COVID-19 sáng 8/2: Thế giới thêm 6.500 ca tử vong; Israel bãi bỏ ‘Thẻ Xanh’ vaccine
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.631.704 trường hợp mắc COVID-19 và 6.596 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 397 triệu ca, trong đó trên 5,76 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở bang Amazon, Brazil ngày 14/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 8/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 397.691.892 ca, trong đó có 5.765.918 người tử vong.
Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron.
Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại khu vực Cầu Cảng Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “ nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Brazil và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Nga là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 170.000 ca), trong khi Ấn Độ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.200 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 301.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 95.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 7/2, thế giới có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Video đang HOT
Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, hiện có hơn 135,9 triệu ca nhiễm, trong đó có 1.638.777 ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai về số ca nhiễm, hiện là hơn 104,5 triệu ca. Khu vực Bắc Mỹ đứng thứ hai về số ca tử vong, với 1.341.740 ca.
Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong, hiện là hơn 78 triệu ca nhiễm và 926.029 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai với hơn 42,2 triệu ca nhiễm, trong đó có 502.905 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với hơn 26,5 triệu ca nhiễm. Đáng chú ý, Brazil ngày 7/2 phát hiện 5 ca nhiễm biến thể “Omicron tàng hình”, dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron. Biến thể BA.2 được cho là có khả năng “tàng hình” tốt hơn so với biến thể Omicron gốc vì có những đặc điểm di truyền đặc biệt khiến nó khó bị theo dõi. Một số nhà khoa học lo ngại rằng BA.2 cũng có thể dễ lây lan hơn. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ về biến thể này, trong đó có câu hỏi liệu nó có né tránh vaccine tốt hơn hay gây bệnh nặng hơn hay không.
Tiếp tục chính sách quét sạch COVID-19 trong cộng đồng (Zero-COVID), Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Bách Sắc, thuộc khu vực Quảng Tây, sau khi ghi nhận 37 ca lây nhiễm trong cộng đồng trong ngày 6/2. Giới chức thành phố Bách Sắc đã yêu cầu người dân ở nhà từ ngày 7/2 và tránh đi lại không cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Thành phố này cũng tạm ngừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, giao thông công cộng, đóng cửa trường học và tạm hoãn mở cửa trở lại các cửa khẩu dọc biên giới. Các nhân viên trong những ngành thiết yếu ở Bách Sắc cần phải có giấy thông hành mới được di chuyển trong nội thành.
Trong khi đó, tình hình lây lan dịch bệnh tại Nga đang có dấu hiệu giảm. Nước này ghi nhận 171.905 ca nhiễm mới, lần đầu tiên giảm kể từ ngày 10/1. Biến thể Omicron đã được ghi nhận tại 84 trong tổng số 85 tỉnh trên cả nước.
Trong nỗ lực sống chung an toàn với COVID-19, Australia thông báo chính thức mở cửa biên giới cho tất cả các du khách quốc tế, các loại thị thực kể từ ngày 21/2, với điều kiện những người này tiêm đủ ít nhất hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Những người chưa được tiêm vaccine phải nộp đơn xin miễn trừ y tế nếu muốn nhập cảnh vào Australia và sẽ phải cung cấp bằng chứng rằng họ không thể tiêm vì lý do y tế.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã cho phép trường học tự quyết định hình thức học, tiếp tục học trực tiếp hay chuyển sang học từ xa tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh tại trường. Tuy nhiên, mỗi trường học sẽ được khuyến cáo không chuyển sang học từ xa hoàn toàn theo kế hoạch mới nếu 3% số học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc 15% phải tự cách ly do nhiễm hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Các trường học cũng sẽ được yêu cầu phát hiện các ca nhiễm và tiến hành truy vết trong nhà trường bằng bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm PCR di động. Các trường cấp trên tiểu học sẽ được cung cấp các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh để xét nghiệm cho 20% số học sinh, trong khi tỷ lệ này dành cho các trường mẫu giáo và tiểu học là 30%. Các trường đại học cũng sẽ được khuyến cáo tiếp tục học trực tiếp trong học kỳ mới và chuẩn bị một kế hoạch dự phòng 2 giai đoạn để chuyển sang học từ xa trong trường hợp cần thiết.
Nhằm bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em, Ủy ban Quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 đã hối thúc người dân đưa con và các thành viên khác trong gia đình đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Tại Thái Lan, Thủ tướng nước này cũng kêu gọi đẩy nhanh tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Số liệu của Chính phủ Thái Lan cho thấy số ca mắc COVID-19 trong nhóm này là 123.403 ca từ tháng 4-12 /2021 (trung bình 13.711 ca mỗi tháng), trong khi số ca mắc từ tháng 1 đến ngày 2/2/2022 là 10.266 ca.
Về phần mình, Nhật Bản chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 -11 tuổi vào đầu tháng 3 tới. Một số địa phương đang lên kế hoạch lập các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn song song với việc tiêm chủng ở các bệnh viện. Vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 – 11 tuổi sẽ khác với loại vaccine được sử dụng để tiêm cho những người từ 12 tuổi trở lên về liều lượng, thời hạn bảo quản và khoảng cách giữa hai mũi tiêm (tối thiểu 3 tuần). Trong một diễn biến liên quan khác, một nhóm chuyên gia của Chính phủ Nhật Bản vừa đề xuất khuyến khích trẻ em ở trường mẫu giáo đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh trong đối tượng này.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 64.142 ca mắc mới COVID-19 và 232 ca tử vong.
Tới hết ngày 7/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 17.185.632 trường hợp và 315.308 ca tử vong. Trong ngày 7/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 32.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (84).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng trong vài tháng trước, song những ngày qua dịch bệnh đang leo thang trở lại khi số ca mắc mới tăng vọt.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 7/2 ghi nhận thêm trên 6.000 ca bệnh mới và 18 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 136.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 6 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
AstraZeneca 'khoe' liều thứ 3 chống được Omicron
Hãng dược AstraZeneca của Anh dẫn nghiên cứu của phòng thí nghiệm Đại học Oxford cho biết liều vắc xin thứ 3 của hãng này có thể giúp chống lại biến thể Omicron.
AstraZeneca cho biết 3 liều vắc xin của mình giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron - Ảnh: REUTERS
Ngày 23-12, AstraZeneca dẫn nghiên cứu (hiện chưa được công bố và bình duyệt) cho biết vắc xin của hãng giúp tăng mạnh mức kháng thể chống lại biến thể Omicron sau khi được tiêm liều thứ 3.
"Việc tiêm vắc xin tăng cường liều thứ ba đã vô hiệu hóa biến thể Omicron ở mức độ tương tự... sau liều thứ hai đối với biến thể Delta", Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của AstraZeneca. Theo đó, mức độ kháng thể trung hòa sau liều thứ 3 cũng cao hơn ở người mắc và tự khỏi bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford, là tổ chức đã giúp AstraZeneca phát triển vắc xin vào năm ngoái và dựa trên phân tích các mẫu máu lấy từ những người bị nhiễm COVID-19, những người được tiêm ngừa 3 liều vắc xin. Trong số này có 41 người được tiêm 3 liều vắc xin AstraZeneca.
"Thật đáng khích lệ khi các loại vắc xin hiện tại có khả năng chống lại Omicron sau khi tiêm liều thứ 3. Những kết quả này củng cố quan điểm đưa liều thứ 3 thành một phần của chiến lược vắc xin quốc gia, đặc biệt là để hạn chế sự lây lan của các biến thể đáng lo ngại, bao gồm cả Omicron", giáo sư John Bell của Đại học Oxford, một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết.
Trước đó, các hãng dược Pfizer và Moderna cũng đã khẳng định vắc xin của mình có thể giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron khi tiêm liều bổ sung.
Theo kết quả thử nghiệm của Moderna công bố ngày 20-12, liều thứ 3 của hãng này với liều lượng 50 mcg giúp tăng lượng kháng thể lên 37 lần, và liều 100 mcg tăng lượng kháng thể tới 80 lần để chống Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo các nước giàu không thu gom vắc xin để tiêm liều bổ sung khiến các nước nghèo không đủ nguồn cung, góp phần làm virus càng lây lan mạnh và biến đổi.
Đến nay, các dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron không gây bệnh nặng như các biến thể trước, nhưng có khả năng lây lan rất nhanh và vẫn có thể làm tăng số ca tử vong.
Bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà 'cháy hàng' ở Mỹ dịp lễ cuối năm Thời điểm du lịch cuối năm cùng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron khiến người Mỹ phải tranh nhau mua bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, buộc các nhà phân phối lớn phải giới hạn số bộ xét nghiệm mỗi người được mua. Nhu cầu mua bộ xét nghiệm COVID-19 cao tại Mỹ, các công ty như Amazon và Walgreens...