Covid-19: Mỹ và châu Âu thêm kỷ lục mới, bước vào thời kỳ suy thoái
Đại dịch Covid-19 tiếp tục gây thiệt hại cho các nước châu Âu và Mỹ, đẩy họ chính thức bước vào thời kỳ suy thoái.
Trong khi Trung Quốc hôm 8/4 bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa với “tâm dịch” Vũ Hán, thì đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ.
Virus SARS-CoV-2 không chỉ giết người mà còn tàn phá kinh tế khủng khiếp. Ảnh: FDA.
Nhiều nước, trong đó có Pháp đã phải tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc tới cuối tháng 4, trong khi nền kinh tế chính thức bước vào suy thoái. Tổ chức Thương mại thế giới tiếp tục cảnh báo nguy cơ về một cuộc suy thoái chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, khi gần 1 nửa dân số thế giới phải cách ly và toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế bị đình đốn.
Tổ chức Thương mại Thế giới hôm 9/4 cảnh báo, mức suy giảm trao đổi thương mại sẽ lên tới 2 con số tại hầu hết các khu vực trên thế giới và thậm chí còn lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
“Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ một sự suy thoái và sự suy giảm kinh tế chưa từng có, thì chúng ta phải tận dụng tối đa mọi động lực của tăng trưởng bền vững để đảo ngược tình hình. Các chính phủ trên khắp thế giới có thể và cần phải thiết lập những nền tảng cho một sự phục hồi mạnh mẽ mạnh mẽ và toàn diện. Sự hợp tác và lớn hơn là sự phối hợp quốc tế sẽ là những thành tố quan trọng.”
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thì cho rằng sự không chắc chắn liên quan tới đại dịch Covid-19 đang đè nặng lên các triển vọng kinh tế, dù cho rằng tác động tiêu cực có thể sẽ không lâu dài như cuộc khủng hoảng năm 2008.
Tại Pháp, chính quyền nước này hôm 8/4 cắt giảm khoảng 6% dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 1, mức giảm lịch sử đánh dấu đất nước chính thức bước vào thời kỳ suy thoái. Đầu tàu kinh tế của châu lục là Đức cũng chuẩn bị tinh thần cho một sự suy giảm gần 10% trong quý 2. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng chưa từng có này, Liên minh châu Âu lại đang cho thấy sự chia rẽ sâu sắc khi các Bộ trưởng Tài chính của 27 nước thành viên hôm 8/4 đã không thể nhất trí được về một phản ứng kinh tế chung.
Video đang HOT
Trong khi Italy kêu gọi sự đoàn kết, sẻ chia và những lựa chọn dũng cảm, tức là một cơ chế “chung tay giải quyết nợ” thì Đức và Hà Lan lại kiên quyết bác bỏ một cơ chế như thế để phục hồi nền kinh tế.
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 8/4 cam kết sẽ tiến hành thảo luận lại với Quốc hội về kế hoạch chi bổ sung 250 tỷ USD nhằm bảo vệ việc làm, tức là thấp hơn 1 nửa so với yêu cầu của các nghị sĩ đảng Dân chủ. Về số ca mắc Covid-19, thì Mỹ hiện là quốc gia chịu tác động mạnh nhất, với hơn 400.000 ca và hôm 8/4 là ngày thứ 2 liên tiếp chứng kiến con số kỷ lục gần 2.000 ca tử vong mới. Đây cũng là ngày có số ca tử vong trong ngày tồi tệ nhất ở một quốc gia kể từ xuất hiện ca mắc đầu tiên tại Trung Quốc hồi cuối năm 2019, trong đó riêng bang New York là 779 ca.
Song theo Thống đốc Andrew Cuomo, nước này đang trên đà “làm phẳng đường cong” dịch bệnh: “Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đang làm phẳng đường cong dịch bệnh và chắc chắn sẽ không từ bỏ những biện pháp đang được triển khai. Hôm 8/4 New York đã chứng kiến số người tử vong trong 1 ngày tăng cao nhất, với 779 ca. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là tin xấu nếu bạn nhìn vào những con số thực tế. Bởi đây đều là những người đã nhập viện trong một thời gian dài.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chia sẻ sự lạc quan này khi khẳng định có hi vọng lớn nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
Italia hiện vẫn là nước có số ca tử vong lớn nhất, với 17.669 ca, tiếp theo là Mỹ (14.695 ca) và Pháp (10.869 ca, trong đó 541 ca tử vong mới chỉ trong 24 giờ.
Tuy nhiên, những tia sáng của hi vọng đã le lói xuất hiện tại châu Âu khi chính quyền Tây Ban Nha khẳng định đã qua giai đoạn đỉnh của sự lây nhiễm. Biện pháp phong tỏa toàn quốc cũng bắt đầu mang lại kết quả, với việc áp lực tại các bệnh viện đã giảm rõ rệt tại cả Tây Ban Nha, Italy và Pháp. Italy trong ngày hôm qua thông báo hơn 2.000 bệnh nhân khỏi bệnh và được xuất viện, con số cao nhất trong một ngày từ khi nước này phong tỏa để đối phó Covid-19.
Chính phủ Áo cùng ngày công bố lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế, bắt đầu bằng việc mở lại các cửa hàng kinh doanh nhỏ từ sau lễ Phục sinh. Đan Mạch và Na Uy cũng có bước đi tương tự.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới, dù đã xuất hiện những tín hiệu tích cực, song mọi sự nới lỏng lúc này đều là quá sớm.
Trong bối cảnh cách thức quản lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới đang là tâm điểm những tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng giờ không phải là lúc để chỉ trích lẫn nhau, mà là thời điểm của sự đoàn kết và thống nhất nhằm chấm dứt sự lây lan của virus SARS-CoV-2./.
Thu Hoài
Báo Mỹ : F-35A nên thận trọng khi đến UAE
Theo Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), lực lượng này đã tái triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-35A đến căn cứ Al-Dhafrah ở UAE.
Những chiến đấu cơ tàng hình F-35 đã di chuyển từ căn cứ không quân Hull ở bang Utah, Mỹ tới căn cứ không quân Al-Dhafrah ở UAE. Số F-35A này sẽ gia nhập Không đoàn viễn chinh 380 của Không quân Mỹ tại căn cứ không quân tại quốc gia Arap này.
Tướng Joseph Guastella, chỉ huy AFCENT cho biết: "Chúng tôi đang bổ sung những vũ khí hiện đại, giúp tăng cường sức mạnh của liên quân trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố. Khả năng sống sót và hệ thống cảm biến hiện đại sẽ giúp duy trì an ninh, răn đe các đối thủ trong khu vực".
Tiêm kích F-35A tại UAE.
Trang National Interest cho rằng, Không quân Mỹ từng điều tiêm kích F-35A đến châu Âu và Thái Bình Dương, nhưng chúng chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện và không tham chiến. Nhưng khi F-35A đến Trung Đông, chúng sẽ sớm tham gia các đợt không kích nhằm vào mục tiêu phiến quân ở Iraq và Syria. Tình huống này có thể xảy ra đụng độ giữa tiêm kích tàng hình Mỹ và lực lượng Nga tại Syria.
Mặc dù vậy, tờ báo Mỹ cho rằng, không nên đùa với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nếu không sẽ phải hối hận. Bởi xung quanh tổ hợp phòng không S-400 của Nga luôn nảy ra những cuộc tranh cãi.
Nga khẳng định đây là hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới hiện nay, có khả năng hạ sát các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-22 Raptor, F-35 Lightning II hay F-35I Adir của Israel. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây cho rằng, nó không có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình.
Báo Mỹ nhấn mạnh, dù hết lời chê bai S-300 hay S-400 nhưng không một lực lượng không quân nào muốn đối mặt với các hệ thống phòng không của Nga trong điều kiện chiến đấu.
Các hệ thống này được thiết kế để bảo vệ một cách có hiệu quả các công trình chính trị, hành chính, kinh tế và quân sự quan trọng nhất tránh các cuộc không kích, các đòn tấn công của tên lửa chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa chiến thuật, cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung trong điều kiện chiến đấu và tác chiến điện tử.
Hệ thống S-400 sử dụng các trạm radar mới, cho phép hệ thống phòng không hiện đại này phát hiện hầu hết các mục tiêu trên không. Ngoài ra, hệ thống phòng không có thể sử dụng bốn loại tên lửa với trọng lượng, tầm phóng, khả năng diệt các mục tiêu bay khác nhau ở nhiều độ cao.
Nhờ radar có phạm vi giám sát tới 600km, một tổ hợp S-400 có thể hoạt động như một lưới phòng không hoàn chỉnh, có khả năng phòng thủ đa tầng, đa lớp; có thể tiêu diệt các máy bay ở khoảng cách xa tới 400km, cùng với các tên lửa đạn đạo của đối phương.
Chỉ với những thông tin này cũng đủ cho thấy, không một lực lượng nào trên thế giới, kể cả Không quân Mỹ muốn đối đầu với vũ khí này. Chính vì vậy, việc Mỹ cho F-35 hoạt động thế nào để tránh xảy ra tình huống đối đầu với phòng không và tiêm kích Nga đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt
Phát hiện 44 người lang thang gần biên giới, choáng khi biết cách cả nhóm vượt biên Cảnh sát cho biết hàng chục người suýt chút nữa phải trả giá bằng cả tính mạng khi vượt biên bằng cách ít ai ngờ. Một đường hầm bí mật ở gần thị trấn Asotthalom, miền nam Hungary Theo Daily Mail, lực lượng tuần tra biên giới Hungary đã bắt giữ 44 người chen chúc chui qua các đường hầm bí mật ở...