COVID-19: Số ca mắc ở Nhật Bản tăng đột biến, Ấn Độ có hơn 900 người nhiễm bệnh
Nhật Bản đã ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm virus corona tăng đột biến, trong khi Ấn Độ có hơn 900 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.
Số ca mắc nCoV ở Nhật Bản tăng đột biến
Bộ Y tế Nhật Bản đã ghi nhận 714 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới và 4 trường hợp thiệt mạng vào hôm 11/4. Đây là ngày thứ năm liên tiếp Nhật Bản chứng kiến sự tăng vọt kỷ lục về số trường hợp nhiễm bệnh.
Đến nay, Nhật Bản ghi nhận tổng số 7.460 ca nhiễm, bao gồm 712 ca từ du thuyền Diamond Princess. Tổng số người chết vì virus ở Nhật Bản là 109.
Nhật Bản đã ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm virus corona tăng đột biến. (Ảnh: AA)
Tại Tokyo, hôm 11/4 ghi nhận kỷ lục số ca nhiễm bệnh với 197 trường hợp, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên tới 1.902.
Hiệp hội y học cấp tính Nhật Bản và Hiệp hội y học khẩn cấp Nhật Bản, đã đưa ra cảnh báo chung về sự khủng hoảng thiếu thuốc cấp cứu, có thể dẫn đến sự sụp đổ của y học nói chung.
Bên cạnh đó, tuyên bố cũng cho hay, khẩu trang và áo khoác phẫu thuật bệnh viện đang ngày càng thiếu hụt tại Nhật Bản.
Ngày 7/4, Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng đối với Tokyo và 6 khu vực khác ở Nhật Bản. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính quyền nhiều công cụ hơn để buộc người dân phải ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa.
Ấn Độ có hơn 900 trường hợp nhiễm mới
Hôm 12/4, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ đã báo cáo nước này có 910 trường hợp mới mắc COVID-19 và 34 trường hợp thiệt mạng trong 24 giờ qua.
Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho hay, đến nay nước này đã ghi nhận tổng cộng 8.356 ca nhiễm virus corona chủng mới, trong đó có 273 trường hợp thiệt mạng.
Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 8.356 ca nhiễm virus corona churg mới. (Ảnh: Economictimes)
Theo Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR), Ấn Độ đã thực hiện 17.143 mẫu xét nghiệm vào hôm 11/4.
Trước tình hình leo thang số ca nhiễm bệnh, 3 bang ở Ấn Độ gồm bang Maharashtra – nơi có số ca mắc COVID-19 cao nhất ở Ấn Độ, Punjab và Odisha đã gia hạn lệnh phong tỏa cho đến ngày 30/4.
Video: Mạnh thường quân nườm nượp chở gạo đến góp sức cho ‘ATM gạo’
“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc kéo dài thời gian phong tỏa. Điều này sẽ kéo dài ít nhất cho đến ngày 30/4. Tôi nhấn mạnh ít nhất là vì tất cả phụ thuộc vào kỷ luật xã hội của chúng ta”, Văn phòng Thủ hiến bang Maharashtra, ông Uddhav Thackeray, cho biết.
Lệnh phong tỏa kéo dài 3 tuần do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố sẽ kết thúc vào ngày 14/4. Quyết định về việc có gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc tiếp hay không vẫn chưa được ông Narendra Modi đưa ra.
KÔNG ANH
Công việc mơ ước biến thành ác mộng với thủy thủ đoàn Diamond Princess
Các thành viên thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở Nhật Bản lo sợ bị nhiễm virus corona nhưng vẫn phải duy trì hoạt động của tàu trong điều kiện tồi tệ.
Các thành viên thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess nói rằng họ sợ nhiễm phải virus corona gây chết người nhưng không được bảo vệ bằng các hành khách mà họ phục vụ.
Mười nhân viên trên tàu đã được xác nhận nhiễm virus và những người khác cảm thấy bị bệnh. Nhưng không giống các hành khách, họ không được cách ly.
"Tại sao họ không tách chúng tôi ra? Có phải chúng ta không phải là một phần của con tàu hay không? Nếu hành khách đã bị cách ly, tại sao chúng tôi không được như vậy", một đầu bếp từ Ấn Độ nói với Washington Post.
Nỗi sợ trở thành người tiếp theo
Người đầu bếp, một trong số 1.035 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu, cho biết ngày của anh bắt đầu lúc 6h15 à anh làm việc cả ngày để nấu bữa ăn cho hành khách, những người chủ yếu bị giới hạn trong cabin của họ, với cơ hội hạn chế để tập thể dục.
Khoảng 3.600 người bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess tại cảng Yokohama, gần Tokyo, vì lo ngại về virus corona mới. Con tàu đang được kiểm dịch trong 14 ngày. Ảnh: AFP/Getty.
Ngược lại, các thành viên thủy thủ đoàn ăn uống lộn xộn, sử dụng cùng khay đĩa và dùng chung nhà vệ sinh.
Hôm 11/2, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết 10 thành viên thủy thủ đoàn nằm trong số 135 người đã thử nghiệm dương tính với virus này, bao gồm hai người từ Ukraine và 8 người từ Philippines.
Chính phủ Ukraine cho biết hai người mang quốc tịch nước này, một phụ nữ 37 tuổi và một người đàn ông 25 tuổi, làm việc trong bếp và đã được đưa đến bệnh viện ở Nhật Bản.
Đầu bếp nói rằng hai hoặc ba người Ấn Độ cũng bị bệnh nhưng anh không biết liệu họ có bị nhiễm virus hay không.
Anh cho biết đã làm việc cho công ty trong ba năm và đi du lịch đến Alaska và Canada. "Đó là công việc mơ ước của tôi, nhưng giờ nó đã biến thành cơn ác mộng", anh nói.
Hôm 10/2, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết thêm 65 người đã thử nghiệm dương tính với virus này, gần gấp đôi số người nhiễm bệnh. Tin tức đó đã khiến Binay Kumar Sarkar, một thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ khác, đăng một video lên Facebook cầu xin Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Liên Hợp Quốc hỗ trợ.
Anh nói rằng mọi người đều lo sợ xem ai sẽ là người tiếp theo. Anh yêu cầu tất cả thành viên thủy thủ đoàn được kiểm tra càng sớm càng tốt và người bệnh được đưa đến bệnh viện.
Chờ đợi ngày lệnh cách ly hết hạn
Các hành khách và thủy thủ đoàn của một du thuyền bị cách ly khác đã được phép rời tàu vào ngày 9/2 sau khi chính quyền Hong Kong kiểm tra tất cả 1.800 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu và thấy rằng không ai có virus.
Chính phủ Nhật Bản nói rằng họ có khả năng kiểm tra ít nhất 1.000 người mỗi ngày nhưng sẽ rất khó khăn khi xét nghiệm mọi người trên tàu Diamond Princess.
Nhân viên y tế lên tàu du lịch Diamond Princess đã được cách ly tại cảng Yokohama, ngày 11/2. Ảnh: AP.
"Chúng tôi nhận thức được những lo ngại của họ, chúng tôi đã nghe thấy những tiếng nói yêu cầu làm nhiều hơn để cải thiện tình trạng của họ và chúng tôi đã xem xét các biện pháp để giải quyết những vấn đề đó", Masami Sakoi, một quan chức cấp cao của bộ y tế, nói với các phóng viên.
Sakoi cho biết chính phủ cần thủy thủ đoàn duy trì hoạt động trên tàu. Du thuyền được đặt cách ly 14 ngày tại cảng Yokohama của Nhật Bản vào tuần trước. Ông cho biết chính phủ đang cử một nhóm chuyên gia để đánh giá điều kiện sống và làm việc trên tàu vào ngày 12/2.
"Sau khi họ đánh giá các điều kiện, chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề đó càng nhiều càng tốt khi hợp tác với công ty điều hành", ông nói.
Việc cách ly cho hành khách sẽ được dỡ bỏ vào ngày 19/2 nhưng không rõ liệu các thành viên thủy thủ đoàn có yêu cầu kiểm dịch bổ sung hay không vì họ không được cách ly với người mang virus.
"Công việc trên tàu không đơn giản. Bạn cần phải tập trung. Bạn cần có một tâm trí tích cực rằng bạn có thể làm công việc của mình", Norman Lee, một nhân viên nhà bếp, nói.
Một nhân viên nhà hàng tên Olena Ruban khuyến khích các thành viên thủy thủ đoàn tận hưởng cuộc sống của họ trên tàu nhưng sau đó thêm một lời cảnh báo: "Hãy trở nên mạnh mẽ - vì ở đây, chỉ có những người mạnh mẽ sống sót".
Nhưng đầu bếp Ấn Độ giấu tên cho biết điều kiện trên tàu rất khủng khiếp. Hợp đồng cho một số thành viên thủy thủ đoàn đã hết hạn vào tuần trước, nhưng họ vẫn phải tiếp tục làm việc cho đến ngày 19/2.
"Nhưng ai sẽ sống sót đến lúc đó? Tôi rất sợ và đang đếm từng ngày", anh nói.
Nhật Bản xác nhận có thêm 65 ca nhiễm virus corona trên du thuyền
Du thuyền Diamond Princess đang cách ly ở Yokohama, Nhật, có thêm 65 ca nhiễm virus corona, nâng tổng số trường hợp nhiễm trên du thuyền lên 135.
Theo news.zing.vn
Đại dịch Covid-19: Số người chết ở Pháp cao kỷ lục Số người chết ở Pháp tăng khủng khiếp trong ngày 2/4, nâng tổng số người chết do SARS-CoV-2 trên toàn cầu lên trên 50 nghìn người. 7h30 (giờ Việt Nam), ngày 3/4, Worldometers cập nhật, số người thiệt mạng chỉ trong ngày 2/4 ở Pháp là 1.355 người, đưa tống số người thiệt mạng do SARS-CoV-2 tại quốc gia này lên 5.387 người....