Covid-19 mở khe hẹp cho căng thẳng Ấn – Trung
Khi Ấn Độ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ ba thế giới, việc Trung Quốc hỗ trợ chống dịch có thể giúp hai nước xuống thang, dù cơ hội rất mong manh.
Trung Quốc và Ấn Độ hôm 5/7 đồng ý rút quân khỏi các địa điểm ở thung lũng Galwan, gần nơi xảy ra vụ đụng độ giữa quân đội hai nước hồi giữa tháng trước. Dù vậy, cái chết của 20 binh sĩ sau vụ ẩu đả đã thổi bùng làn sóng chống Trung Quốc ở Ấn Độ.
Sức ép từ dư luận với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi là rất lớn. Lời kêu gọi tẩy chay tất cả hàng hóa của quốc gia láng giềng đã khiến Ấn Độ ra quyết định cấm 59 ứng dụng di động Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại thị trấn Mahabalipuram hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: DPA.
Giữa lúc đó, Ấn Độ ngày 5/7 vượt Nga trở thành nước ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao thứ ba thế giới, với hơn 697.000 trường hợp, dù họ áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc như cách Trung Quốc từng làm nhằm ngăn dịch bệnh lây lan. Trung Quốc tháng trước báo cáo một ổ dịch mới tại chợ đầu mối thực phẩm Tân Phát Địa ở Bắc Kinh, khiến chính quyền địa phương phải ra lệnh hạn chế đi lại và phong tỏa một phần. Sau đó, số ca nhiễm đã giảm.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng vì cuộc xung đột tồi tệ nhất trong nửa thập kỷ ở biên giới, khả năng phối hợp để ngăn chặn Covid-19 giữa hai nước cũng bị ảnh hưởng, bất chấp thực tế rằng cuộc khủng hoảng y tế này có thể là điểm khởi đầu tiềm năng giúp thiết lập lại quan hệ song phương, giới chuyên gia nhận định.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ cả hai nước phải tìm những kênh khác không liên quan đến chính trị và bắt đầu hợp tác với nhau”, Niu Haibin, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho biết. “Bộ Ngoại giao hai nước có thể kêu gọi hợp tác về y tế công cộng trên tinh thần nhân đạo”.
Theo Niu, những khó khăn mà Ấn Độ đang phải đối mặt trong nỗ lực kiềm chế Covid-19 có thể mang đến cho các nhà ngoại giao Trung Quốc cơ hội để đưa mối quan hệ với nước láng giềng theo hướng tích cực hơn.
Niu cho rằng việc hợp tác lâu dài để chống Covid-19 cũng như những dịch bệnh tiềm tàng khác hoàn toàn có cơ hội được thúc đẩy tại các diễn đàn đa phương mà ứng viên tiềm năng nhất là nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
“Những mối hợp tác trong BRICS nhằm đối phó với đại dịch, nhất là nỗ lực khôi phục hậu dịch bệnh, là một cơ hội lớn, đặc biệt khi Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các quốc gia thành viên BRICS”, ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc các thành viên của BRICS hợp tác với nhau rất khó xảy ra bởi mỗi nước đều có những ưu tiên không giống nhau. “Chẳng hạn, Brazil ưu tiên khôi phục kinh tế nội địa và không quá quan tâm tới việc kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh”, ông nói. Ba trong 5 thành viên BRICS lọt top 5 nước có số ca nhiễm nCoV cao nhất toàn cầu, với Brazil đứng thứ hai, Ấn Độ thứ ba và Nga thứ tư.
Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc ngỏ ý giúp đỡ chống dịch, chính phủ Ấn Độ rất có thể phải từ chối dưới sức ép lớn của dư luận, theo Rajan Kumar, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi. “Với tâm lý thù địch hiện nay nhằm vào Trung Quốc, tôi không nghĩ hợp tác song phương là một cơ chế phù hợp, ngay cả với Covid-19″, ông nhận xét.
Ác cảm của dư luận Ấn Độ với vật tư y tế Trung Quốc đã xuất hiện từ trước khi cuộc ẩu đả ở biên giới nổ ra. Trong lúc Covid-19 lây lan khắp toàn cầu, Ấn Độ đã nhập khẩu khẩu trang, bộ xét nghiệm và trang bị bảo hộ từ Trung Quốc, song những lời phàn nàn từ các bang đã buộc giới chức y tế Ấn Độ hồi tháng 4 ra tuyên bố rằng những bộ kit xét nghiệm nCoV do hai công ty Trung Quốc sản xuất là không đáng tin cậy.
“Người dân rất giận dữ về những sản phẩm của Trung Quốc không cho ra kết quả chính xác. Nó càng làm gia tăng tâm lý bài Trung Quốc vốn đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Ấn Độ”, Kumar nhận định.
Theo Li Xing, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Aalborg, Đan Mạch, Covid-19 có thể là nguồn gây chia rẽ thay vì là giải pháp giúp hàn gắn mối quan hệ.
“Ấn Độ hiện không có tâm trạng để bàn về bất kỳ mối hợp tác hay bất kỳ vấn đề nào”, ông cho biết. “Một số đảng phái ở Ấn Độ nói họ muốn kiện Trung Quốc”.
Thay vào đó, Li cho rằng vaccine Covid-19 mới là yếu tố giúp thay đổi thực trạng quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ. Nếu vaccine của Trung Quốc giúp được Ấn Độ kiểm soát dịch bệnh, mối quan hệ hai nước chắc chắn sẽ cải thiện.
“Nếu Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine Covid-19 thì ít nhất người Ấn Độ khi ấy sẽ giảm bớt tâm lý bài Trung Quốc. Cân nhắc đến lợi ích của mình, họ có thể sẽ hợp tác với Trung Quốc”, ông nói.
Trung Quốc có thể đã rút quân gần biên giới Ấn Độ
Trung Quốc bắt đầu rút quân dọc khu vực tranh chấp với Ấn Độ ở Galwan, sau cuộc đụng độ tháng trước, quan chức Ấn Độ cho biết.
Binh sĩ Trung Quốc hôm nay tháo dỡ lều bạt và các cấu trúc tại một địa điểm ở thung lũng Galwan, gần nơi xảy ra vụ đụng độ giữa quân đội hai nước hôm 15/6, nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết.
Các xe quân sự Trung Quốc cũng bắt đầu rời khỏi khu vực thung lũng Galwan, cũng như Suối nước nóng (Kyam) và Gogra, hai khu vực biên giới tranh chấp khác giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nguồn thạo tin nói thêm.
Đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn tới Ladakh hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, khi được hỏi Trung Quốc có phải đang rút khí tài tại thung lũng Galwan hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết cả hai bên "đang thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm căng thẳng và hạ nhiệt tình hình biên giới".
"Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc và đưa ra những biện pháp cụ thể để thực hiện những gì hai bên đã nhất trí, tiếp tục liên lạc chặt chẽ qua các kênh ngoại giao và quân sự, hợp tác chặt chẽ để hạ nhiệt tình hình biên giới", ông Triệu nói.
Lính Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần đụng độ ở khu vực phía tây dãy Himalaya trong những tháng qua, đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có một đại tá. Trung Quốc xác nhận có thương vong song chưa công bố chi tiết số thương vong.
Các vị trí tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc Đường Kiểm soát Thực tế. Đồ họa: Telegraph.
Sau vụ ẩu đả, Ấn Độ và Trung Quốc liên tiếp điều thêm binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho lực lượng tại chỗ ở khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, hai nước cũng đang nỗ lực giải quyết căng thẳng thông qua các kênh ngoại giao và quân sự.
Trung Quốc bị nghi xây tiền đồn gần biên giới Ấn Độ Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã dựng thêm lều bạt và tiền đồn mới gần nơi xảy ra vụ ẩu đả đẫm máu với Ấn Độ ở Galwan. Công ty Maxar Technologies công bố các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 22/6 cho thấy hoạt động xây dựng diễn ra ở khu vực gần nơi xảy ra trận ẩu...