COVID-19 tại ASEAN hết 11/12: Toàn khối gần 30.000 ca tử vong; Malaysia vượt Phililppines về ca mắc mới/ngày
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 11.026 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên sát 30.000 người.
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Indonesia vẫn ở mức cao. Ảnh: The Indian Express
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực. Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Philippines dù dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ ba trong số các nước Đông Nam Á, song số ca tử vong tiếp tục được khống chế tốt trong những ngày gần đây và đang trên đà hạ nhiệt.
Video đang HOT
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 1.810 ca bệnh mới, trong 1 ngày qua nước này cũng chứng kiến thêm 6 ca tử vong mới vì COVID-19. Malaysia là nước có số ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều thứ hai Đông Nam Á trong vòng 24 giờ qua.
Myanmar dịch bệnh cũng ngày càng diễn biến phức tạp với việc nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia thành viên ASEAN này hiện rất đáng lo ngại với 1.376 ca bệnh mới và 19 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 29.969 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 208 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.302.911 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.121.576 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ có Timor Leste, Lào và Brunei là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 11/12.
Học giả Nga: Mỹ sẽ tham gia tích cực hơn vào các nền tảng lấy ASEAN làm trung tâm
Theo Tiến sỹ chính trị học Nga Alexander Korolev, Mỹ sẽ tăng cường đối thoại với ASEAN để cân bằng tốt hơn với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan đã khai mạc ngày 12/11 tại Hà Nội. Hội nghị lần này được kỳ vọng các bên thông qua nhiều Tuyên bố quan trọng với các đối tác, việc hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), cũng như mong muốn thúc đẩy tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các quan khách quốc tế tham dự phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Hà Nội.
Rõ ràng ASEAN đang đứng trước thách thức cả ở hiện tại và tương lai. Theo Tiến sỹ chính trị học Nga Alexander Korolev - Trường Kinh tế cao cấp, đối với hầu hết các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có ASEAN, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các nước thành viên trong khối là thực hiện các biện pháp khắc phục khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ hệ thống y tế.
Ngoài đại dịch, các vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của ASEAN là giải quyết tình hình ở Biển Đông. Đặc biệt là việc nhấn mạnh sự cần thiết phải thay thế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) bằng Bộ Quy tắc ứng xử tiến bộ hơn cho các bên trong Biển Đông (COC).
ASEAN đã rất tích cực trong việc duy trì hoà bình, giảm căng thẳng ở khu vực. Theo Tiến sỹ Alexander Korolev, ASEAN đóng vai trò chủ đạo với tư cách là người khởi xướng đối thoại và là nền tảng cho các cuộc đàm phán, cụ thể là các cơ chế như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn quan chức cấp cao ASEAN với Trung Quốc, trong đó vấn đề Biển Đông luôn là chủ điểm được các thành viên ASEAN quan tâm, đặc biệt là các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Công cụ chính mà ASEAN tin tưởng để giải quyết và quản lý vấn đề Biển Đông là việc thay thế DOC bằng COC.
Về tương quan quan hệ Mỹ - Trung Quốc - ASEAN, theo đánh giá của Tiến sỹ Korolev, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ tác động nhiều đến mối quan hệ này. Hiện nay, truyền thông Mỹ đưa tin ông Joe Biden đắc cử Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Trong trường hợp ông Biden thắng cử, sự vận động quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, về tổng thể, mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung sẽ tiếp tục được duy trì dưới thời chính quyền Biden. Điều này sẽ thúc đẩy Washington tăng cường đối thoại với ASEAN để cân bằng tốt hơn với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Sự xuất hiện của ông Joe Biden có thể tăng cường đối thoại giữa Mỹ và ASEAN. Giống như người tiền nhiệm trong đảng Dân chủ - cựu Tổng thống Barack Obama, ông Biden ủng hộ chính sách ngoại giao đa phương. Ông nhiều lần đề cập rằng muốn quay trở lại các thể chế và sáng kiến mà chính quyền ông Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi trước đó. Do đó, có khả năng Mỹ sẽ tham gia tích cực hơn vào các nền tảng lấy ASEAN làm trung tâm như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á hay Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN 8./.
Chuyên gia Singapore đánh giá Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 Nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức tại Hà Nội dưới hình thức họp trực tuyến từ ngày 12-15/11, phóng viên TTXVN tại Singapore đã phỏng vấn ông Choi Shing Kwok, Viện trưởng Viện ISEAS-Yusof Ishak kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc ISEAS, Singapore, đánh giá...