Covid-19 không ngăn được hoạt động đòi bảo vệ quyền lợi người lao động
Tổng Giám đốc ILO kêu gọi phải có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ cho hàng triệu người lao động trong đại dịch Covid-19.
Cuộc tuần hành hằng năm nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5 thường thu hút hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới tham gia, nhưng do dịch Covid-19 đang hoành hành, những hoạt động này cũng bị hạn chế.
Mặc dù vậy, người lao động nhiều nước trên thế giới bằng mọi cách vẫn tổ chức các hoạt động kỷ niệm vì đối với họ, đây là thời điểm quan trọng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong bối cảnh đại dịch đang khiến hàng triệu người trên thế giới mất việc làm.
Người lao động Hy Lạp tập trung, nhưng vẫn giữ khoảng cách phòng dịch bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Athens. Ảnh: AP
Hàng trăm người lao động Hy Lạp đeo khẩu trang và găng tay, đứng theo đúng chuẩn giãn cách xã hội được đánh dấu, tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hy Lạp để kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Đeo khẩu trang có dòng chữ “Bị che miệng nhưng vẫn có tiếng nói”, những người lao động tham gia vẫy cờ, hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ yêu cầu đảm bảo quyền lợi của người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra.
Video đang HOT
Những người lao động Hy Lạp nói: “Chúng tôi kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của đại dịch. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải tổ chức hoạt động để nói lên tiếng nói của mình. Đã đến lúc để chiến đấu và để sống. Một cuộc chiến có hai mặt. Trước hết là giữ sức khỏe và sau đó là đấu tranh cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe công miễn phí”.
Không tổ chức các hoạt động rầm rộ như Hy Lạp, các nghiệp đoàn ở Indonesia lại kêu gọi người lao động kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động dưới hình thức trực tuyến để bày tỏ phản đối một dự luật mà họ cho là có lợi cho doanh nghiệp, trong đó đơn giản hóa quy trình sa thải nhân viên. Liên đoàn Lao động Indonesia cũng tổ chức quyên góp mua khẩu trang cho công nhân các nhà máy cũng như mua thực phẩm hỗ trợ những người bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tại Pháp, người lao động hưởng ứng Ngày Quốc tế Lao động năm nay bằng cách đưa ra những lời kêu gọi đòi quyền lợi trên các trang mạng xã hội và thậm chí là từ ban công, trong bối cảnh nước này vẫn đang thực thi giãn cách xã hội. Trong khi, tại Phần Lan, người dân tụ tập thành những nhóm nhỏ, vì theo quy định nước này vẫn áp dụng lệnh cấm tụ tập trên 10 người ở nơi công cộng.
Theo ILO, khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới có nguy cơ mất kế sinh nhai do đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty
Các sự kiện hưởng ứng Ngày Quốc tế Lao động năm nay diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo 3/4 số người lao động trong các lĩnh vực kinh tế phi chính thức, tức là khoảng 1,6 tỷ người, có nguy cơ mất kế sinh nhai do đại dịch Covid-19. Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder kêu gọi phải có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ cho hàng triệu người lao động trong đại dịch.
“Nếu họ không thể ra ngoài làm việc thì có nghĩa là họ không có thu nhập và gia đình họ sẽ không có gì ăn vào ngày đó. Họ không nhận được sự bảo trợ xã hội. Và đó là lý do tại sao chúng ta phải huy động khẩn cấp sự đoàn kết trên quy mô toàn cầu thay vì dựa vào các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia, vốn rất yếu kém tại nhiều nơi trên thế giới”, ông Guy Ryder nhấn mạnh.
Ngày Quốc tế Lao động buồn
Do một nửa dân số trên thế giới chịu tác động từ lệnh phong tỏa do Covid-19, ngày Quốc tế Lao động năm nay diễn ra theo cách đặc biệt chưa từng có.
Với các cuộc tuần hành bị hủy bỏ ở nhiều quốc gia vì Covid-19, các công đoàn đã khởi xướng ý tưởng thay thế, kêu gọi người lao động ở nhà và treo các biểu ngữ ngoài ban công hoặc truyền tải những thông điệp ý nghĩa trên mạng xã hội.
Do một nửa dân số trên thế giới chịu tác động từ lệnh phong tỏa do Covid-19, ngày Quốc tế Lao động năm nay diễn ra theo cách đặc biệt chưa từng có.
Tổng Liên đoàn Lao động Anh quyết định tạm hoãn các sự kiện đã lên kế hoạch, song nhấn mạnh "điều quan trọng hơn bao giờ hết đó là ghi nhận sự đóng góp của người lao động", đặc biệt khi các công nhân viên trong Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) đang ngày đêm mạo hiểm mạng sống của họ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Tổng Liên đoàn Lao động Anh kêu gọi người dân đăng tải "một đoạn video ngắn trên mạng xã hội cảm ơn người lao động đã tạo nên sự khác biệt.
Trong khi các công đoàn tại Mỹ và Canada dự kiến tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động vào tháng 9 tới, thì kỳ nghỉ lễ này được tổ chức vào nhiều ngày khác nhau tại Australia, New Zealand và châu Âu. Nhiều nhà hoạt động châu Á đã phải chuyển hướng sang các hoạt động trực tuyến do hàng loạt lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Tại Pháp, nơi nhiều cuộc tuần hành quy mô lớn thường được tổ chức ở hầu hết các thành phố lớn, các tổ chức công đoàn vẫn tích cực kêu gọi thực hiện phong trào treo các biểu ngữ tại nhà hay đăng tải trên mạng xã hội. Tại Nga, cuộc tuần hành quy mô lớn do các tổ chức công đoàn phối hợp với Điện Kremlin dự kiến tiến hành đã bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới, cả tỷ lao động mất việc đã khiến Ngày quốc tế lao động năm nay trở thành kỷ niệm đáng buồn đối với nhiều người. Ngay trước thềm Ngày Quốc tế Lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, gần một nửa số công nhân trên thế giới có nguy cơ mất việc ngay lập tức. Theo đó, khoảng 1,6 tỷ lao động tức gần một nửa lực lượng lao động toàn cầu và những người ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất của thang việc làm, có nguy cơ mất sinh kế.
Theo ILO này, ước tính tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng đã khiến 60% thu nhập của người lao động phi chính thức bị giảm trên toàn cầu. Theo khu vực địa lý, tỉ lệ này là 81% ở châu Phi và châu Mỹ, 21,6% ở châu Á và Thái Bình Dương và 70% ở châu Âu và Trung Á. Nếu không có các nguồn thu nhập khác, những người lao động này và gia đình họ sẽ không còn cách nào để duy trì cuộc sống.
Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế Guy Ryder nói: "Nếu họ không thể ra ngoài làm việc thì có nghĩa là họ không có thu nhập và gia đình họ sẽ không có gì ăn vào ngày đó. Họ không nhận được sự bảo trợ xã hội. Và đó là lý do tại sao chúng ta phải huy động khẩn cấp sự đoàn kết trên quy mô toàn cầu thay vì dựa vào các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia, vốn rất yếu kém tại nhiều nơi trên thế giới".
Dữ liệu ngày 30/4 cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang bị tác động nghiêm trọng bởi dịch bệnh: Số người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đến vượt mốc 30 triệu, trong khi các nền kinh tế châu Âu lao dốc mạnh mẽ. Những con số mới được tiết lộ có thể tiếp tục làm gia tăng áp lực lên các chính trị gia trong việc nới lỏng phong tỏa để các nhà máy và cơ sở kinh doanh có thể hoạt động trở lại.
Dịch Covid-19: Cảm động hình ảnh bác sĩ cõng bệnh nhân 89 tuổi đi khám Hình ảnh một bác sĩ trong bộ quần áo bảo hộ đang cõng trên lưng một bệnh nhân cao tuổi, bước đi bình tĩnh mà vững chãi hướng về phía phòng khám khiến cả thế giới ứa nước mắt và như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua đại dịch Corona hiện nay. Hình ảnh cảm động này được ghi lại tại...