Covid-19 lan nhanh kỷ lục tại Mỹ, WHO cảnh báo điều tồi tệ
Mỹ đang đi sai hướng trong cuộc chiến chống virus corona và số ca nhiễm mới có thể tăng hơn gấp đôi hiện giờ, chuyên gia hàng đầu về bệnh lây nhiễm của chính phủ Mỹ nói.
Chuyên gia về bệnh lây nhiễm hàng đầu của chính phủ Mỹ Anthony Fauci – Ảnh AP
Đại dịch Covid-19 liên tiếp lập kỷ lục mới ở Mỹ
Theo Reuters, California, Texas và Arizona đã nổi lên là những tâm dịch mới, mỗi khu vực đều ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục. Điều này tạo thêm sức ép gấp rút đưa hàng loạt vắc xin vào thử nghiệm.
“Rõ ràng chúng ta không kiểm soát hoàn toàn tình hình lúc này”, ông Anthony Fauci – lãnh đạo Viện Dị ứng và các bệnh lây nhiễm quốc gia tuyên bố tại một uỷ ban của Thượng viện. “Tôi đặc biệt lo ngại vì tình hình có thể trở nên rất tệ”.
Chuyên gia này cho biết, số ca nhiễm mới hàng ngày trên toàn nước Mỹ, hiện là 40.000, có thể lên tới 100.000 nếu nỗ lực toàn quốc không được triển khai nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của virus corona.
“Chúng ta không thể tập trung nỗ lực vào những khu vực đang tăng mạnh. Nó sẽ đặt cả nước vào nguy hiểm”, ông Fauci nói.
Chuyên gia hàng đầu về bệnh lây nhiễm này cho biết, không có gì đảm bảo vắc xin ngăn chặn lây nhiễm sớm xuất hiện. Tuy nhiên, dữ liệu sơ bộ giúp các nhà khoa học lạc quan một cách thận trọng là tới 2021 sẽ có vắc xin.
Số ca nhiễm virus trong tháng 6 đã tăng gấp đôi ở ít nhất 10 bang, gồm cả Texas và Florida. Tại nhiều nơi ở hai bang này, giường bệnh ở khu chăm sóc tích cực dành cho bệnh nhân Covid-19 đã thiếu hụt.
Video đang HOT
WHO báo trước viễn cảnh đen tối
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cảnh báo, điều tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 vẫn chưa tới.
Quan chức này cho hay, virus corona thực tế đã tăng tốc khi mà việc phong toả đang được nới lỏng trên khắp thế giới.
Covid-19 lan nhanh kỷ lục tại Mỹ, WHO cảnh báo điều tồi tệ
Tuyên bố tại một cuộc họp báo qua mạng từ trụ sở chính của WHO tại Geneva, ông Tedros Ghebreyesus nói: “Dù một số quốc gia đã đạt được tiến bộ, song Covid-19 vẫn đang tăng tốc trên toàn cầu.
Một số quốc gia đã chứng kiến số ca nhiễm mới tăng mạnh trở lại khi họ bắt đầu tái mở cửa xã hội và nền kinh tế. Hầu hết mọi người còn hoài nghi. Virus vẫn còn nhiều chỗ để đi tới.
Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Tôi xin lỗi khi phải nói như vậy, song với môi trường và những điều kiện như hiện nay, chúng tôi đang lo lắng tới điều xấu nhất”.
Liên minh châu Âu công bố danh sách đi lại an toàn
Liên minh châu Âu (EU) đã loại Mỹ khỏi danh sách “các điểm đến an toàn” mà khối này cho phép đi tới từ ngày 1/7.
Hôm 30/6, liên minh gồm 27 thành viên này nhất trí phê chuẩn danh sách gồm 14 nước an toàn. Đó là Algeria, Australia, Canada, Grudia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia and Uruguay.
Thị trưởng quỳ gối, bật khóc và xin lỗi vì ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh
Thị trưởng thành phố Surabaya, Indonesia Tri Rismaharini đã quỳ gối, bật khóc và xin lỗi các bác sỹ vì tình trạng quá tải của các các bệnh viện do số bệnh nhân nhiễm virus tăng nhanh. Thủ phủ khu vực Đông Java này đang trở thành tâm dịch Covid-19 của Indonesia.
Quan chức trên nói: “Nếu các vị chỉ đổ lỗi cho chúng tôi (chính quyền Surabaya), tôi không đồng tình. Chúng tôi thậm chí không thể bước vào bệnh viện”.
Bà Rismaharini cho hay, chính quyền của bà phải đối mặt với nhiều khó khăn để tiếp cận bệnh viện để có thể hỗ trợ, song không nêu cụ thể. Bà cũng cho biết, chính quyền địa phương đã rất nỗ lực để kiểm soát dịch Covid-19. “Xin đừng đổ lỗi cho chúng tôi nữa”, bà nói.
Hơn 100 quốc gia ủng hộ điều tra COVID-19, Trung Quốc vẫn nói còn quá sớm
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định vẫn còn quá sớm để cho phép một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus.
Trong cuộc họp báo chiều 18/5, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, hầu hết các quốc gia đều cho rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc, nên ông này tin còn quá sớm để nghĩ tới một cuộc điều tra.
Ông Triệu đồng thời cho biết Chủ tịch Tập sẽ có bài phát biểu bằng video khi Đại hội đồng Y tế Thế giới khai mạc kỳ họp thường niên ở Geneva, Thụy Sỹ hôm nay (18/5).
Trong sự kiện này, đại diện các quốc gia sẽ thảo luận về tiến trình ngăn chặn dịch COVID-19 của nước mình, phương pháp điều trị và vaccine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. (Ảnh: Reuters)
Cũng trong phiên họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới hôm 18/5, đề xuất điều tra về nguồn gốc COVID-19 do Australia kêu gọi được đưa ra thảo luận.
Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, 112 quốc gia lên tiếng ủng hộ đề xuất này.
Đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán hồi cuối năm 2019. Nhiều nhà khoa học đặt giả thiết virus có nguồn gốc từ một chợ động vật hoang dã trong thành phố, sau đó lây nhiễm sang người qua một vật chủ trung gian.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, cách không xa khu chợ trên dù không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới, chuyên gia chống COVID-19 hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ hoài nghi về giả thiết này.
Về phần mình, giới chức Trung Quốc và truyền thông nước này bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời đòi Mỹ trưng chứng cứ.
Gần 87.000 người chết vì nCoV tại Mỹ Mỹ ghi nhận thêm 25.455 người nhiễm nCoV trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 1,4 triệu, trong đó số người chết gần 87.000. Tổng số ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Mỹ lần lượt là 1.454.448 và 86.804, sau khi ghi nhận thêm 20.357 ca nhiễm và 1.660 ca tử vong trong 24 giờ qua. 316.305 người...