COVID-19 tại ASEAN hết 12/3: Toàn khối 55.480 ca tử vong; Philippines vay tiền IMF mua vaccine
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 12.754 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 55.480 người.
Khách du lịch tại sân bay Phuket, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng dịch bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia vẫn là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 2 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong tăng trở lại so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua chỉ ghi nhận 8 ca COVID-19, không có ca tử vong, nhìn chung dịch bệnh đang tạm yên ắng ở nước này.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 12/3 ghi nhận thêm tới 81 ca bệnh mới, song không có ca tử vong. Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 62 bệnh nhân mới trong ngày 12/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành, đồng thời ra thông báo khẩn cấp.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 55.480 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 270 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.575.757 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.301.786 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 12/3:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 1,410,134 6,412 38,229 180 1,231,454 Philippines 611,618 4,578 12,694 87 546,912 Malaysia 320,939 1,575 1,203 3 302,662 Myanmar 142,122 8 3,201 131,728 Singapore 60,080 10 29 59,950 Thái Lan 26,679 81 85 26,056 Việt Nam 2,550 17 35 2,086 Campuchia 1,225 62 1 619 Brunei 192 3 183 Timor-Leste 170 11 94 Lào 48 42
Video đang HOT
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 28/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 12/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết đã thông qua khoản vay 400 triệu USD giúp Philippines mua vaccine ngừa COVID-19.
Philippines là quốc gia đầu tiên được hỗ trợ tài chính trong khuôn khổ Chương trình Tiếp cận Vaccine châu Á – Thái Bình Dương (APVAX) trị giá 9 tỉ USD của ADB. Khoản vay mới sẽ giúp Bộ Y tế Philippine mua và phân phối các loại vaccine được Cơ chế tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu (COVAX) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận, và vaccine của các nhà cung cấp song phương đáp ứng được tiêu chuẩn của APVAX.
Khoản cho vay của ADB sẽ hỗ trợ Philippines mua 110 triều liều vaccine ngừa COVID-19 và số tiền này cũng sẽ có phần đóng góp 300 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).
Tuần trước, Philippines cũng đã nhận thêm 525.600 liều vaccine của hãng AstraZeneca trong khuôn khổ Cơ chế COVAX. Chính phủ Philippines đang đàm phán mua thêm hơn 160 triệu liều vaccine nữa từ các hãng dược phẩm khác trong năm nay. Chính phủ đặt mục tiêu trong năm nay tiêm chủng cho 70 triệu người trong tổng số 110 dân của nước này để đạt được miễn dịch cộng đồng với nhóm đối tượng đầu tiên là nhân viên y tế, tiếp đến là người già và cộng đồng người nghèo.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 12/3, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận thêm 4.578 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mới mắc trong ngày cao nhất trong gần 6 tháng qua, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á lên 611.618 ca. Tính đến nay, Philippines có tổng cộng 12.694 ca tử vong do dịch bệnh này sau khi có thêm 87 ca tử vong trong ngày.
Việc số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trở lại đã khiến lãnh đạo ở thủ đô Manila phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm cho đến cuối tháng 3.
Cùng ngày, Viện Sinh học phân tử Eijkman của Indonesia cho biết 48 ca nhiễm đột biến N439K của biến thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi đã được phát hiện tại Indonesia từ cuối năm 2020. Số ca nhiễm nói trên được phát hiện từ kết quả kiểm tra 547 mẫu bệnh phẩm bằng phương pháp giải trình tự gene (WGS) và đã được thông báo cho tổ chức Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu cúm (GISAID).
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Jakarta, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN tiếng Indonesia, Giám đốc Viện Eijkman, ông Amin Soebandrio cho hay các ca nhiễm đột biến N439K đã được các nhà nghiên cứu của Viện Eijkman, Đại học Indonesia, Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Viện Công nghệ Bandung, Đại học Airlangga, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển thuộc Bộ Y tế phát hiện từ tháng 11 và 12 năm ngoái. Tuy nhiên, ông Amin không tiết lộ về các địa phương phát hiện các ca nhiễm đột biến N439K và bày tỏ lo ngại rằng đột biến này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được lưu hành.
Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) Daeng M. Faqih đã lên tiếng cảnh báo về khả năng lây nhiễm của đột biến N439K – vốn được cho là “thông minh hơn” các đột biến khác.
Hôm 2/3, Bộ Y tế Indonesia cũng thông báo đã phát hiện 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Anh, đúng thời điểm một năm Indonesia ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Bambang Brodjonegoro cho rằng việc phát hiện biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm trầm trọng thêm đại dịch COVID-19 tại Indonesia và có thể khiến các bệnh viện thêm quá tải.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 12/3, hàng loạt địa phương tại Campuchia triển khai những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 lan nhanh giữa các tỉnh.
Theo thông báo từ chính quyền tỉnh Kep (cách biên giới Campuchia-Việt Nam không xa), toàn bộ những người xuất phát từ những tỉnh, thành liên quan “sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″ khi tới tỉnh duyên hải này sẽ được yêu cầu xét nghiệm và cách ly 14 ngày. Mặc dù Kep – tỉnh có diện tích nhỏ nhất Campuchia – chưa phát hiện ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nào, nhưng buộc phải đưa ra những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt sau khi thủ đô Phnom Penh và 8 tỉnh gồm Kandal, Sihanoukville, Prey Veng, Svay Reang, Kampong Thom, Kampong Cham, Battambang và Siem Reap đều đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lây nhiễm cộng đồng lần ba này. Nhiều khu vực thuộc các tỉnh này đã bị phong tỏa.
Trong khi đó, tại tỉnh Prey Veng (giáp giới tỉnh Tây Ninh), nhà chức trách buộc phải đóng cửa vô thời hạn toàn bộ các trường học sau khi có thông tin phát hiện thêm 23 ca nhiễm mới vào sáng 11/3. Toàn bộ các trường học và cơ sở đào tạo tại Prey Veng sẽ chuyển sang hoạt động trực tuyến.
COVID-19 tại ASEAN hết 4/3: Toàn khối thêm 11.835 ca mắc; Campuchia phong tỏa tỉnh Preah Sihanouk
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 4/3, 6 quốc gia ASEAN ghi nhận 11.835 ca mắc COVID-19 và 196 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.485.383 ca, trong đó 53.803 người tử vong.
Các nước ASEAN tiếp tục ghi nhận nhiều ca lây nhiễm cộng đồng
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Indonesia thông báo ghi nhận thêm 7.264 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.361.098 ca, bao gồm 36.897 ca tử vong do COVID-19. Thủ đô Jakarta tiếp tục là điểm nóng của dịch bệnh khi có tới 2.009 ca nhiễm mới, cao nhất cả nước, tiếp sau là Tây Java 1.731 ca, Trung Java 591 ca, Đông Kalimantan 512 ca và Tây Java 404 ca.
Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) thông báo ngày 4/3, nước này ghi nhận thêm 54 ca dương tính với SARS-CoV-2 với đa số là các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong số 44 ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 28 ca được phát hiện tại ổ dịch Samut Sakhon. Đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 26.162 ca nhiễm, bao gồm 23.353 ca lây nhiễm trong nước và 2.809 ca nhập cảnh.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Philippines, Bộ Y tế ngày 4/3 cho biết đã có thêm 2.452 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này lên tới 584.667 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á cũng đã lên tới 12.404 ca.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 307.943 ca, sau khi nước này có thêm 2.063 ca nhiễm mới trong ngày 4/3. Trong số 2.063 ca nhiễm mới có tới 2.064 ca lây nhiễm trong cộng đồng, chỉ có 9 ca nhập cảnh. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện tại Malaysia đã lên tới 92,1%. Hiện nước này chỉ còn 23.161 ca dương tính, trong đó có 199 ca cần chăm sóc đặc biệt và 99 ca cần dùng máy trợ thở.
Đề xuất cấp chứng nhận chung của ASEAN về tiêm chủng ngừa COVID-19
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Sungai Buloh, gần Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 3/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Truyền thông Malaysia ngày 4/3 đưa tin các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đề xuất cấp chứng nhận chung của cả khối dưới dạng kỹ thuật số về tiêm chủng ngừa COVID-19 để thúc đẩy việc mở cửa trở lại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch như du lịch.
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaixia, ông Mohamed Azmin Ali phát biểu với báo giới sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN diện hẹp lần thứ 27 (AEM 27 Retreat) theo hình thức trực tuyến, cho biết đây là một đề xuất mới mà Brunei với tư cách Chủ tịch ASEAN năm nay đưa ra mới đây. Tuy nhiên, hiện chưa có mốc thời gian cụ thể về việc áp dụng chứng nhận này bởi vấn đề này sẽ cần được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp bộ trưởng y tế của ASEAN. Ông Mohamed bày tỏ tin tưởng rằng, chứng nhận này sẽ được thực hiện trong tương lai gần và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước thành viên ASEAN.
Bộ trưởng Mohamed Azmin Ali cho biết thêm tại AEM 27 Retreat các bộ trưởng cũng thảo luận về tiến độ thực hiện Kế hoạch khung về phục hồi toàn diện ASEAN. Các bộ trưởng cam kết sẽ tìm kiếm mọi cơ hội để làm sâu sắc hơn và mở rộng sự hội nhập khu vực trong các lĩnh vực cùng quan tâm, góp phần bảo đảm sinh kế bền vững và khả năng phục hồi kinh tế ở ASEAN cũng như ở ngoài khu vực.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết nước này sẽ cấp chứng nhận cho người đã tiêm chủng ngừa COVID-19 với kỳ vọng chứng nhận này sẽ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Thái Lan sẽ cấp sổ tiêm chủng ngừa COVID-19 cho người dân
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul ngày 4/3 cho biết những người đã được tiêm vaccine COVID-19 ở nước này sẽ được cấp một cuốn sổ để sử dụng cho việc đi lại và nâng cao niềm tin của công chúng.
Thái Lan chính thức khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 hôm 28/2, với mũi tiêm đầu tiên được thực hiện đối với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul tại Viện các bệnh truyền nhiễm Bamrasnaradura ở tỉnh Nonthaburi.
Thái Lan đã đặt mua 63 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 61 triệu liều từ AstraZeneca và 2 triệu liều từ Sinovac, để xây dựng miễn dịch quốc gia. Theo kế hoạch, việc tiêm chủng cho khoảng 60% dân số dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2021.
Theo ông Anutin, Bộ Y tế đang chuẩn bị để đưa cuộc sống trở lại bình thường, khôi phục các doanh nghiệp và vực dậy nền kinh tế Thái Lan. Dự kiến, vào ngày 8/3, Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm do ông Anutin làm chủ tịch sẽ thảo luận về hộ chiếu vaccine cũng như phương án tạo "bong bóng du lịch" với các quốc gia có số lượng lớn người đã được tiêm chủng.
Ông Anutin cũng hối thúc người dân tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng vì số liệu thống kê gần đây cho thấy người Thái Lan nói chung đang mất cảnh giác. Tỷ lệ đeo khẩu trang hiện là dưới 80%, thấp hơn so với tháng trước có hơn 90% người dân đeo khẩu trang.
Campuchia phong tỏa tỉnh Preah Sihanouk
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 23/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp đặc biệt vào đêm 3/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trực tiếp lệnh cho giới chức phải có biện pháp ngăn chặn bất kỳ ai rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk. Biện pháp này nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan từ tỉnh Preah Sihanouk sang các khu vực khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi tăng cường tiêm phòng cho cả quan chức chính phủ và người dân. Theo đó, Chính phủ Hoàng gia sẽ gửi bổ sung thêm các loại vaccine ngừa COVID-19 tới tỉnh Preah Sihanouk vào ngày 4/3, bao gồm cả vaccine của các hãng dược phẩm Sinofam và AstraZeneca.
Trong thông điệp này, Thủ tướng Hun Sen khẳng định giao thông đã bị phong tỏa, mọi người không được phép rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk, nhưng việc vận chuyển hàng hóa ra vào tỉnh Preah Sihanouk vẫn diễn ra bình thường như trước.
Chính quyền tỉnh Preah Sihanouk cho biết tính đến 12h đêm 3/3, các nhân viên y tế đã lấy tổng số 9.970 mẫu, trong đó 71 mẫu đã có kết quả dương tính với virus, gồm 60 công dân Trung Quốc, 5 nữ
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, tính đến sáng 4/3, số ca mắc COVID-19 vừa phát hiện liên quan tới "Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2" là 31 trường hợp, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia lên con số 909.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/2: Trên 52.490 ca tử vong; Dịch 'nóng' trở lại ở Thái Lan, Philippines Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.278 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 52.490 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines,...