Covid-19 lan tới 20 thành phố, Trung Quốc tức tốc xét nghiệm triệu dân
Loạt thành phố Trung Quốc tức tốc xét nghiệm nCoV với hàng triệu người và siết hạn chế để ngăn đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất trong nhiều tháng.
Trung Quốc hôm 1/8 báo cáo 75 ca nhiễm mới nCoV, trong đó 53 ca cộng đồng, được phát hiện tại 8 tỉnh. Trong 10 ngày qua, Trung Quốc ghi nhận 284 ca nhiễm trên 14 tỉnh, thành phố. Ca nhiễm và chết do nCoV nước này lần lượt là hơn 93.000 và hơn 4.600.
Đợt bùng phát Covid-19 mới bắt đầu từ thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, và nhanh chóng lan sang các khu vực khác. Xét về mặt địa lý, đây là đợt dịch lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều tháng, sau khi nước này gần như kiểm soát được Covid-19 hồi năm ngoái.
Giới chức Trung Quốc đã tức tốc tiến hành ba đợt xét nghiệm với khoảng 9,2 triệu dân của Nam Kinh và áp biện pháp hạn chế với hàng trăm nghìn người. Giới chức y tế nước này cũng đang theo dõi hơn 5.000 người trên toàn quốc đã dự một lễ hội ở Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam. Trương Gia Giới đã áp phong tỏa với 1,5 triệu dân và đóng cửa toàn bộ địa điểm du lịch sau khi phát hiện 4 ca dương tính.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 21/7. Ảnh: AFP .
Quan chức y tế Trung Quốc cho biết đợt phát mới ở Trương Gia Giới cũng bắt nguồn từ những du khách ở Nam Kinh và đã khiến dịch Covid-19 lây lan tới 20 thành phố.
Video đang HOT
Ngoài các cụm dịch liên quan Nam Kinh, Trung Quốc đang đối phó với các ca nhiễm tại Trịnh Châu sau khi hai nhân viên dọn vệ sinh tại một bệnh viện điều trị Covid-19 được phát hiện dương tính với nCoV. Thành phố này hiện ghi nhận 30 ca nhiễm cộng đồng, khiến giới chức tức tốc đề nghị xét nghiệm toàn bộ 10 triệu dân. Lãnh đạo Uỷ ban Y tế Trịnh Châu cũng đã bị sa thải.
Tại châu Âu, làn sóng biểu tình phản đối “hộ chiếu vaccine” và các biện pháp hạn chế Covid-19 lan rộng ở Đức và Pháp.
Pháp , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, hiện ghi nhận 6.146.619 ca nhiễm và 111.885 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 19.600 và 18 ca so với một ngày trước đó.
Hàng nghìn người dân nước này cuối tuần qua tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch “cấm cửa” người chưa tiêm chủng hoặc không có kết quả xét nghiệm Covid-19 tại các địa điểm công cộng.
Tại Đức , loạt cuộc biểu tình phản đối biện pháp hạn chế chống Covid-19 cũng được ghi nhận tại Berlin và một số khu vực lân cận. Hiện chưa có báo cáo về thương vong, song đã xảy ra một vài cuộc đụng độ nhỏ giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh.
Nước này hiện ghi nhận 3.778.276 ca nhiễm và 92.172 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 1.555 và 1 ca trong 24 giờ qua.
Tại châu Á , tình hình Covid-19 ở nhiều nước tiếp tục diễn biến phức tạp với biến thể Delta. Vùng dịch lớn nhất khu vực là Ấn Độ hiện ghi nhận 31.695.368 người nhiễm và 424.808 người chết vì nCoV, tăng lần lượt 40.784 và 424 ca.
Nhật Bản hôm qua báo cáo thêm 12.343 ca nhiễm và 8 ca tử vong do nCoV, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 925.823 người, trong đó 15.192 người chết. Giới chức Nhật đã gia hạn tình trạng khẩn cấp cho thủ đô Tokyo đến cuối tháng 8 và mở rộng lệnh khẩn cấp thêm 4 tỉnh khác.
Tại Đông Nam Á , các điểm nóng như Indonesia, Thái Lan và Malaysia vẫn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng, khi biến thể Delta lây lan mạnh..
Malaysia hiện ghi nhận 1.130.422 ca nhiễm và 9.184 ca tử vong do nCoV. Hàng trăm người dân nước này tuần qua đã tập trung tại trung tâm Kuala Lumpur phản đối cách chính phủ ứng phó đại dịch.
Bê bối tái sử dụng 20.000 tăm bông ngoáy mũi họng
5 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Medan bị bắt vì rửa sạch và sử dụng lại 20.000 tăm bông xét nghiệm Covid-19.
Vụ việc được công bố hôm 1/5. Tất cả đối mặt với án tù 6 năm vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng, chất thải y tế và bệnh truyền nhiễm.
Việc tái sử dụng tăm bông xét nghiệm xảy ra tại một điểm thử nghiệm ở sân bay quốc tế Kualanamu. Các nhà chức trách đang điều tra xem bao nhiêu người bị xét nghiệm bằng tăm bông sử dụng lại và liệu có ai nhiễm nCoV từ hành vi này hay không. Cảnh sát thông báo sẽ điều tra ngẫu nhiên các phòng thí nghiệm trên khắp đất nước để đảm bảo các cơ sở khác không xảy ra sự việc tương tự.
Theo Erick Thohir, Bộ trưởng Các doanh nghiệp Nhà nước Indonesia, hành vi tái sử dụng tăm bông xét nghiệm của các nhân viên y tế là "vô đạo đức", không thể tha thứ.
"Hành động như vậy phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc", ông viết trên trang cá nhân.
Nhân viên y tế tại thành phố Medan, Indonesia, xét nghiệm Covid-19 cho người dân, tháng 4/2021. Ảnh: EPA
5 nhân viên y tế được cho là đã bỏ túi 2.000 USD mỗi ngày kể từ giữa tháng 12 bằng hành vi bất hợp pháp. Họ đã xét nghiệm cho khoảng 100 người mỗi ngày, sử dụng lại tăm bông cho 150 người khác.
Sau khi cảnh sát nhận được báo cáo về hoạt động này, một sĩ quan chìm đã đến phòng thí nghiệm sân bay để điều tra. Hadi Wahyudi, phát ngôn viên cục cảnh sát Bắc Sumatra, cho biết anh đã nhận kết quả dương tính giả.
Cảnh sát đột kích cơ sở xét nghiệm hôm 27/4, bắt giữ 5 nhân viên và tịch thu hàng trăm tăm bông tái sử dụng. Họ cũng thu giữ 10.000 USD tiền mặt và một máy tính xách tay sử dụng để xuất trình tài liệu chứng nhận kết quả xét nghiệm.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đã báo cáo gần 1,7 triệu ca nhiễm và hơn 45.000 trường hợp tử vong, nhiều nhất ở Đông Nam Á. Chuyên gia y tế ước tính con số thực tế cao hơn nhiều. Quốc gia đã hồi phục phần nào sau đỉnh dịch cuối tháng 1, nhưng vẫn ghi nhận trung bình hơn 5.000 ca mắc mới mỗi ngày. Đến nay, hơn 19 triệu người đã tiêm chủng.
Giá dụng cụ tự xét nghiệm HIV/AIDS sẽ giảm một nửa tại các nước nghèo Tổ chức Sức khỏe toàn cầu Unitaid ngày 28/4 cho biết số nước nghèo sẵn sàng tiếp cận các dụng cụ tự xét nghiệm HIV/AIDS đã tăng đáng kể sau khi tổ chức này đạt được thỏa thuận với hãng dược phẩm Viatris về việc giảm một nửa giá và thúc đẩy việc sản xuất dụng cụ trên. Theo Unitaid, với thỏa thuận...