COVID-19 ngày 3-3: WHO nói người dân bị tâm thần nhiều hơn do đại dịch
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần, với các trường hợp lo âu và trầm cảm trên toàn cầu tăng hơn 25%.
Mỹ công bố chiến lược sống trong bình thường mới.
Một em bé được tiêm ngừa COVID-19 tại San Jose, Costa Rica ngày 23-2 – Ảnh: REUTERS
Trong báo cáo ngày 2-3, WHO xác định số ca mắc hội chứng rối loạn trầm cảm trên thế giới tăng 27,6% trong năm 2020. Cũng trong năm đầu tiên của đại dịch, số ca mắc chứng rối loạn lo âu trên toàn cầu tăng 25,6%.
Báo cáo của WHO dựa trên đánh giá nhiều nghiên cứu. “Xét về quy mô thì đây là mức tăng rất lớn”, Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia về sức khỏe thần kinh của WHO Brandon Gray.
Cụ thể, tác động về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng nhất là tại những nơi ghi nhận tỉ lệ ca mắc mới hằng ngày và tình trạng hạn chế di chuyển ở mức cao. Trẻ em gái và phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới. Người trẻ, đặc biệt trong nhóm tuổi từ 20-24, chịu tác động nghiêm trọng hơn người cao tuổi.
Báo cáo của WHO cho thấy người rối loạn tâm thần cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, ông Gray nói rằng cần có thêm các nghiên cứu để có kết luận chắc chắn về vấn đề này. Theo ông, có thể những người bị rối loạn tâm thần có lối sống ít lành mạnh và năng động, có tỉ lệ hút thuốc, béo phì cao hơn.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đã cản trở đáng kể các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và gây lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử.
WHO cũng khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir của hãng dược Merck cho người bệnh có triệu chứng nhẹ nhưng có nguy cơ nhập viện do hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh nền.
Video đang HOT
Tuy nhiên, “các bệnh nhân trẻ và khỏe mạnh, bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, không nên sử dụng thuốc do các tác hại tiềm tàng”, nhóm các chuyên gia của WHO cho biết trên tạp chí British Medical Journal.
Người dân xếp hàng chờ tiêm ngừa COVID-19 tại Pennsylvania, Mỹ – Ảnh: REUTERS
Ngày 2-3, Nhà Trắng của Mỹ công bố kế hoạch 96 trang đánh dấu sự thay đổi trong cuộc chiến chống COVID-19 và tiến tới “bình thường” mới.
Báo Guardian dẫn kế hoạch của Mỹ cho biết Washington sẽ tập trung vào 4 vấn đề chính: chống và điều trị COVID-19, chuẩn bị trước cho các biến thể mới xuất hiện, ngăn các doanh nghiệp và trường học đóng cửa, tiếp tục phân phối vắc xin trên toàn cầu.
“Chúng ta đang tiến về phía trước một cách an toàn, quay trở lại với nhịp sống bình thường hơn, và theo các khuyến nghị mới nhất của CDC (Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh) thì hầu hết người Mỹ ở hầu hết các hạt bây giờ có thể không cần đeo khẩu trang”, ông Jeff Zients, điều phối viên của Nhà Trắng về dịch COVID-19, nói.
Theo đó, chiến lược “xét nghiệm để điều trị” sẽ được Mỹ áp dụng từ tháng 3-2022, cho phép người dân xét nghiệm COVID-19 và nhận thuốc điều trị trong “1 bước” tại các nhà thuốc, trung tâm cựu chiến binh, cơ sở chăm sóc y tế dài hạn trên toàn quốc. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong thông điệp liên bang đã công bố sáng kiến phát thuốc kháng virus miễn phí ngay tại chỗ cho người mắc COVID-19.
Hôm 1-3, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cảnh báo về việc người dân sử dụng các loại xét nghiệm nhanh COVID-19 chưa được cấp phép đang được quảng cáo tại nước này.
Mỹ sẽ mua thêm vắc xin, các phương pháp điều trị như kháng thể đơn dòng và thuốc kháng virus, các xét nghiệm và khẩu trang.
Về dài hạn, Mỹ sẽ đầu tư vào các nghiên cứu vắc xin, trung tâm điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài, năng lực phát triển, sản xuất và thông qua vắc xin trong vòng 100 ngày.
Mỹ cảnh báo người dân không du lịch đến Hong Kong do các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt của đặc khu này, trong đó có nguy cơ cha mẹ và con cái bị chia cắt do chính sách cách ly. “Trong một số trường hợp, trẻ em ở Hong Kong dương tính với COVID-19 bị chia cắt với cha mẹ và bị cách ly đến khi đáp ứng các yêu cầu xuất viện tại địa phương”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Người dân xếp hàng thanh toán tại siêu thị ở Hong Kong ngày 2-3 – Ảnh: REUTERS
Ngày 2-3, Hong Kong ghi nhận hơn 55.000 ca mắc COVID-19 mới, tăng hơn 500 lần so với khoảng 100 ca mỗi ngày vào đầu tháng 2-2021. Chính quyền đặc khu đã trấn an người dân bình tĩnh và không tích trữ bởi các biện pháp chống dịch đều đã cân nhắc đến việc bảo vệ vị thế trung tâm thương mại của đặc khu và nhu cầu của người dân.
Bộ Y tế Indonesia cho biết nước này đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa COVID-19 trong bối cảnh có tới 18 triệu liều vắc xin sắp hết hạn sử dụng tính đến cuối tháng 2-2022. Nước này cũng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người cao tuổi và người dân nói chung bằng cách rút ngắn thời gian giữa các mũi tiêm. Cụ thể, khoảng cách giữa liều vắc xin thứ hai và mũi tiêm tăng cường đã được rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.
Tại Hàn Quốc, các trường từ cấp tiểu học đến trung học đã chính thức bắt đầu kỳ học mới, kỳ mùa xuân, với việc mở cửa trở lại để dạy và học trực tiếp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục. Ngày 2-3, nước này ghi nhận 219.241 ca, cao nhất từ trước đến nay và tăng hơn 80.000 trường hợp so với 138.993 ca ghi nhận một ngày trước đó.
Liệu tiền kỹ thuật số có thể thân thiện hơn với môi trường?
Một nhà máy thủy điện ở Costa Rica đã được chuyển đổi thành nơi khai thác tiền điện tử xanh.
Câu hỏi được đặt ra là liệu các loại tiền điện tử tiêu tốn nhiều năng lượng như Bitcoin có thể tương thích với mục tiêu khí hậu?
Nhà máy thủy điện Poas I đã trở thành nơi khai thác tiền kỹ thuật số. Ảnh: DW
Kênh DW (Đức) cho biết vào cuối năm 2020, sau 30 năm hoạt động, các turbine tại nhà máy thủy điện Poas I ở khu vực Central Valley (Costa Rica) đã ngừng vận hành.
Viện Điện lực Costa Rica đã từ chối đề nghị của Eduardo Kopper, quản lý Poas I, về việc bán năng lượng của nhà máy thủy điện này bởi nước này đã dư thừa năng lượng tái tạo. Ông Kopper nói: "Đó là một tình huống đáng lo ngại. Chúng tôi đã cố gắng ít nhất cũng duy trì được các lao động".
Sau đó ông Kopper biết đến Bitcoin. Ông bỗng nảy ra ý tưởng chuyển năng lượng xanh từ nhà máy của mình thành tiền kỹ thuật số. Vào tháng 4/2021, sau 3 tháng ngừng hoạt động, Poas I trở lại với vai trò trung tâm khai thác tiền kỹ thuật số bằng năng lượng tái tạo.
Nhưng ông Kopper không phải là người duy nhất áp dụng ý tưởng này. Tại châu Mỹ, đặc biệt là nước Mỹ, nhiều người cũng bắt tay vào việc tạo "Bitcoin xanh".
Một số công ty khai thác tiền kỹ thuật số lớn của Mỹ như Bitfarms và Neptune Digital Assets đều quảng bá hoạt động của họ là "thân thiện môi trường". Trong khi đó, các nhà lập pháp tại Brazil đang tranh cãi về việc miễn thuế với khai thác tiền kỹ thuật số sử dụng năng lượng tái tạo.
Nhưng không phải mọi ý kiến đều coi khai thác xanh là một giải pháp đôi bên cùng có lợi. Nhà kinh tế học và chuyên gia Bitcoin Alex de Vries đánh giá việc sử dụng năng lượng tái tạo quý giá dành cho khai thác tiền kỹ thuật số thay vì các lĩnh vực cung cấp việc làm và các lợi ích kinh tế khác cho nền kinh tế quốc gia, có thể là một vấn đề.
Biểu tượng của Bitcoin trên một xe điện ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AP
Năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã cấm mọi hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số một phần bởi vì việc tiêu tốn năng lượng của loại tiền này. Thụy Điển trong khi đó đã đề nghị Liên minh châu Âu cấm khai thác tiền kỹ thuật số đồng thời cho rằng việc chuyển hướng năng lượng tái tạo có thể đặt các mục tiêu khí hậu vào tình trạng nguy hiểm.
Ông Alex de Vries cho rằng trên toàn cầu, làn sóng khai thác tiền kỹ thuật số bằng năng lượng xanh sẽ không có nhiều tác động đến dấu chân carbon khổng lồ mà tiền kỹ thuật số gây ra.
Sau khi Trung Quốc cấm khai thác tiền kỹ thuật số, các hoạt động liên quan đến loại tiền này chuyển hướng sang những quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Vào tháng 8/2020, Mỹ là nơi diễn ra 5% quá trình khai thác Bitcoin toàn cầu. Một năm sau đó, con số này tăng lên 35%.
Texas được coi là "thủ đô tiền kỹ thuật số". Một công ty công nghệ tại Texas có tên Lancium quảng bá khai thác tiền kỹ thuật số bằng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, dù có những dự án như Lancium thì hầu hết nguồn cung năng lượng tại Texas vẫn bắt nguồn từ than đá và khí đốt.
Theo ông Alex de Vries, giải pháp tốt hơn là khiến tiền kỹ thuật số bớt tiêu tốn năng lượng.
Nga dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay từ một số nước Từ ngày 1/12 tới, Nga chính thức cho phép nhập cảnh các hành khách trên những chuyến bay từ Bangladesh, Brazil, Mông Cổ, Costa Rica và Argentina. Hành khách làm thủ tục tại sân bay Sherementyevo (Moskva). Ảnh minh họa: Hồng Quân/TTXVN Trong thông báo ngày 16/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Nga đã công bố thông tin. Chính phủ...