COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.731.964 trường hợp mắc COVID-19 và 9.917 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 391 triệu ca, trong đó trên 5,74 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 1
Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Kwai Chung, Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 5/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 391.079.283 ca, trong đó có 5.741.513 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron.

Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “ nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 2
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Brazil và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Pháp là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 240.000 ca), trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.900 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 301.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 95.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 4/2, thế giới có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 74 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 3
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Sapporo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới (hơn 77,1 triệu ca), nhiều hơn gần 2 lần so với số ca nhiễm tại Ấn Độ, nước đứng thứ hai với 41,9 triệu ca, trong khi số ca nhiễm tại Brazil là hơn 26 triệu ca. Xét về số ca tử vong, Mỹ vẫn dẫn đầu với 920.829 ca, tiếp đó là Brazil với 630.001 ca trong khi con số này ở Ấn Độ đã vượt ngưỡng 500.000 ca.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 132 triệu ca nhiễm, trong đó có 1.630.960 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 102 triệu ca nhiễm và 1.299.409 ca tử vong. Các số liệu lần lượt ở Bắc Mỹ là hơn 90 triệu ca nhiễm và 1.334.463 ca tử vong, ở Nam Mỹ là hơn 49,7 triệu ca nhiễm và 1.221.426 ca tử vong.

Kết quả nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 4/2 cho thấy đột quỵ thiếu máu là một biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân COVID-19, và nguy cơ này cao nhất trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo nghiên cứu, nguy cơ bệnh nhân COVID-19 bị đột quỵ trong 3 ngày đầu mắc bệnh cao hơn 10 lần so với giai đoạn trước khi người đó nhiễm virus. Đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học cấp cao của CDC Quanhe Yang cho biết tiêm chủng và các biện pháp phòng COVID-19 khác là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh và gặp các biến chứng như đột quỵ.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 4
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Nhằm đẩy mạnh việc xét nghiệm thuận tiện, các nhà nghiên cứu ở Singapore mới đây đã phát triển một mẫu máy phân tích hơi thở, được cho là có hiệu quả tương tự như khi làm xét nghiệm PCR, có khả năng xác định ca mắc COVID-19.

Điều đặc biệt, chiếc máy này cho độ chính xác tới hơn 95% trong việc phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng và không triệu chứng, cho kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút. Máy phân tích hơi thở này không phát hiện virus, thay vào đó được thiết kế để xác định các dạng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) có chứa virus SARS-CoV-2. Các dạng phân tử cụ thể, trong đó có aldehyde và xeton, liên kết với virus SARS-CoV-2 giúp các nhà khoa học có thể sử dụng hơi thở để xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Thiết bị mới này sử dụng công nghệ quang phổ Raman – kỹ thuật quang phổ dựa trên sự tán xạ không đàn hồi của ánh sáng đơn sắc thường được phát từ một nguồn laser, cho phép xác định các mẫu phân tử nhất định với độ chính xác cao. Điều quan trọng là các máy quang phổ Raman có thể mang đi, cho phép sàng lọc hơi thở trên quy mô lớn. Thiết bị chứa bộ 3 cảm biến tán xạ Raman tăng cường bề mặt (SERS) gắn vào các ống nano bạc. Chỉ cần 10 giây thở là có thể thu thập mẫu.

Sau đó, thiết bị phân tích hơi thở được đưa vào một quang phổ kế cầm tay nhỏ, cho ra kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút. Các nhà khoa học cho rằng cần thực hiện nhiều bước nữa mới có thể xác nhận các kết quả trên cũng như đưa công nghệ trên ra thị trường. Tuy nhiên, việc phát minh ra máy phân tích hơi thở hứa hẹn mang lại công nghệ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 mới dễ dàng hơn.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 5
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Coacalco, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một diễn biến mới nhất, công ty dược phẩm Afrigen của Nam Phi cho biết đã sử dụng trình tự đã được công bố của vaccine mRNA của hãng Moderna để bào chế phiên bản vaccine riêng ngừa COVID-19. Dự kiến, loại vaccine này sẽ được thử nghiệm lâm sàng trước cuối năm nay. Đây sẽ là ứng viên vaccine đầu tiên trên thế giới được bào chế dựa trên một loại vaccine đã được sử dụng rộng rãi mà không có sự hỗ trợ hay cấp phép từ phía nhà phát triển.

Video đang HOT

Đây cũng là loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA đầu tiên được thiết kế, phát triển và sản xuất trong phạm vi phòng nghiên cứu ở châu Phi. Theo kế hoạch, Biovac, nhà sản xuất vaccine của Nam Phi (có một phần vốn nhà nước) sẽ là công ty đầu tiên tiếp nhận công nghệ từ trung tâm nói trên. Afrigen cũng đã nhất trí sẽ đào tạo cho các công ty ở Argentina và Brazil.

Giám đốc Afrigen, Petro Terblanche cho biết Afrigen đang nghiên cứu phát triển vaccine mRNA không yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ quá lạnh như vaccine của Pfizer hay Moderna, để phù hợp với thời tiết ở châu Phi cũng như điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở y tế tại đây. Mục tiêu của Afrigen là thử nghiệm lâm sàng vaccine này trong tháng 11/2022.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 6
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Hiện tại, WHO đang khuyến nghị tăng tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu Phi thêm 6 lần nhằm đạt mục tiêu bao phủ vaccine 70% như đã lên kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2022. Văn phòng WHO khu vực châu Phi nhấn mạnh mặc dù nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 đã tăng đáng kể, tuy nhiên, châu lục này vẫn gặp khó khăn trong việc mở rộng chương trình tiêm chủng, khi mới chỉ có 11% dân số tiêm đủ liều vaccine cơ bản. Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi nhấn mạnh cần có một chiến lược đáng tin cậy để có thể đưa lượng vaccine này ra khỏi kho và đến tay người dân.

Liên quan đến các biện pháp phòng dịch, ngày 4/2, quan chức đứng đầu chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết sẽ sớm tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho toàn bộ 7,5 triệu cư dân của đặc khu, trong nỗ lực tăng cường nhằm kiểm soát đợt bùng phát mới. Hong Kong đang sản xuất 10 triệu bộ xét nghiệm nhanh để phục vụ chiến dịch xét nghiệm đại trà.

Tuy nhiên, bà Lâm không nói rõ thời điểm và cách triển khai chiến dịch này như thế nào. Nhân dịp này. bà cũng thông báo gói cứu trợ bổ sung trị giá 20 tỷ đôla Hong Kong (2,6 tỷ USD) cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch hiện hành.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 7
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 2/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tây Ban Nha cũng thông báo sẽ hủy bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời từ ngày 8/2, chính thức chấm dứt biện pháp được tái áp đặt từ cuối tháng 12/2021 khi xuất hiện biến thể Omicron khiến số ca nhiễm tăng cao.

Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cho biết quyết định được đưa ra trên cơ sở thời gian gần đây tình hình dịch bệnh đã được cải thiện rõ rệt. Chính phủ Italy cũng đã quyết định nới lỏng một số hạn chế phòng dịch, bao gồm việc mở cửa trường học, trong bối cảnh Thủ tướng Mario Draghi cam kết “tiếp tục con đường mở cửa trở lại”.

ADVERTISING

X

Theo quy định mới, Italy sẽ chấm dứt học trực tuyến đối với học sinh tiểu học và trung học, bất kể số học sinh bị mắc COVID-19 trong lớp. Tại các trường mẫu giáo, các lớp học sẽ chỉ chuyển sang học trực tuyến khi có trên 5 học sinh bị mắc COVID-19, so với 1 học sinh trước đây.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 7
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/2/2022. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 4/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 71.118 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca tử vong.

Tới hết ngày 4/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.885.601 trường hợp và 314.908 ca tử vong. Trong ngày 4/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 32.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (84).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng trong vài tháng trước, song những ngày qua dịch bệnh đang leo thang trở lại khi số ca mắc mới tăng vọt.

Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 4/2 ghi nhận thêm trên 8.000 ca bệnh mới và 21 người tử vong.

­­COVID-19 sáng 5/2: Số ca tử vong tăng mạnh trên thế giới; Châu Âu gia hạn chứng chỉ COVID-19 - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Washington, D.C., Mỹ, ngày 31/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 5 trường hợp. Lào giảm thời gian cách ly với một số đối tượng nhập cảnh nhất định, từ 14 ngày xuống còn 7 ngày. Bên cạnh đó, tất cả các cơ sở thể thao trong nhà và ngoài trời được phép mở hoàn toàn với điều kiện tuân thủ các nguyên tắc phòng chống COVID -19, tuy nhiên các câu lạc bộ đêm và quán karaoke vẫn tiếp tục đóng cửa.

Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.824.691 trường hợp mắc COVID-19 và 7.803 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 386 triệu ca, trong đó trên 5,7 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Kommunarka, Nga, ngày 29/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 4/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 377.186.897 ca, trong đó có 5.686.323 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh "nóng nhất" nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 2
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Pháp và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Pháp là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 300.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.900 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 305.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 95.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 3/2, thế giới có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với hơn 76 triệu ca mắc và 917.600 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ - hơn 41,8 triệu ca mắc và 498.987 ca tử vong, Brazil với hơn 25,8 triệu ca mắc và 629.078 ca tử vong, Pháp với 19,8 triệu ca mắc và 131.588 ca tử vong...

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Minsk Mazowiecki, Ba Lan, ngày 26/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, dù số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh do sự lây lan biến thể Omicron, song Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh ở khu vực có thể sẽ tạm lắng dịu trong một thời gian dài.

Theo đó, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu có thể sẽ sớm bước vào một "giai đoạn yên ổn kéo dài" nhờ tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa Đông lạnh giá sắp kết thúc. Ông cũng cho rằng "Lục địa Già" sẽ ứng phó tốt hơn với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới, kể cả với những biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn biến thể Omicron, mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Tuy nhiên, quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi, phát hiện các biến thể mới. Ông đồng thời kêu gọi giới chức y tế các nước tăng cường bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương vì dịch COVID-19.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày. Theo đó, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 3/2 (giờ địa phương), Nhật Bản ghi nhận thêm 104.470 ca mắc COVID-19.

Số ca bệnh nặng cũng lần đầu tiên tăng ở mức trên 900 ca sau thời gian hơn 4 tháng, kể từ cuối tháng 9/2021. Hai địa phương ghi nhận số ca mắc mới tăng cao tiếp tục là thủ đô Tokyo với 20.676 ca và Osaka với 19.615 ca. Chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo của hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ sau khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 53,1%, tăng 1,7% so với ngày 2/2.

Làn sóng dịch lần thứ 6 tại Nhật Bản bùng phát từ đầu năm 2022 đã khiến số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tăng cao chưa từng thấy. Tháng 8/2021, Nhật Bản ghi nhận mốc 1 triệu ca mắc COVID-19 và chỉ sau 5 tháng, con số này tăng gấp đôi lên 2 triệu ca. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian 2 tuần, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã tăng thêm 1 triệu ca, đưa tổng số ca mắc lần đầu tiên vượt mốc 3 triệu ca.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 5
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Còn tại Hàn Quốc, ngày 3/2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) ghi nhận 22.907 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 22.773 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 907.214 ca.

Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ở mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 20.000 ca, tỷ lệ lây nhiễm tăng 3,5 lần so với một tuần trước, trong khi số người tử vong là 6.812 người, tăng 25 người so với một ngày trước đó và số bệnh nhân COVID-19 thể nặng là 274 ca.

Đáng chú ý, tại châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể "Omicron tàng hình" mà các nhà khoa học cho là rất khó phát hiện.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 6
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Sibenik, Croatia, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 3/2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà khoa học tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) đã xuất hiện tại 5 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại việc các phương pháp xét nghiệm hiện nay có thể sẽ không phát hiện được BA.2.

Hiện WHO đang nỗ lực phối hợp với các phòng thí nghiệm để phân tích thêm các mẫu được xác định không phải là biến thể Omicron nhằm hiểu sâu hơn về sự lây truyền của BA.2.

Trước đó, bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 1/2, WHO thông báo BA.2 đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới. Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene. Đặc biệt, số ca nhiễm biến thể BA.2, phiên bản "tàng hình" của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR, đang gia tăng nhanh chóng

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.119 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca tử vong.

Tới hết ngày 3/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.815.335 trường hợp và 314.697 ca tử vong. Trong ngày 3/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 27.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (286).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 8
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Ngày 3/2, Indonesia ghi nhận 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Lực lượng Đặc nhiệm xử lý COVID-19 của Indonesia cho biết thủ đô Jakarta phát hiện nhiều ca mắc mới nhất với 10.117 ca, tiếp theo là tỉnh Tây Java với 7.308 ca và tỉnh Banten với 4.312 ca. Trong ngày 3/2, Indonesia cũng có thêm 38 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 144.411 ca.

Từ ngày 4/2, Indonesia sẽ rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ 7 ngày xuống còn 5 ngày nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế, đặc biệt là tại đảo Bali. Tuy nhiên, thời gian cách ly này chỉ được áp dụng đối với những du khách đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi những người mới được tiêm một mũi vẫn phải cách ly 7 ngày.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 9
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết quyết định trên được đưa ra dựa vào thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể Omicron là 3 ngày. Cũng theo ông Luhut, Bali sẽ mở cửa đón du khách từ tất cả các nước bắt đầu từ ngày 4/2 tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 3/2 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới và 21 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại "xứ sở triệu voi" trong 24 giờ qua là 5 trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 nămChủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm
06:38:57 04/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đàoĐộng thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào
09:10:36 04/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Tỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủTỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ
15:16:31 04/02/2025

Tin đang nóng

Vụ cô gái rơi khỏi ô tô đang chạy trên đường: Quá say nên tự lột đồ?Vụ cô gái rơi khỏi ô tô đang chạy trên đường: Quá say nên tự lột đồ?
08:43:15 05/02/2025
Xôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtôXôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô
07:59:06 05/02/2025
Xôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật BảnXôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật Bản
06:25:53 05/02/2025
Đỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độĐỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độ
06:30:41 05/02/2025
Người đàn ông chui qua cửa taxi, cầu cứu trên cao tốc TPHCM - Trung LươngNgười đàn ông chui qua cửa taxi, cầu cứu trên cao tốc TPHCM - Trung Lương
09:36:24 05/02/2025
Cô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kemCô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kem
08:13:29 05/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên bình luận gây sốc: "Người chết lẽ ra nên là anh"Chồng cũ Từ Hy Viên bình luận gây sốc: "Người chết lẽ ra nên là anh"
06:33:34 05/02/2025
Lộ danh tính 2 ngôi sao lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên khiến cô qua đời?Lộ danh tính 2 ngôi sao lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên khiến cô qua đời?
09:20:21 05/02/2025

Tin mới nhất

Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga

Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga

07:38:08 05/02/2025
Ông Podolyak khi đó đã dẫn báo cáo từ Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine cho biết một số đơn vị của quân đội bên thứ ba đã bị rút khỏi tiền tuyến ở tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Hai nhân viên bị bắt vì tuồn video thảm kịch hàng không cho CNN

Hai nhân viên bị bắt vì tuồn video thảm kịch hàng không cho CNN

06:57:49 05/02/2025
Hai nhân viên của sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington ở vùng phụ cận thủ đô Washington (Mỹ) đã bị bắt vì tuồn đoạn video ghi lại toàn cảnh thảm kịch hàng không chết chóc đêm 29.1 cho Đài CNN.
Đằng sau những mong muốn của Tổng thống Trump từ Canada và Mexico?

Đằng sau những mong muốn của Tổng thống Trump từ Canada và Mexico?

06:55:02 05/02/2025
Chúng tôi có thâm hụt lớn với Canada giống như với tất cả các quốc gia khác , ông Trump phát biểu từ Phòng Bầu dục. Điều tôi muốn thấy - Canada trở thành tiểu bang thứ 51 của chúng ta .
Mỹ ra mắt UAV mang hình dáng quả bóng bầu dục

Mỹ ra mắt UAV mang hình dáng quả bóng bầu dục

06:53:45 05/02/2025
Công ty XDOWN tại Mỹ vừa công bố chi tiết mẫu máy bay không người lái chiến thuật được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến nhanh và bí mật.
Cảnh sát biển Italy giải cứu 130 người di cư trên biển

Cảnh sát biển Italy giải cứu 130 người di cư trên biển

06:53:27 05/02/2025
Những người di cư được giải cứu chủ yếu là người Afghanistan và người Iran, cùng với 9 người Iraq và 6 người Pakistan, trong đó có 27 phụ nữ và 30 trẻ vị thành niên, bao gồm cả 6 trẻ em không có người đi kèm.
Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

06:51:32 05/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt việc chuyển giao gói vũ khí mới trị giá khoảng 1 tỉ USD cho Israel.
Hy Lạp: Hàng nghìn người phải sơ tán sau các trận động đất tại Santorini

Hy Lạp: Hàng nghìn người phải sơ tán sau các trận động đất tại Santorini

06:50:18 05/02/2025
Santorini nằm trên đỉnh một ngọn núi lửa phun trào lần cuối vào năm 1950. Tuy nhiên, ngày 3/2, các chuyên gia khẳng định các trận động đất liên tiếp không liên quan đến hoạt động núi lửa .
Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

06:47:58 05/02/2025
Hôm qua 2.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi hành sang Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và bàn về các vấn đề quan trọng cho hòa bình Trung Đông.
Iran ra mắt tên lửa mới có khả năng 'tạo ra địa ngục cho tàu địch'

Iran ra mắt tên lửa mới có khả năng 'tạo ra địa ngục cho tàu địch'

06:44:32 05/02/2025
Lực lượng hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 1.2 hé lộ một cơ sở tên lửa ngầm mới ở bờ biển phía nam nước này.
Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%

Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%

06:28:41 05/02/2025
Trung Quốc cũng công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với kim loại và hóa chất hiếm, bao gồm tungsten, tellurium, bismuth và molybdenum. Đây là những vật liệu được sử dụng trong nhiều thiết bị công nghiệp.
Vịnh Guantanamo chuẩn bị cho làn sóng di cư thời Tổng thống Trump

Vịnh Guantanamo chuẩn bị cho làn sóng di cư thời Tổng thống Trump

06:26:54 05/02/2025
Hoạt động mới sẽ đòi hỏi phải tăng cường nhân viên và hàng hóa đến căn cứ biệt lập này, nơi hoàn toàn phụ thuộc vào các sứ mạng tiếp tế đường không và đường biển từ Mỹ.
Tổng thống Trump ủng hộ Israel, cứng rắn với Liên hợp quốc

Tổng thống Trump ủng hộ Israel, cứng rắn với Liên hợp quốc

06:24:44 05/02/2025
Cùng thời điểm đó, Israel cũng tăng cường gây sức ép lên UNRWA. Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua 2 dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ Israel, bao gồm cả khu vực Đông Jerusalem.

Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ về nữ doanh nhân ở Hải Dương nhảy xuống hồ cứu 3 cháu bé

Tiết lộ về nữ doanh nhân ở Hải Dương nhảy xuống hồ cứu 3 cháu bé

Tin nổi bật

09:41:09 05/02/2025
Cứu sống 3 cháu bé, chị Nguyễn Thị Trang (Hải Dương) gần như kiệt sức, thều thào kêu chồng giúp đỡ. May mắn người phụ nữ này lên bờ an toàn sau khi có hành động nghĩa hiệp.
Hà Nội: Cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất bị tạm giữ vì hành hung người khác

Hà Nội: Cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất bị tạm giữ vì hành hung người khác

Pháp luật

09:27:32 05/02/2025
Một cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng, liên quan đến vụ hành hung người xảy ra trên địa bàn xã Thạch Hòa.
Sao Hoa ngữ 5/2: Tài xế đăng ảnh ốm yếu của Từ Hy Viên trước khi mất ít ngày

Sao Hoa ngữ 5/2: Tài xế đăng ảnh ốm yếu của Từ Hy Viên trước khi mất ít ngày

Sao châu á

09:17:36 05/02/2025
Một tài xế công bố hình ảnh ốm yếu của Từ Hy Viên vài ngày trước khi mất, hình ảnh này ngay lập tức được lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.
Các cựu hot girl tuổi Tỵ hiện tại: Visual "đóng băng thời gian", style sang chuẩn phú bà

Các cựu hot girl tuổi Tỵ hiện tại: Visual "đóng băng thời gian", style sang chuẩn phú bà

Phong cách sao

09:15:22 05/02/2025
Huyền Baby, Tâm Tít và Midu là những cái tên đại diện cho những mỹ nhân tuổi Tỵ sở hữu sự nghiệp thành công rực rỡ.
Đừng chỉ mặc đồ trơn màu, chị em nên diện váy họa tiết theo 10 cách tuyệt xinh chứ không "sến" để du Xuân

Đừng chỉ mặc đồ trơn màu, chị em nên diện váy họa tiết theo 10 cách tuyệt xinh chứ không "sến" để du Xuân

Thời trang

09:11:15 05/02/2025
Vào dịp đầu năm mới Ất Tỵ, các nàng nên áp dụng phong cách thời trang nổi bật, tươi mới để phù hợp với không khí Tết.
Nhan sắc đời thường trẻ trung của ca sĩ Mỹ Tâm

Nhan sắc đời thường trẻ trung của ca sĩ Mỹ Tâm

Người đẹp

09:03:21 05/02/2025
Trên trang cá nhân, ca sĩ Mỹ Tâm thường xuyên cập nhập ảnh mới với phong cách trang điểm nhẹ nhàng, toát lên vẻ xinh đẹp, dịu dàng.
Xây nhà trên đất của bố mẹ chồng cho, tôi không có quyền được làm theo ý mình

Xây nhà trên đất của bố mẹ chồng cho, tôi không có quyền được làm theo ý mình

Góc tâm tình

08:57:17 05/02/2025
Bố mẹ chồng quyết định sẽ hỗ trợ tài chính để xây nhà cho vợ chồng tôi trên mảnh đất của ông bà. Nhưng chuyện xây sửa, thiết kế ra sao con dâu không có quyền được lên tiếng
Cãi vã căng thẳng, chồng đốt xe của vợ giữa đường, 4 người trên xe hoảng loạn tháo chạy

Cãi vã căng thẳng, chồng đốt xe của vợ giữa đường, 4 người trên xe hoảng loạn tháo chạy

Netizen

08:29:38 05/02/2025
Trong cuộc sống hôn nhân, việc vợ chồng có mâu thuẫn là hết sức bình thường, quan trọng là người trong cuộc phải luôn bình tĩnh và giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc tôn trọng đối phương.
Sơn La - điểm đến lý tưởng du xuân đầu năm

Sơn La - điểm đến lý tưởng du xuân đầu năm

Du lịch

08:16:08 05/02/2025
Sự kết hợp của điểm đến Mộc Châu, sắc màu văn hóa và những lễ hội ấn tượng đã giúp Sơn La thu hút lượng khách cao kỷ lục, thu về gần 300 tỷ đồng từ dịch vụ du lịch dịp Tết Nguyên đán năm 2025.
Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Lạ vui

08:14:20 05/02/2025
Công ty đã kháng cáo và kiện lên tòa án cấp cao hơn nhưng vẫn phải bồi thường nữ nhân viên này. Nữ nhân viên được ký hợp đồng vô thời hạn bất ngờ bị sa thải