Covid-19: Pháp đóng cửa trường học vô thời hạn, yêu cầu người già ở nhà
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 12/3 tuyên bố đóng cửa trường học vô thời hạn và đề nghị những người trên 70 tuổi ở nhà nhằm chống lại dịch Covid-19.
Video: Pháp tuyên bố đóng cửa trường học vô thời hạn, yêu cầu người già ở nhà
Trong bài phát biểu trên truyền hình về cuộc chiến chống lại Covid-19, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết mọi việc không còn có thể diễn ra như bình thường.
Trường học sẽ bắt đầu đóng cửa từ 16/3 “cho đến khi có thông báo mới”, ông Macron nói, mô tả dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhất ở Pháp trong thế kỷ qua.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cũng tuyên bố cuộc bầu cử địa phương trên toàn quốc dự kiến diễn ra vào hôm 15/3 sẽ không bị trì hoãn.
“Chúng ta mới chỉ bắt đầu cuộc khủng hoảng này”, Macron nói. “Bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, Covid-19 vẫn đang tiếp tục lây lan”.
Tổng thống Macron yêu cầu những người trên 70 tuổi – những người mắc các bệnh mãn tính, các vấn đề về hô hấp và người khuyết tật, “ở nhà” càng lâu càng tốt. Đây là nhóm người có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ dịch Covid-19.
“Tất nhiên, họ có thể đi mua sắm, để có chút thay đổi không khí, nhưng họ nên hạn chế gặp gỡ người khác càng nhiều càng tốt”, Tổng thống Pháp nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Reuters)
Về cuộc bầu cử, ông Macron cho biết đã hỏi ý kiến các chuyên gia, họ cho rằng “không có gì ngăn cản người Pháp, ngay cả những người dễ bị tổn thương nhất, đi bỏ phiếu”. Miễn là, mọi người tuân thủ các quy định phòng chống lây nhiễm cơ bản, trong đó có việc giữ khoảng cách an toàn vớ người khác.
Nhà chức trách Pháp đã công bố một loạt các biện pháp bảo vệ, bao gồm cung cấp chất khử trùng tay tại các điểm bỏ phiếu . “Điều quan trọng là vào thời điểm này cần đảm bảo tính liên tục của cuộc sống người dân và hoạt động của các tổ chức”, ông Macron nói.
Tổng thống Macron thừa nhận sự lo lắng của các chủ doanh nghiệp nhỏ và các ngành kinh tế mũi nhọn của Pháp như du lịch và văn hóa. Về vấn đề này, ông Macron cho biết chỉnh phủ sẽ “có trách nhiệm hỗ trợ cho các nhân viên bị buộc phải ở nhà”.
Bên cạnh đó, các công ty có thể hoãn việc đóng thuế và các khoản đóng góp công cộng khác mà không bị phạt. Những người sử dụng lao động nên cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà, Tổng thống Pháp nói thêm.
Giao thông công cộng sẽ không bị gián đoạn, người đứng đầu nước Pháp cho hay, “bởi vì dừng hoạt động giao thông công cộng đồng nghĩa dừng hết mọi thứ, trong đó có các điều kiện chăm sóc sức khỏe”. Tuy nhiên, ông Macron cũng kêu gọi hạn chế sử dụng tàu điện và xe buýt.
Các thủ tục y tế không cần thiết sẽ được hoãn lại để tập trung ưu tiên không gian và nhân lực cho việc chăm sóc những người có nhu cầu khẩn cấp.
Đến nay, có 48 người thiệt mạng và 2.281 trường hợp nhiễm Coid-19 được ghi nhận ở Pháp, trong đó105 người đang trong tình trạng bệnh nghiêm trọng.
KÔNG ANH (Nguồn: Straits Times)
Theo vtc.vn
Thi thể bị bỏ ở hành lang, bệnh viện Vũ Hán như 'ngày tận thế'
Các cơ sở y tế tại Vũ Hán đang trong tình trạng quá tải vì số bệnh nhân tăng vọt. Nhiều người nghi nhiễm bệnh bị từ chối xét nghiệm, trả về dù tình trạng sức khỏe ngày một xấu đi.
Hàng trăm bệnh nhân tại Vũ Hán tuyệt vọng chờ được xét nghiệm có bị nhiễm virus corona mới hay không. Thành phố Trung Quốc đang gồng mình giải quyết một lượng lớn bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp.
Chia sẻ với South China Morning Post, một người phụ nữ tên Xiaoxi, 36 tuổi, nói suốt một tuần qua đã chật vật đưa chồng đến đủ bệnh viện lớn nhỏ để xin xét nghiệm trong vô vọng.
"Tôi không có gì bảo vệ. Không có áo bảo hộ, chỉ có mỗi một chiếc áo mưa. Tôi đang đứng trước cửa bệnh viện dưới trời mưa. Tôi đã tuyệt vọng rồi, chẳng thiết đếm ngày tháng nữa. Tôi không biết liệu hai vợ chồng có sống để đón năm mới hay không", Xiaoxi cho biết.
Bệnh nhân xếp hàng chờ trong một bệnh viện tại Vũ Hán để xét nghiệm nhiễm virus corona. Ảnh: AFP.
Đến bệnh viện bị trả về
Đối với Xiaoxi và chồng, đêm giao thừa không khác gì "ngày tận thế" vì cả hai không biết phải đi đâu giữa thành phố Vũ Hán đang bị phong tỏa.
Xiaoxi chia sẻ video cho thấy khu điều trị sốt của bệnh viện chật kín bệnh nhân chờ được chăm sóc. Cô cho biết nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ mặc ở hành lang, quấn vải lanh và không ai xử lý vì bệnh viện không đủ nhân lực.
"Tôi từng đưa khăn giấy cho một nữ y tá. Lúc đó cô ấy đang khóc vì xin thêm người đến chuyển thi thể mà không ai trả lời", cô kể lại.
Người chồng đã vào được khu chờ của phòng cấp cứu một bệnh viện địa phương, chờ được làm thủ tục nhập viện. Anh bắt đầu sốt gần 10 ngày trước, hiện bắt đầu ho ra máu.
Cả hai vợ chồng đã tìm đến 4 bệnh viện lớn nhưng đều bị từ chối nhập viện vì họ quá tải và không còn đủ khả năng xét nghiệm. Ngay cả xe cứu thương cũng không nhận cuộc gọi đến nhà.
11 thành phố bị phong tỏa đi lại ở tỉnh Hồ Bắc để ngăn virus corona lây lan. Đồ họa: Maps4news.com.
"Bệnh viện đầu tiên bảo chúng tôi về nhà và cấp cho một ít thuốc cảm cúm. Nhưng chồng tôi vẫn sốt cao. Chúng tôi chạy từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhưng đều bị cho về sau khi cấp thuốc kháng sinh", Xiaoxi kể lại.
"Những ngày qua, chồng tôi không ăn được bao nhiêu. Bệnh tình ngày một nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều người chết và không ai đoái hoài đến những thi thể đó. Nếu tình hình tiếp diễn, chúng tôi chắc tận số rồi", cô bày tỏ lo ngại.
Nhiều hình ảnh và đăng tải lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một bệnh viện ở Vũ Hán không đủ nhân lực, phải để thi thể bệnh nhân ở hành lang không kịp xử lý. Ảnh: Twitter.
Chưa xác nhận nhiễm bệnh thì phải tự lo
Dù chính quyền Trung Quốc khẳng định sẽ trả mọi chi phí cho bệnh nhân được xác nhận nhiễm chủng virus corona mới, những người chưa có kết quả xét nghiệm dương tính vẫn phải tự gánh tiền điều trị.
"Mỗi ngày chúng tôi phải trả từ vài trăm đến gần 1.000 nhân dân tệ (144 USD) để lo thuốc men. Rất nhiều người cùng hoàn cảnh. Tôi đã gặp nhiều người không gánh nổi tiền điều trị, đành chấp nhận bỏ cuộc và trở về nhà", Xiaoxi chia sẻ.
Chính quyền Vũ Hán ngày 24/1 thông báo giới chức địa phương hỗ trợ xác định bệnh nhân có triệu chứng nhiễm virus corona và đưa họ đến xét nghiệm tại bệnh viện. Theo quy định, những cơ sở này không được phép từ chối tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm virus. Tuy nhiên, thông báo cũng đề xuất người bệnh chưa được xác nhận mắc bệnh cần được cách ly tại nhà để tiếp tục theo dõi.
Xiaoxi cho rằng hệ thống y tế công của thành phố đang trong tình trạng quá tải và mất kiểm soát vì nhu cầu xét nghiệm, điều trị tăng vọt.
"Bạn sẽ nhìn thấy nhiều gia đình cãi nhau với bác sĩ và y tá, cầu xin được chẩn đoán bệnh hoặc sắp xếp giường nằm. Chúng tôi tuyệt vọng lắm rồi", cô cho biết.
Xiaomi đang ở tạm tại một nhà nghỉ gần bệnh viện nơi chồng cô chờ xét nghiệm. Cô không dám về nhà gặp con gái 6 tuổi vì bản thân cũng bắt đầu cảm thấy không khỏe.
Các địa phương đã có người lây nhiễm virus corona ở Trung Quốc. Đồ họa: Maps4news.com.
"Tôi không thể về nhà để tránh nguy cơ lây thêm bệnh cho con gái và cha mẹ chồng", Xiaoxi cho biết.
Tính đến ngày 24/1, số người tử vong vì nhiễm virus corona đã lên đến 41 bệnh nhân, với hơn 1.000 ca bệnh được xác nhận ở khắp Trung Quốc. Dịch bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tình Hồ Bắc, từ tháng 12 đã lan rộng toàn quốc với gần như mọi tỉnh của Trung Quốc đều ghi nhận có trường hợp mắc bệnh.
Tuần qua, một bệnh nhân Trung Quốc tử vong được xác nhận nhiễm virus corona dù chưa từng đến Vũ Hán. Châu Âu cũng xuất hiện hai ca nhiễm virus corona đầu tiên, đang được điều trị tại các thành phố Paris và Bordeaux của Pháp. Ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Nam Á vừa được chính phủ Nepal xác nhận.
Trung Quốc cách ly 11 triệu dân Vũ Hán vì virus corona bùng phát
Một cảm giác hoảng loạn đã lan rộng ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc khi thành phố 11 triệu dân này bị cách ly vì một loại virus chết người được cho là có nguồn gốc từ đó.
Theo news.zing.vn
Virus Vũ Hán: 41 người tử vong, 11 thành phố bị hạn chế đi lại Quyết định hạn chế đi lại ảnh hưởng tới 32 triệu dân Trung Quốc trong khu vực 11 thành phố. Giới chức trách Trung Quốc cho biết tính đến ngày 25-1, đã có 42 người tử vong do virus corona mới. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần từ ngày 23-1, dẫn đến những lo ngại dịch có thể nhanh chóng...