COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.824.691 trường hợp mắc COVID-19 và 7.803 ca t.ử von.g. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 386 triệu ca, trong đó trên 5,7 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Kommunarka, Nga, ngày 29/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 4/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 377.186.897 ca, trong đó có 5.686.323 người t.ử von.g.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và t.ử von.g tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “ nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 2
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Pháp và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Pháp là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 300.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca t.ử von.g mới cao nhất thế giới với trên 2.900 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 305.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 95.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 3/2, thế giới có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca t.ử von.g vì dịch bệnh.

Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với hơn 76 triệu ca mắc và 917.600 ca t.ử von.g. Tiếp đến là Ấn Độ – hơn 41,8 triệu ca mắc và 498.987 ca t.ử von.g, Brazil với hơn 25,8 triệu ca mắc và 629.078 ca t.ử von.g, Pháp với 19,8 triệu ca mắc và 131.588 ca t.ử von.g…

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Minsk Mazowiecki, Ba Lan, ngày 26/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, dù số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh do sự lây lan biến thể Omicron, song Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh ở khu vực có thể sẽ tạm lắng dịu trong một thời gian dài.

Theo đó, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu có thể sẽ sớm bước vào một “giai đoạn yên ổn kéo dài” nhờ tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa Đông lạnh giá sắp kết thúc. Ông cũng cho rằng “Lục địa Già” sẽ ứng phó tốt hơn với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới, kể cả với những biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn biến thể Omicron, mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Tuy nhiên, quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi, phát hiện các biến thể mới. Ông đồng thời kêu gọi giới chức y tế các nước tăng cường bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương vì dịch COVID-19.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày. Theo đó, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 3/2 (giờ địa phương), Nhật Bản ghi nhận thêm 104.470 ca mắc COVID-19.

Số ca bệnh nặng cũng lần đầu tiên tăng ở mức trên 900 ca sau thời gian hơn 4 tháng, kể từ cuối tháng 9/2021. Hai địa phương ghi nhận số ca mắc mới tăng cao tiếp tục là thủ đô Tokyo với 20.676 ca và Osaka với 19.615 ca. Chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo của hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ sau khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 53,1%, tăng 1,7% so với ngày 2/2.

Làn sóng dịch lần thứ 6 tại Nhật Bản bùng phát từ đầu năm 2022 đã khiến số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tăng cao chưa từng thấy. Tháng 8/2021, Nhật Bản ghi nhận mốc 1 triệu ca mắc COVID-19 và chỉ sau 5 tháng, con số này tăng gấp đôi lên 2 triệu ca. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian 2 tuần, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã tăng thêm 1 triệu ca, đưa tổng số ca mắc lần đầu tiên vượt mốc 3 triệu ca.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 5
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Còn tại Hàn Quốc, ngày 3/2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) ghi nhận 22.907 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 22.773 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 907.214 ca.

Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ở mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 20.000 ca, tỷ lệ lây nhiễm tăng 3,5 lần so với một tuần trước, trong khi số người t.ử von.g là 6.812 người, tăng 25 người so với một ngày trước đó và số bệnh nhân COVID-19 thể nặng là 274 ca.

Đáng chú ý, tại châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể “Omicron tàng hình” mà các nhà khoa học cho là rất khó phát hiện.

Video đang HOT

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 6
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Sibenik, Croatia, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 3/2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà khoa học tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) đã xuất hiện tại 5 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại việc các phương pháp xét nghiệm hiện nay có thể sẽ không phát hiện được BA.2.

Hiện WHO đang nỗ lực phối hợp với các phòng thí nghiệm để phân tích thêm các mẫu được xác định không phải là biến thể Omicron nhằm hiểu sâu hơn về sự lây truyền của BA.2.

Trước đó, bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 1/2, WHO thông báo BA.2 đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới. Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene. Đặc biệt, số ca nhiễm biến thể BA.2, phiên bản “tàng hình” của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR, đang gia tăng nhanh chóng

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.119 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca t.ử von.g.

Tới hết ngày 3/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.815.335 trường hợp và 314.697 ca t.ử von.g. Trong ngày 3/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 27.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca t.ử von.g nhất (286).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca t.ử von.g mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 8
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca t.ử von.g không quá cao.

Xét về tổng số ca mắc và t.ử von.g từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Ngày 3/2, Indonesia ghi nhận 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Lực lượng Đặc nhiệm xử lý COVID-19 của Indonesia cho biết thủ đô Jakarta phát hiện nhiều ca mắc mới nhất với 10.117 ca, tiếp theo là tỉnh Tây Java với 7.308 ca và tỉnh Banten với 4.312 ca. Trong ngày 3/2, Indonesia cũng có thêm 38 ca t.ử von.g vì COVID-19, nâng tổng số ca t.ử von.g lên 144.411 ca.

Từ ngày 4/2, Indonesia sẽ rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ 7 ngày xuống còn 5 ngày nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế, đặc biệt là tại đảo Bali. Tuy nhiên, thời gian cách ly này chỉ được áp dụng đối với những du khách đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi những người mới được tiêm một mũi vẫn phải cách ly 7 ngày.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 9
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết quyết định trên được đưa ra dựa vào thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể Omicron là 3 ngày. Cũng theo ông Luhut, Bali sẽ mở cửa đón du khách từ tất cả các nước bắt đầu từ ngày 4/2 tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 3/2 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới và 21 người t.ử von.g.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca t.ử von.g trong một ngày qua. Campuchia được đán.h giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca t.ử von.g tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 5 trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đ.e dọ.a Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil 'nóng' trở lại

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,4 triệu ca nhiễm mới và 7.200 ca t.ử von.g. Nước Pháp dẫn đầu với trên nửa triệu ca nhiễm mới trong khi Brazil đang trở lại là điểm nóng lây nhiễm của thế giới.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 1
Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 358.116.359 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.630.651 ca t.ử von.g. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.471.342 và 7.201 ca t.ử von.g mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 283.733.506 người, 68.752.202 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 95.835 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 501.635 ca nhiễm mới; Mỹ đứng thứ hai với 263.498 ca; tiếp theo là Brazil (176.371 ca). Mỹ đứng đầu về số ca t.ử von.g mới, với 1.720 người chế.t trong ngày; tiếp theo là Nga (681 ca) và Pháp (467 ca t.ử von.g).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 73.224.898 người, trong đó có 893.854 ca t.ử von.g. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 39.799.202 ca nhiễm, bao gồm 490.462 ca t.ử von.g. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 24.311.317 ca bệnh và 623.843 ca t.ử von.g. Ca nhiễm mới tại Brazil đột ngột tăng gấp đôi khi nước này đang trên đường trở lại là một điểm nóng lây nhiễm ở Mỹ Latinh.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 116,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 96 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 85,6 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 46,42 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,79 triệu ca và châu Đại Dương trên 2,46 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 1
Tr.ẻ e.m chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thử nghiệm vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron

Ngày 25/1, hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 đặc hiệu chống biến thể Omicron đối với người trưởng thành đến 55 tuổ.i nhằm đán.h giá mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch.

Tham gia thử nghiệm lâm sàng có sự tham gia của 1.420 người từ 18-55 tuổ.i. Pfizer giải thích lý do không đưa người trên 55 tuổ.i vào diện thử nghiệm lâm sàng là vì mục đích của nghiên cứu chỉ nhằm đán.h giá phản ứng miễn dịch của những người tham gia, hơn là tính toán hiệu quả của vaccine.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 3

Trong một thông báo, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vaccine của hãng Pfizer, bà Kathrin Jansen cho hay các dữ liệu hiện nay đều cho thấy mũi tiêm tăng cường chống chủng gốc virus SARS-CoV-2 vẫn có hiệu quả ngăn chặn nguy cơ người nhiễm Omicron chuyển nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của hai hãng dược trên nhận thấy cần có sự chuẩn bị sẵn trong trường hợp khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu theo thời gian và giảm hiệu quả ngăn chặn sự lây nhiễm của biến thể Omicron cũng như các biến thể mới khác.

Do vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech là loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA nên các nhà khoa học có thể dễ dàng cập nhật mã gene của các biến thể mới.

Trước đó, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết hãng dược này có kế hoạch nộp đơn xin cấp phép lưu hành vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron vào tháng 3 tới.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 4
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Châu Âu có xu hướng nới lỏng biện pháp hạn chế

Mặc dù châu Âu đang phải đối mặt với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, nhiều quốc gia trong khu vực đang có xu hướng nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Bất chấp số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng và tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức trung bình của EU, Ba Lan đã rút ngắn thời gian cách ly từ 10 xuống còn 7 ngày. Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski nhận định Ba Lan đang chuẩn bị đối mặt với làn sóng thứ 5 dịch COVID-19 do Omicron gây ra.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Hà Lan, ngay cả khi các ca nhiễm COVID-19 mới đạt mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây, Thủ tướng Mark Rutte và Bộ trưởng Y tế Ernst Kuipers ngày 25/1 đã công bố các quy định mới, trong đó có cho phép nhà hàng, quán bar và các rạp chiếu phim mở cửa trở lại. Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và khách sạn Hà Lan, việc hạn chế lĩnh vực này sẽ không đạt được mục tiêu ngăn chặn đại dịch mà sẽ khiến các nhà hàng và quán bar ngày càng khó duy trì. Công viên giải trí, sở thú và các trận đấu thể thao cũng dự kiến sẽ được phép mở cửa cho đông đảo khán giả.

Tại Croatia, một cuộc trưng cầu ý dân kêu gọi bãi bỏ chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 được tiến hành. Mục đích của cuộc trưng cầu này là nhằm xóa bỏ các chứng nhận tiêm chủng mang tính phân biệt đối xử, cũng như ngăn tình trạng công dân bị quấy rối và hệ thống chăm sóc y tế của đất nước bị quá tải.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố thủ đô London, Anh ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran bày tỏ hy vọng làn sóng dịch COVID-19 hiện tại ở Pháp sẽ đạt đỉnh trong những ngày tới. Trong 24 giờ qua, gần 400 bệnh nhân COVID-19 điều trị trong các bệnh viện tại Pháp đã t.ử von.g. Thủ tướng Jean Castex thông báo rằng chính phủ sẽ nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19 vào tháng 2, nhưng chỉ đối với những người đã được tiêm đủ liều vaccine cơ bản.

Tại Serbia, tình hình dịch COVID-19 dường như đang dần lắng xuống trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng. Nhà virus học Milanko Sekler cho rằng Serbia đã đi được "2/3 chặng đường" để kết thúc đại dịch, nhận định tình hình đang diễn biến theo chiều hướng tích cực dù số ca nhiễm cao.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lên tiếng phản đối việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan, trong bối cảnh tỷ lệ mắc COVID-19 ở Đức tiếp tục gia tăng và đạt kỷ lục mới trong tuần này. Theo ông Scholz, hiện chưa phải thời điểm thích hợp để nới lỏng các quy định phòng chống dịch nói chung.

Tại Italy, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày đã giảm trong 6 ngày liên tiếp khi cơ quan y tế nước này tăng cường các biện pháp chống dịch trong những tuần gần đây nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết: "Như WHO cũng lưu ý, chúng ta đang tiến gần đến đỉnh dịch và sau đó sẽ phải điều chỉnh các quy tắc và mô hình để phù hợp với giai đoạn mới của đại dịch mà chúng ta đang đối mặt".

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 7
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 30/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ nâng mức cảnh báo đi lại đối với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) cùng Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này tránh đến 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, do lo ngại sự lây lan của đại dịch COVID-19.
CDC Mỹ đã nâng mức cảnh báo đi lại lên "Cấp độ 4: Rất cao" đối với Colombia, Costa Rica, CH Dominica, Fiji, Jamaica, Guadalupe, Kuwait, Mongolia, Niger, Peru, Romania, Saint Barthelemy, Saint Martin, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Đến nay, CDC Mỹ đã khuyến cáo hạn chế đi lại đối với 115 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tương tự, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã tăng mức cảnh báo đi lại lên "Cấp độ 4: Không đi lại" đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách trên. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ vào danh sách "Không đi lại", trong đó có cả một số khu vực không phải vì lý do dịch bệnh COVID-19.

Hàn Quốc, Nhật Bản: Ca mắc mới cao kỷ lục

ADVERTISING

X

Hàn Quốc ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/1 đạt mức cao kỷ lục 8.571 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong số các ca mắc mới trên có 8.356 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 749.979 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc mới theo ngày tại Hàn Quốc vượt mốc 8.000 ca kể từ khi dịch bùng phát.

Nước láng giềng Nhật Bản ngày 25/1 cũng ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 60.000 ca. Chính phủ nước này dự kiến sẽ gia hạn các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 8
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moradabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thái Lan triển khai tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổ.i

Chính phủ Thái Lan sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho tr.ẻ e.m trong độ tuổ.i từ 5-11 vào ngày 31/1, với ưu tiên dành cho những nhóm dễ bị tổn thương.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết đợt tiêm chủng này sẽ sử dụng 3 triệu liều vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất, bắt đầu bằng việc tiêm cho tr.ẻ e.m thuộc các nhóm dễ bị tổn thương tại Viện Sức khỏe tr.ẻ e.m quốc gia mang tên Hoàng hậu Sirikit trước khi được cung cấp cho các tr.ẻ e.m khác.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 9
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại đảo nghỉ dưỡng Phuket, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Cho đến nay, đã có khoảng 4,5 trong số 5 triệu thanh thiếu niên từ 12-18 tuổ.i ở Thái Lan được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 4 triệu em đã được tiêm mũi thứ 2.

Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 25/1 thông báo ghi nhận thêm 6.718 ca mắc mới, cùng 12 trường hợp t.ử von.g trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.391.357 ca, trong đó có 22.057 người không qua khỏi.

Philippines điều chỉnh nguy cơ dịch

Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 17.677 ca mắc mới COVID-19, nâng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 3.459.646 ca. Trong khi đó, số ca đang được điều trị đã giảm xuống còn 247.451 ca khi tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng giảm còn 37,2% - lần đầu tiên xuống dưới 40% kể từ ngày 6/1. DOH cũng cho biết số ca t.ử von.g vì COVID-19 cũng tăng lên 53.598 sau khi có thêm 79 người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil nóng trở lại - Hình 10
Gần 60 triệu người Philippines đã tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết mức độ rủi ro COVID-19 đối với Philippines và khu vực thủ đô của nước này đã được điều chỉnh từ "nguy cơ nghiêm trọng" xuống mức "nguy cơ cao". Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết Omicron hiện là biến thể "chiếm ưu thế hơn" ở vùng thủ đô Manila và đang lan rộng ở các khu vực khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Putin ra chỉ đạo về quan hệ với Triều Tiên
22:52:47 15/10/2024
Huy động khẩn cấp các bác sĩ để cứu chữa các nạ.n nhâ.n vụ nổ xe bồn ở Nigeria
18:48:37 16/10/2024
Siêu Trăng tháng 10 và hiện tượng sao kép hiếm có
18:06:17 16/10/2024
Phần Lan: Phương Tây thực sự đã mệt mỏi vì chiến sự ở Ukraine
07:17:14 16/10/2024
Vì sao cánh tay robot của SpaceX có thể "bắt dính" tên lửa nặng 250 tấn?
22:00:57 15/10/2024
Các quốc gia Châu Phi sẽ thành lập ngân hàng năng lượng của riêng mình
05:15:54 17/10/2024
Ông Netanyahu 'khẩu chiến' với Tổng thống Macron về nguồn gốc của Israel
21:07:17 16/10/2024
Ông Donald Trump yêu cầu chuyển vụ án 'chi tiề.n bịt miệng' sang tòa liên bang
19:58:09 15/10/2024

Tin đang nóng

Một người mẹ nổi tiếng bị vạc.h trầ.n bản chất giả tạo kinh hoàng sau thời gian dài xây dựng hình tượng gia đình hạnh phúc, chu đáo
08:21:31 17/10/2024
Chú rể vắng mặt trong lễ ăn hỏi, 4 năm sau gặp lại, tôi cảm ơn, còn bố tôi nói một điều khiến anh hối hận tột cùng
05:38:42 17/10/2024
Don Hồ: "Hành động đó khiến tôi hối hận đến tận bây giờ"
07:27:31 17/10/2024
Bạn thân và chồng cũ của mình chuẩn bị lấy nhau nhưng tôi lại không muốn họ hạnh phúc
05:31:29 17/10/2024
Ngày tôi cưới, bác giúp việc tặng cuốn sổ đỏ làm cả hội trường sửng sốt đặt dấu chấm hỏi
05:34:53 17/10/2024
Quán quân Đường Lê.n Đỉn.h Olympia đã làm gì với chiếc ba ga chở hàng được tặng?
08:40:15 17/10/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lập vi bằng
07:41:03 17/10/2024
Hé lộ Độc đạo tập 22: Hưng khẹc b.ị bắ.n chế.t, Diễm là người của Quân già?
07:51:51 17/10/2024

Tin mới nhất

Đàm phán ngừng bắ.n tại Gaza đình trệ trong nhiều tuần qua

08:59:34 17/10/2024
Tuy nhiên, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani ngày 16/10 cho biết tiến trình đàm phán về lệnh ngừng bắ.n tại Dải Gaza đã bị đình trệ trong suốt thời gian qua.

Israel cho phép 50 xe viện trợ nhân đạo vào Bắc Gaza

08:57:50 17/10/2024
Các xe hàng viện trợ nêu trên chở thực phẩm, nước, vật tư y tế và thiết bị trú ẩn. COGAT cam kết "tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza".

Anh từ chối liệt IRGC vào danh sách khủn.g b.ố, ưu tiên duy trì quan hệ với Iran

08:45:30 17/10/2024
Một trong những lý do chính mà Anh phản đối lệnh cấm IRGC là lo ngại về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông, việc duy trì các kênh liên lạc trở nên cực kỳ quan trọng.

Sập cầu ở miền Nam nước Mỹ khiến ít nhất 3 người thiệ.t mạn.g

08:43:59 17/10/2024
Ít nhất 3 người đã thiệ.t mạn.g và 4 người khác bị thương trong vụ sập cầu xảy ra ngày 16/10 ở bang Mississippi, miền Nam nước Mỹ. Nhà chức trách cho biết đây là ta.i nạ.n tại công trường .

Iran sẵn sàng nối lại đàm phán hạt nhân với phương Tây

08:41:24 17/10/2024
Tuy nhiên, Tehran đã từ bỏ một số cam kết sau khi Washington đơn phương rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran vào năm 2018, khiến thỏa thuận này sụp đổ.

Israel tấ.n côn.g tòa thị chính ở miền Nam Liban khiến 16 người thiệ.t mạn.g

08:36:54 17/10/2024
Giới chức Liban đã lên án vụ tấ.n côn.g của Israel, đồng thời nhấn mạnh hành động này là bằng chứng cho thấy chiến dịch chống phong trào Hezbollah của Tel Aviv đang chuyển sang nhắm mục tiêu vào Nhà nước Liban.

Thủ tướng Netanyahu: Israel phát hiện vũ khí hiện đại của Liên bang Nga ở Liban

08:31:42 17/10/2024
Thủ tướng Netanyahu cũng khẳng định rằng một cuộc nội chiến mới ở Liban sẽ là bi kịch và Israel không có ý định khơi mào một cuộc chiến như vậy, cũng như không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Liban.

Mông Cổ, Nga, Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác 3 bên

08:24:25 17/10/2024
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Nga và Mông Cổ nhằm tăng cường lòng tin lẫn nhau, phối hợp và thúc đẩy hợp tác sâu rộng, thiết thực hơn giữa 3 bên nhằm mang lại lợi ích tốt hơn cho người dân 3 nướ...

Vụ nổ xe bồn ở Nigeria: Số người thiệ.t mạn.g tăng lên trên 140 người

08:21:40 17/10/2024
Các vụ nổ xe chở nhiên liệu thường xuyên xảy ra ở quốc gia đông dân nhất châu Phi, nơi đường sá không được bảo trì tốt. Tháng trước, ít nhất 48 người đã thiệ.t mạn.g ở khu vực miền Trung Nigeria trong vụ va chạm giữa xe bồn chở nhiên liệu...

Sương mù cản trở giao thông trên tuyến đường thủy huyết mạch của thế giới

08:16:41 17/10/2024
Việc đi lại qua Eo biển Bosphorus bị đình trệ khiến lưu lượng giao thông đường bộ tăng đáng kể, kéo theo tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng trên khắp thành phố 16 triệu dân này.

Truyền thông Đức đán.h giá động lực đằng sau bức tranh kinh tế sáng màu của Việt Nam

08:14:43 17/10/2024
Nhà nghiên cứu Nguyen Khac Giang tại Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) đán.h giá: "Việt Nam có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ lợi thế trong nước là dân số 100 triệu người với tầng lớp trung lưu đang gia tăng".

Nổ khí gas ở Anh khiến 3 ngôi nhà bị phá huỷ, 7 người thương vong

08:12:30 17/10/2024
Lực lượng chức năng đã phong tỏa các tuyến đường xung quanh khu vực, trong khi đội cứu hộ đang đẩy mạnh công tác tìm kiếm, cứu hộ.

Có thể bạn quan tâm

Váy dáng dài đa năng, hợp cả đi làm lẫn đi tiệc

Thời trang

10:18:44 17/10/2024
Mùa thu mát dịu chính là thời điểm hoàn hảo để bạn diện những chiếc váy thanh mát từ linen, cotton, lụa và các chất liệu tự nhiên khác. Thiết kế phom suông kết hợp các chi tiết tinh tế làm tôn nét đẹp trong trẻo, tự nhiên của người mặc.

Đấu Trường Chân Lý: 3 điều game thủ cần nắm rõ trước khi thi đấu tại mùa 9

Mọt game

10:16:26 17/10/2024
Đây có thể xem là thay đổi lớn nhất của Đấu Trường Chân Lý mùa 9 so với những mùa giải trước. Về cơ bản, Huyền Thoại sẽ cho phép người chơi biết trước những Lõi Công Nghệ mình chắc chắn nhận được khi vào trận.

Top 5 màu son thời thượng cho các nàng da ngăm

Làm đẹp

10:10:37 17/10/2024
Màu son này cũng phù hợp với khá nhiều tone makeup khác nhau theo nhu cầu, sở thích của từng người, thậm chí dù là không trang điểm thì màu son này cũng sẽ giúp làn da bánh mật khỏe khoắn thêm sự thu hút.

Sao Việt 17/10: Mỹ Tâm trẻ đẹp bên mẹ, Võ Hoàng Yến mừng đầy tháng con gái

Sao việt

10:10:25 17/10/2024
Mỹ Tâm cùng gia đình tổ chức tiệc sinh nhật cho mẹ. Võ Hoàng Yến cùng ông xã và bố mẹ ruột tổ chức lễ đầy tháng cho con gái đầu lòng - bé Nubi.

Sự thật về màn trở lại của Mỹ Linh, Thu Phương tại Chị đẹp đạp gió 2024

Tv show

10:05:58 17/10/2024
Mỹ Linh và Thu Phương có sự trở lại đầy bất ngờ tại Chị đẹp đạp gió 2024. Liệu họ có cạnh tranh với các đàn em để giành suất thành đoàn?

Hạt Dẻ bất để lộ 1 thứ không như nhiều người tưởng tượng

Netizen

10:04:02 17/10/2024
Mới đây, Hạt Dẻ nhận được nhiều sự chú ý khi lần đầu tiên khoe giọng nói trên trang cá nhân và khiến nhiều người bất ngờ. Bởi bấy lâu nay, Hạt Dẻ có hình ảnh lạnh lùng và cá tính, nên netizen ngỡ ngàng khi nghe giọng cô bạn lại siêu ngọ...

TP.Thủ Đức: 2 vụ t.ử von.g dưới ao nước sau cuộc nhậu

Tin nổi bật

09:57:57 17/10/2024
Ngày 17.10, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan điều tra 2 vụ t.ử von.g dưới ao nước, sau cuộc nhậu.

4 mỹ nhân Việt mặc váy siêu đẹp, ngắm là muốn sắm theo tặng nàng dịp 20/10

Phong cách sao

09:34:12 17/10/2024
Khi diện những mẫu váy này, Phương Khánh thường chọn khuyên tai tối giản hoặc vòng cổ ngọc trai để bộ cánh thêm long lanh, nhưng vẫn đảm bảo sự tinh tế.

TAND TP.HCM tuyên án vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Pháp luật

09:33:29 17/10/2024
Hôm nay, TAND TP.HCM sẽ tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) lừ.a đả.o hơn 30.081 tỉ đồng, rửa tiề.n hơn 445.000 tỉ đồng, vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.

Nơi được cho là hiện trường trước khi Liam Payne t.ử von.g: Phòng khách hỗn loạn với ma tuý và TV vỡ nát

Sao âu mỹ

09:29:37 17/10/2024
Những bức ảnh hiện trường phòng khách sạn mà Liam Payne ở trước khi t.ử von.g khiến nhiều người dự đoán rằng nam ca sĩ đã trải qua khoảng thời gian không mấy tốt đẹp

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 56: Gặp người phụ nữ hiếm muộn, Như thay đổi suy nghĩ

Phim việt

09:24:49 17/10/2024
Như đã quyết định bỏ cái thai trong bụng. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ tình cờ với một người phụ nữ lạ ở bệnh viện đã khiến cô nghĩ lại.