COVID-19: Người biểu tình đòi dỡ bỏ hàng rào ở biên giới Ba Lan và Đức
Hàng trăm người biểu tình đòi mở lại biên giới giữa Ba Lan và Đức để đi làm và thăm gia đình, khi khu vực này tiếp tục bị đóng cửa vì dịch COVID-19.
Video: Hàng trăm người biểu tình yêu cầu dỡ bỏ hàng rào ở biên giới Ba Lan – Đức
Hàng trăm người tập trung ở cả 2 bên biên giới giữa thị trấn Zgorzelec của Ba Lan và thị trấn Goerlitz của Đức vào hôm 24/4.
Cuộc biểu tình nổ ra sau khi chính quyền Đức và Ba Lan tiếp tục đóng cửa biên giới trong nỗ lực làm chậm đà lây lan của dịch COVID-19.
Người biểu tình hô vang: ‘Hãy để tôi đi làm! Cho tôi vào nhà của tôi”. Họ cũng kêu gọi chính phủ Ba Lan chấm dứt yêu cầu cách ly hai tuần bắt buộc đối với tất cả công dân trở về từ nước ngoài.
Người biểu tình ở Đức cũng có các hành động tượng trưng, làm rung chuyển hàng rào ngăn cách biên giới. Tuy nhiên, cảnh sát Đức cho biết, cuộc biểu tình diễn ôn hòa và không có sự cố đáng tiếc xảy ra.
Trước khi lệnh phong tỏa ban bố nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, mọi người đi lại tự do giữa Zgorzelec và Goerlitz. Trong đó, nhiều người sống ở một thị trấn và làm việc ở thị trấn khác.
Thị trưởng Zgorzelec Rafal Gronicz nói với truyền thông địa phương rằng, quyết định đóng cửa biên giới đã khiến nhiều người mất việc, vì nhiều người Ba Lan thường xuyên đi làm ở Đức và có nhà ở đó.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng, hàng rào mới được dựng lên đã khiến họ bị tách biệt khỏi gia đình.
Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra tại các cửa khẩu khác giữa biên giới Ba Lan và Đức.
Các cửa khẩu biên giới với Cộng hòa Séc với Đức cũng dự kiến diễn ra các cuộc biểu tình phản đối đóng cửa biển giới.
KÔNG ANH
Chủ tịch EC: Châu Âu nợ Italy một lời xin lỗi
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu tuyên bố toàn thể châu Âu nợ Italy một lời xin lỗi vì đã không có sự cảm thông trong thời gian đầu chống dịch COVID-19.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố toàn thể châu Âu nợ Italy một lời xin lỗi vì đã không có sự cảm thông và đoàn kết với nước này trong thời gian đầu khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Italy.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu chiều 16/04, bà Ursula von der Leyen nhắc lại những gì đã diễn ra trong giai đoạn đầu khi đại dịch COVID-19, và cho rằng qua những gì đã thể hiện thời điểm đó, châu Âu nợ đất nước Italy một lời xin lỗi.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen. (Ảnh: Reuters)
" Sự thật là có quá nhiều người đã không có mặt ở thời điểm mà Italy cần nhất sự giúp đỡ, lúc dịch bắt đầu bùng phát. Vì thế, đúng là toàn bộ châu Âu cần phải gửi đến Italy một lời xin lỗi tự tận đáy lòng.
Nhưng xin lỗi chỉ có giá trị nếu thái độ thay đổi, và các nước đã sớm nhận ra điều này, rằng chúng ta phải bảo vệ người khác để bảo vệ chính bản thân mình", bà Ursula von der Leyen nói.
Đây không phải lần đầu tiên người đứng đầu Uỷ ban châu Âu gửi lời xin lỗi đến Italy. Hồi đầu tháng 4, bà Ursula von der Leyen cũng từng đăng một lá thư trên tờ báo La Reppublica của Italy để xin lỗi nước này vì "thiếu sự đoàn kết".
Trong tháng 3/2020, nhiều nước châu Âu đã đóng cửa biên giới, cấm xuất khẩu đồ bảo hộ y tế, khiến việc cứu trợ Italy gặp rất nhiều khó khăn. Theo một cuộc thăm dò dư luận hồi giữa tháng 3 tại Italy, có đến 88% người dân Italy cảm thấy bị châu Âu bỏ rơi.
Hiện tình hình đã có nhiều cải thiện. Các nước Đức, Ba Lan và Rumania đã đưa bệnh nhân Italy về điều trị hoặc gửi bác sỹ đến trợ giúp các bệnh viện Italy.
Tuần trước, sau nhiều ngày bất đồng gay gắt, các nước EU cũng đã thống nhất được một gói cứu trợ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nước thành viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong đó Italy và Tây Ban Nha là hai quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất.
Tuy nhiên, trong vài ngày qua, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tuyên bố, gói cứu trợ này vẫn chưa đủ và Italy quyết theo đuổi đến cùng đề xuất phát hành "trái phiếu corona" về ghi nợ chung của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu - Eurozone để qua đó lấy nguồn tài chính trợ giúp các nước.
Hiện tại, dù đại dịch COVID-19 đã đạt đỉnh tại Italy nhưng tốc độ đi xuống vẫn rất chậm.
Trong ngày 16/04, Italy ghi nhận thêm 525 ca thiệt mạng và 3786 ca nhiễm mới, đưa con số tổng cộng lên 22170 ca chết người và gần 169.000 ca nhiễm bệnh từ đầu dịch.
Giới chức y tế Italia nhận định, đỉnh dịch tại Italy đã duy trì được gần 2 tuần và có thể sẽ kéo dài khoảng 2 tuần nữa thì mới đi xuống rõ rệt.
NATO sẽ thất bại trong cuộc chiến với Nga vì cầu đường Theo tờ Breaking Defense của Mỹ, nếu xảy ra cuộc chiến trên bộ với Nga, lực lượng tăng thiết giáp Mỹ và NATO sẽ thất bại. Tình huống xảy ra xung đột giữa Nga và NATO được báo Mỹ đặt ra tại Ba Lan, quốc gia có nhiều dòng sông chảy qua. Một trong số đó là sông Wisla chảy qua toàn bộ...