COVID-19: Mỹ-Trung tiếp tục mâu thuẫn trên mặt trận hàng không
Trung Quốc hôm 25/5 nói họ phản đối tất cả các hạn chế của Mỹ đối với các hãng hàng không Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ hôm 22/5 cáo buộc Trung Quốc ngăn không cho các hãng hàng không Mỹ khôi phục hoạt động ở Trung Quốc. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 25/5 nói các hạn chế chuyến bay mà Bắc Kinh áp dụng với các hãng hàng không là như nhau, nhằm hạn chế các nguy cơ liên quan đến COVID-19.
Phát biểu được đưa ra đáp lại thông tin Bộ Giao thông Mỹ yêu cầu các hãng hàng không Trung Quốc nộp lịch trình và các chi tiết bay trước 27/5, để Mỹ quyết định họ có “trái luật pháp và ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng” hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc tiếp tục mâu thuẫn với nhau trong lĩnh vực hàng không, khi các nước trên thế giới dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa do COVID-19.
Video đang HOT
Đầu năm nay, Trung Quốc dự định ngày 12/3 là ngày nối lại dịch vụ hàng không giữa hai nước. United Airlines (UAL) và Delta Air Lines (DAL) muốn khởi động lại các tuyến bay Mỹ-Trung vào đầu tháng 6 và đã nộp đơn lên Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC).
Vấn đề mà các hãng hàng không Mỹ phải đối mặt là CAAC, trong nỗ lực ngăn chặn COVID-19 du nhập trở lại, đã yêu cầu cho tất cả các hãng hàng không sử dụng lịch bay từ 16-22/3 để xác định số lượng chuyến bay đến Trung Quốc họ có thể khai thác cho đến khi có thông báo mới.
Từ tháng 2, Mỹ đã bắt đầu hạn chế người đến từ Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus. Các chuyến bay giữa hai nước đã giảm từ khoảng 325 chuyến mỗi tuần trong tháng xuống chỉ còn vài chục.
Trong đó, các hãng hàng không Mỹ Delta, United và American Airlines Group Inc. đã tạm dừng dịch vụ cho các quốc gia châu Á vào thời điểm 16-22/3, nên về cơ bản nếu theo “lịch bay” này, họ sẽ không khôi phục được chuyến bay nào.
(Ảnh minh họa)
Một số hãng hàng không Trung Quốc tiếp tục bay các tuyến Mỹ-Trung trong suốt đại dịch. Nhưng cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc giới hạn mỗi hãng chỉ khai thác một chuyến bay hàng tuần. Họ nói với các quan chức Mỹ rằng đang xem xét loại bỏ quy định về xác định số chuyến bay, nhưng mức tối đa các hãng hàng không Mỹ được khai thác trở lại cũng chỉ là một tuần một chuyến.
Điều đó, theo Mỹ, sẽ vi phạm thỏa thuận vận tải hàng không giữa hai nước.
Theo nguồn tin của CNN, CAAC cũng muốn các hãng hàng không Mỹ chịu trách nhiệm pháp lý nếu bất kỳ hành khách nào đến trên chuyến bay của họ được xác nhận mắc COVID-19 tại Trung Quốc.
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lan truyền virus và cả hai quốc gia đã có những hành động nhằm vào nhau, chẳng hạn như trục xuất các nhà báo.
Trung Quốc lo Mỹ nối lại thử hạt nhân
Bắc Kinh kêu gọi Washington tôn trọng thỏa thuận kiểm soát vũ khí sau khi có tin Mỹ xem xét thử hạt nhân lần đầu tiên từ năm 1992.
"Chúng tôi đặc biệt quan ngại với những thông tin này. Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) là trụ cột quan trọng trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế. Dù nó chưa có hiệu lực, việc cấm thử hạt nhân đã trở thành thông lệ quốc tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua cho biết.
Phát ngôn viên Trung Quốc nhấn mạnh CTBT là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy giải giáp, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm hòa bình và an ninh toàn cầu.
"5 cường quốc hạt nhân, gồm cả Mỹ, đã ký hiệp ước và cam kết ngừng thử hạt nhân. Mỹ tiến hành nhiều vụ thử hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Chúng tôi kêu gọi Washington tôn trọng trách nhiệm và hoàn thành nghĩa vụ, hỗ trợ mục tiêu của hiệp ước này", ông Triệu nói, thêm rằng Mỹ không nên có những bước đi gây bất ổn cấu trúc kiểm soát vũ khí và an ninh toàn cầu.
Tên lửa đạn đạo Trident II không mang đầu đạn được Mỹ thử hồi tháng 9/2019. Ảnh: US Navy.
Phát biểu được đưa ra sau khi tờ Washington Post dẫn tin từ các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đại diện các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ đã thảo luận có nên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992 hay không.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Mỹ cho rằng các quốc gia như Nga và Trung Quốc tiến hành thử hạt nhân đương lượng thấp, nhưng không nêu bằng chứng cụ thể và hai quốc gia trên đã bác bỏ cáo buộc. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia, đơn vị bảo đảm an toàn cho kho dự trữ vũ khí hạt nhân Mỹ, không bình luận về thông tin.
Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện. Lần gần đây nhất Mỹ thử hạt nhân là vào tháng 9/1992. Các hậu quả liên quan môi trường và sức khoẻ con người đã dẫn tới một lệnh cấm gần như toàn cầu.
CTBT được đàm phán từ thập niên 1990 và đã có 184 quốc gia ký kết, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, nó cần được 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân phê chuẩn để có hiệu lực.
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ 'can thiệp' Hong Kong Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo sẽ có biện pháp đối phó nếu Mỹ "xâm phạm lợi ích" của nước này tại đặc khu Hong Kong. Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ đang tìm cách gây tổn hại tới an ninh quốc gia...