Covid-19 làm khổ dân Ấn Độ: ‘Đang sống đàng hoàng phải ra đường ăn xin’
Lệnh phong tỏa đang ảnh hưởng nặng nề đến các công dân nghèo ở Ấn Độ, khi họ không thể đi làm và cũng không thể về quê, “mắc kẹt” trên đường phố.
Hơn 10 năm trời, Begum Jan sống trên đường phố Kolkata, Ấn Độ. Người phụ nữ 62 tuổi ngồi xe lăn làm thêm công việc giúp việc nhà, nhờ cậy vào những tài xế xích lô và người qua đường cho bà thêm đồ ăn mỗi ngày.
Nhưng tuần trước bà mất việc do bệnh lao và không còn chỗ ở, những người giúp đỡ bà không còn công việc và không thể đến giúp do lệnh phong tỏa.
Lao động di cư cố gắng về nhà trên một chiếc xe tải đông đúc. (Ảnh: Reuters)
Con trai bà, Raja Khan, cùng 3 đứa con cũng phải sống trên đường phố sau khi công việc khuân vác trên các chuyến tàu hỏa không còn. Kể từ khi lệnh phong tỏa được tuyên bố, Khan đẩy mẹ trên xe lăn đi tới 25 dặm (hơn 40 km) một ngày để kiếm đồ ăn cho bà và các con.
“Tàu không chạy nên tôi không có việc. Tôi cần làm việc hàng ngày để nuôi gia đình, lần đầu tiên trong đời tôi phải đi ăn xin. Thật xấu hổ.”
Manoranjan Ghosh, trước kia làm việc và ngủ tại một quán trà ven đường ở Kolkata, giờ cũng mất việc và cả chỗ ở.
Anh ngủ tạm trong một chỗ trống ở ga tàu và vẫn ăn mặc “chỉnh tề” nhất có thể mỗi buổi sáng, nhưng cuộc sống đang ngày càng khó khăn hơn. “Tôi mua thức ăn và sử dụng hết tiền tiết kiệm trong 2-3 ngày đầu phong tỏa. Rồi tôi bán điện thoại cho một người bán rau để cầm cự thêm ít ngày. Nhưng giờ tôi không còn tiền nữa.
Tôi đã làm việc tốt và sống đàng hoàng. Đột nhiên tôi trở thành vô gia cư và phải đi ăn xin.”
Video: Người Ấn Độ chen chúc ở bến xe về quê sau lệnh phong tỏa
Phần lớn các ý kiến chỉ trích lệnh phong tỏa 21 ngày của chính phủ Ấn Độ là quá đột ngột – người dân chỉ có 4 tiếng sau thông báo và hàng triệu người không còn thời gian để về quê khi các phương tiện giao thông và hoạt động kinh doanh ngừng lại.
Một lượng lớn những người lao động di cư gấp rút lên đường về, gây ra khung cảnh tắc nghẽn ở các bến xe, điều có thể làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19. Nhiều người không có xe quyết định đi bộ hàng trăm km.
Cơ quan chức năng nhanh chóng ngừng tình trạng này bằng cách đóng cửa các biên giới bang, khiến hàng nghìn người mắc kẹt.
Nhà kinh tế học người Ấn Độ Jayoti Ghosh mô tả việc phong tỏa là thảm họa.
Một lao động nhà máy dệt Ấn Độ sau khi nhà máy đóng cửa. (Ảnh: Reuters)
Ghosh cảnh báo rằng tình trạng thiếu lương thực được báo cáo gần đây trên khắp Ấn Độ sẽ trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn trong hai tuần tới. Theo chuyên gia, ngay cả khi phong tỏa là cần thiết, cần sắp xếp trước một tuần để mọi người có thể về nhà an toàn.
Chính phủ Ấn Độ cũng đang cung cấp một số gói cứu trợ. Bang Maharashtra công bố khoản cứu trợ 5,9 triệu USD, Kerala sẽ chi 2,7 tỷ USD để giải quyết khủng hoảng và Uttar Pradesh sẽ gửi viện trợ tài chính 1.000 rupee (13,09 USD)/người/tháng cho 3,5 triệu lao động làm việc theo ngày.
Nhưng vì không có nhiều thông tin về sự di chuyển của người dân và nơi sống tạm thời của họ, có những lo ngại rằng các gói cứu trợ sẽ bỏ sót hàng triệu người.
PHƯƠNG ANH
Ấn Độ điều binh xua đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế
Một tàu nghiên cứu Trung Quốc đã buộc phải rời khỏi vùng biển Ấn Độ vào tháng 9 sau khi tiến vào vùng kinh tế độc quyền của nước này dù không được phép, chỉ huy Hải quân Ấn Độ cho biết.
Theo RT, sự cố xảy ra gần quần đảo Andaman và Nicobar - vùng lãnh thổ thuộc Ấn Độ nằm trên Vịnh Bengal, cách Myanmar 300km về phía Tây Nam.
Trong đó , Shiyan-1 - tàu nghiên cứu và khảo sát của Trung Quốc được cho là đã tiến gần thành phố Port Blair, thủ phủ của quần đảo Andaman và Nicobar
Lập tức, một tàu Hải quân Ấn Độ được điều tới hiện trường để theo dõi tàu Trung Quốc, và hộ tống con tàu này rời khỏi khu vực nói trên khi tàu có dấu hiệu xâm phạm rõ ràng.
Chỉ huy Hải quân Ấn Độ - Đô đốc Karambir Singh không cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng nhấn mạnh: "Quan điểm của New Delhi là nếu bạn muốn làm việc vùng kinh tế độc quyền của chúng tôi, thì bạn phải xin phép chúng tôi trước."
Phía Trung Quốc chưa bình luận về báo cáo này.
Shiyan-1 được chế tạo tại Quảng Châu vào năm 2009, có chiều dài 60 mét, chiều rộng 26 mét và trọng lượng gần 700 tấn. Tàu có thể hoạt động liên tục trong 40 ngày và có thể đi tới 8.000 hải lý một chuyến.
Về mặt kỹ thuật, đây là một tàu dân sự, nhưng các công cụ của nó có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu hữu ích cho quân đội Trung Quốc, bao gồm bản đồ đáy biển và dữ liệu âm thanh của tàu ngầm.
MINH HẠNH
Theo tienphong.vn/RT
Tín đồ Hindu đổ về lễ hội hiến tế động vật lớn nhất thế giới ở Nepal Hàng nghìn người Hindu tập trung tại miền Nam Nepal để chuẩn bị cho lễ hội giết mổ động vật lớn nhất thế giới, bất chấp lệnh dừng của tòa án và sự phản đối của các nhà hoạt động. Lễ hiến tế được tổ chức 5 năm một lần và năm nay bắt đầu từ ngày 3/12. Lễ hội diễn ra tại...