COVID-19 tác động tới hệ tiêu hóa khiến bệnh nhân suy kiệt
COVID-19 không chỉ tác động lên hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa gây các tình trạng: Chán ăn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mật, xuất huyết tiêu hóa.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Khoa học Tiêu hóa toàn quốc thường niên lần thứ 27, do Bệnh viện TWQĐ 108 và Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam đã phối hợp tổ chức trong hai ngày 17-18/12/2021.
GS.TS Mai Hồng Bàng – Chủ tịch Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 phát biểu tại Hội nghị.
Bệnh ung thư tiêu hóa ngày càng gia tăng
Hệ tiêu hóa là nơi dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến ung thư, nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể.
Các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, gan, đại tràng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, những năm gần đây các loại ung thư tiêu hóa luôn đứng trong top 5 bệnh ung thư phổ biến và đang ở mức báo động.
Trong đó, 05 loại ung thư phổ biến năm 2020 lần lượt là ung thư gan, phổi, ung thư vú (ở nữ), dạ dày và đại trực tràng. Nước ta nằm trong top 20 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao trên thế giới. Mỗi năm ghi nhận 17.500 ca mắc mới ung thư dạ dày trong đó 15.000 trường hợp tử vong; gần 15.000 ca mắc ung thư đại tràng mới và có đến hơn 7.000 người chết vì căn bệnh này.
BS.CKII. Trần Kiều Miên trình bày báo cáo về tác động của COVID-19 lên hệ tiêu hóa.
Video đang HOT
Tác động của COVID-19 đối với bệnh tiêu hóa
Trong gần 2 năm vừa qua, COVID-19 với các tác động lên hệ hô hấp khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, thở oxy, thở máy…
Tuy nhiên, một vấn đề của COVID-19 tác động sớm lên sức khỏe của người bệnh, đó là ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, ít được nhắc đến.
Với báo cáo của các chuyên gia: BS.CKII Trần Kiều Miên (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam); TS.BS Phạm Hùng Vân (Chủ tịch Hội Vi sinh, Lâm sàng TP.Hồ Chí Minh); ThS.BS.Trần Đăng Khoa (Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM) đã cho thấy tác động to lớn của COVID-19 đối với hệ tiêu hóa, như: Chán ăn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mật, xuất huyết tiêu hóa…
Những tác động này không chỉ ảnh hưởng ngay thời điểm mắc bệnh, dẫn đến suy kiệt sức khỏe của bệnh nhân, mà nó còn có thể kéo dài từ vài tháng đến hàng năm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, do vấn đề chán ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Từ đó đưa ra các giải pháp về chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 trong và sau khi điều trị.
TS.BS. Phạm Hùng Vân trình bày báo cáo về vai trò của vaccine COVID-19 đối với miễn dịch cộng đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Mai Hồng Bàng, Chủ tịch Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, hội nghị là dịp đặc biệt để các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong chẩn đoán, xây dựng kế hoạch điều trị, chiến lược điều trị dự phòng với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng điều trị, mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh;
Đồng thời góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực y học nói chung, lĩnh vực tiêu hóa nói riêng giữa các bệnh viện, là nền tảng triển khai các hoạt động hợp tác, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật sâu rộng giữa các bệnh viện trong toàn quốc, cũng như mở rộng hợp tác quốc tế với nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 ngày nay.
Hội nghị Khoa học Tiêu hóa toàn quốc lần thứ 27 được tổ chức dưới hai hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ngoài các đại biểu, giáo sư đầu ngành tham dự các hội thảo trực tiếp, còn hơn 1000 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ đến từ các bệnh viện quân dân y trong nước và quốc tế tham dự tại các điểm cầu.
Vẫn có trẻ mắc Covid- 19 diễn biến nặng, nguy kịch
Bệnh Covid-19 ở trẻ ít gặp hơn người lớn. Phần lớn trẻ mắc không có triệu chứng hoặc thể nhẹ.
Tuy nhiên, vẫn có 4% diễn biến nặng và nguy kịch là 0,5%, nguy cơ này cao hơn ở trẻ dưới một tuổi.
Theo thống kê của UNICEF, số tử vong do Covid-19 ở trẻ em trên toàn cầu (78 nước) là 8700/2,7 triệu ca tử vong, chiếm khoảng 0,3% số tử vong. Trẻ tử vong thường có các bệnh nền kèm theo như suy dinh dưỡng, bệnh ác tính, tuy nhiên, có thể do quá tải của hệ thống y tế và do nhiễm biến chủng Delta. Thời gian gần đây, nhiều trẻ không có bệnh nền cũng đã diễn biến nặng và tử vong.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua, số mắc tăng cao khiến số trẻ mắc Covid-19 cũng tăng theo. Đây là nhóm chưa được tiêm vaccine.
Theo Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở cả người lớn và trẻ em tuy nhiên Covid- 19 trẻ em ít gặp hơn. Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
Trẻ em mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Hội chứng viêm hệ thống đa cơ quan ở trẻ em mắc Covid-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu 2 - 6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2, nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây tử vong.
Trẻ mắc Covid-19 chủ yếu ở thể nhẹ, nhưng vẫn có thể diễn biến nặng và tử vong (Ảnh minh họa: F.Times).
Triệu chứng phổ biến của Covid-19 ở trẻ
Thời gian ủ bệnh là 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. Theo hướng dẫn điều trị Covid-19 ở trẻ mới được Bộ Y tế ban hành, ở giai đoạn khởi phát, trẻ có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở trẻ là: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), ỉa chảy (20%), khó thở (18%), triệu chứng mũi họng (17%), phát ban (17%), mệt mỏi (16%), đau bụng (15%), triệu chứng giống Kawasaki (13%), không có triệu chứng (13%), triệu chứng thần kinh (12%), kết mạc (11% và họng đỏ 9%.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da...); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Ở giai đoạn tiến triển, hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh... Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (
Thời kỳ hồi phục ở trẻ thường trong giai đoạn ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
Phòng bệnh Covid-19
TS.BS Phan Hữu Phúc, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hầu hết trẻ em nhiễm Covid-19 chỉ ở thể nhẹ nhưng một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch.
"Covid-19 thường gây ra các triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường do các căn nguyên khác nhau, nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng và tử vong, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu như: ho, sốt, khó thở, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn..., các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời", BS Phúc khuyến cáo.
Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh, đó là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.
Người phụ nữ tóc rụng như trút, ám ảnh đến muốn chết dù đã khỏi Covid-19 Dù đã có kết quả âm tính với Covid-19, 2 người trong gia đình có 5 F0 tại TPHCM thường xuyên bị ám ảnh, thậm chí nghĩ đến cái chết. Ngày 8/11, chị M. (SN 1974, ngụ TPHCM) liên hệ phóng viên Dân trí với mong muốn được giới thiệu bác sĩ hỗ trợ, khi sức khỏe có nhiều chuyển biến tiêu cực....