh báo về các khu vực đặc biệt ở Phnom Penh có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở mức cao. Bộ trên chỉ ra vòng tròn đỏ – nơi có mức độ lây nhiễm COVID-19 nghiêm trọng – để người dân thận trọng, phải đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách và rửa tay thường xuyên. Nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh COVID-19 như sốt, ho, hắt hơi, đau họng hoặc khó thở phải đi xét nghiệm ngay.
Đo thân nhiệt nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 trước khi vào chợ tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 24/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 12/6, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận dịch COVID-19 tại nước này tiếp tục diễn biến phức tạp khi có thêm 638 ca mắc mới COVID-19 (trong đó có 44 ca nhập cảnh) trong 24 giờ qua, cao hơn số ca phục hồi (605 ca) và có 9 người tử vong. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 37.959 ca mắc COVID-19, trong đó có 31.222 người khỏi bệnh và 320 người tử vong.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia Mam Bun Heng gửi công văn đến lãnh đạo các tỉnh, thành phố để nhắc nhở cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với tất cả những người nhập cảnh vào Campuchia bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Nếu phát hiện ca dương tính với COVID-19, cần chuyển bệnh nhân tới bệnh viện để điều trị và những người đi cùng phải cách ly tại trung tâm đủ 14 ngày.
Tình nguyện viên khiêng thi thể nạn nhân COVID-19 ở Malaysia. Ảnh: Bernama
Malaysia đẩy mạnh tiêm chủng
Ngày 12/6, Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế Malaysia (MITI) cho biết chính phủ nước này chuẩn bị thực hiện sáng kiến có tên gọi Chương trình Tiêm chủng ngừa COVID-19 trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (PIKAS).
Thông báo của Miti nêu rõ chương trình trên sẽ được triển khai vào ngày 16/6 tới và được khởi động như “Giai đoạn 4″ của Chương trình Tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 (NIP). Miti đồng thời nhấn mạnh rằng việc tham gia sẽ là tự nguyện đối với các công ty và nhân viên. NIP hiện có 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 của chương trình với kế hoạch tiêm cho người trưởng thành đang bị trì hoãn.
Theo Bộ trưởng MITI, Mohamed Azmin Ali, ưu tiên tiêm chủng của các công ty sẽ dựa trên một số yếu tố như vị trí của công ty trong “vùng đỏ COVID-19″ và họ sẽ phải tuân theo các điều khoản và điều kiện bao gồm việc nhân viên phải đăng ký trên phần mềm MySejahtera theo quy định của NIP.
Cũng trong ngày 12/6, Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia đã thành lập trung tâm liên lạc để kết nối với những cá nhân không đến điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 như đã hẹn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/6/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo Bộ trưởng bộ trên, bà Zuraida Kamaruddin, sáng kiến này do bộ này kết hợp với Bộ Đoàn kết quốc gia và Trung tâm Viễn thông quốc gia triển khai thí điểm từ ngày 8/6 tại Trung tâm Tiêm chủng Kampung Ampang (thuộc bang Ampang), nơi 7 nhà mạng đã được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này. Chương trình thử nghiệm đã liên lạc với 177 cá nhân. Tất cả những cá nhân này đã nhận được lịch hẹn tiêm chủng thông qua ứng dụng MySejahtera trên điện thoại thông minh, nhưng họ không có phản hồi; hoặc vắng mặt ở mũi tiêm thứ hai, hay vắng mặt ở mũi tiêm đầu tiên.
Bà Zuraida cho biết Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia cung cấp xe đưa đón hai chiều để tạo điều kiện cho người dân đến các trung tâm tiêm chủng. Bên cạnh việc trung tâm liên lạc sẽ được hoàn thiện hệ thống, nhiều phòng khám di động cũng được thành lập nhằm đáp ứng mục tiêu tiêm cho nhóm người cao tuổi và người có bệnh lý nền và vô gia cư.
Người dân xếp hàng chờ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Lào đã tiêm hơn 1 triệu liều vaccine
Bộ Y tế Lào ngày 12/6 cho biết tính tới thời điểm hiện tại, đã có 712.793 người tại nước này được tiêm 1 mũi vaccine (tương đương 9,7% dân số) và 385.921 người đã tiêm đủ hai mũi (tương đương 5,26% dân số). Tại cuộc họp báo trưa cùng ngày, đại diện Bộ Y tế Lào cũng hối thúc người dân đã tiêm mũi vaccine thứ nhất nhanh chóng đi tiêm mũi thứ 2, đồng thời thông báo thời gian biểu tiêm mũi 1 vaccine Pfizer cho những người đủ tiêu chuẩn.
Liên quan tới tình hình COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế nước này cho biết trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 11 ca mắc, trong đó có 3 ca cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn, số còn lại đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay và đều ở tỉnh khác.
Mặc dù đến nay Lào đã có nhiều ngày không ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng ở ngoài thủ đô Viêng Chăn, tuy nhiên, theo đại diện Bộ Y tế Lào, nước này vẫn đang đối mặt nguy cơ bùng phát dịch cao do tình hình dịch bệnh tại các nước láng giềng vẫn đang diễn ra phức tạp. Ở thủ đô Viêng Chăn vẫn xuất hiện những trường hợp mắc COVID-19 mới nhưng chưa truy xuất được nguồn lây.
Tới thời điểm hiện tại, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.990 ca nhiễm, trong đó có tới 1.932 người được ghi nhận từ giữa tháng 4/2021 đến nay và có 3 ca tử vong. Hiện Lào chỉ còn 128 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện.
Nam Phi bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 với trên 9.000 ca/ngày
Nam Phi đã chính thức bước vào làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 3 khi số ca nhiễm mới tăng trở lại trong khi công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 chậm trễ làm dấy lên lo ngại làn sóng dịch bệnh lần này có thể đe dọa hệ thống y tế nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Richmond, Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện dịch bệnh truyền nhiễm Nam Phi ngày 10/6 đã đưa ra thông báo chính thức về làn sóng dịch bệnh thứ 3 tại nước này, theo đó cho biết số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày qua đã lên tới lên 5.959 ca, vượt ngưỡng số ca quy định về làn sóng dịch bệnh mới mà Ủy ban giám sát y tế quốc gia đề ra.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Nam Phi, trong 24 giờ qua, nước này đã phát hiện hơn 9.400 ca nhiễm mới, gần bằng mức đỉnh dịch trong làn sóng dịch bệnh thứ 2 tại nước này hồi tháng 12/2020. Thời tiết lạnh giá vào mùa Đông tại Nam Phi khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ số ca nhiễm mới gia tăng trở lại tại quốc gia vốn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nặng nề nhất của "lục địa đen" này.
Có 4 trong 9 tỉnh của Nam Phi đã hứng chịu làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 3 từ cuối tháng 5, trong đó có tỉnh Gauteng mà thủ đô Pretoria và trung tâm tài chính Johannesburg nằm trong đó.
Để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, Tổng thống Cyril Ramaphosa tháng trước đã siết chặt lệnh giới nghiêm ban đêm và tái áp đặt các biện pháp hạn chế khác như hạn chế số người tham gia hoạt động chung. Đến nay, Nam Phi đã ghi nhận hơn 1,7 triệu ca dương tính với SARS-CoV-2, chiếm 34% tổng số ca nhiễm toàn châu lục với số ca tử vong do COVID-19 lên tới ít nhất 57.410 ca.
Nam Phi đã hứng chịu làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 2 vào tháng 12/2020 - thời điểm đỉnh dịch ghi nhận 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Số ca nhiễm mới tăng trở lại tại Nam Phi trong thời gian gần đây do biến thể Beta được xác định có khả năng lây nhiễm cao hơn được phát hiện lần đầu tiên tại chính nước này. Sự xuất hiện của biến thể này làm chậm trễ công tác tiêm chủng do khả năng kháng các loại vaccine hiện có của nó.
Nam Phi đặt mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 60% trong tổng số 59 triệu dân của nước này trước tháng 3/2022.
Indonesia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ tháng 2 Ngày 10/6, Bộ Y tế Indonesia thông báo nước này ghi nhận thêm 8.892 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ ngày 26/2. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Theo bộ trên, trong số các ca nhiễm mới, thủ đô Jakarta ghi nhận 2.091...