Covid-19 khiến núi nợ toàn cầu thêm chồng chất
Tổng nợ của thế giới vọt lên mức kỷ lục 281 nghìn tỷ USD trong năm 2020 và được dự báo tiếp tục tăng trong năm nay.
Theo hãng tin Nga RT, Viện Tài chính quốc tế (IIF) xác định đại dịch Covid-19 đã thêm 24 nghìn tỷ USD vào núi nợ đó trong năm 2020.
Ảnh: Asia News
Video đang HOT
Chi tiêu của các chính phủ chiếm khoảng một nửa mức tăng. Các tập đoàn thêm khoảng 5,4 nghìn tỷ USD vào tổng số, còn các ngân hàng và hộ gia đình lần lượt chiếm 3,9 nghìn tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ USD.
Nghiên cứu của IIF cho thấy, với tổng nợ ở mức kỷ lục 281 nghìn tỷ USD, tỷ lệ nợ so với GDP toàn cầu tăng 35 điểm phần trăm lên trên 355%. Mức tăng về nợ này lớn hơn nhiều mức tăng từng thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà năm 2008 và 2009 lần lượt chứng kiến tỷ lệ nợ so với GDP là 10% và 15%.
Trong năm 2021, các mức vay mượn dự kiến cũng sẽ vượt xa so với trước đại dịch Covid-19 ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực, một phần do lãi suất vẫn thấp.
“Chúng tôi cho rằng, nợ của các chính phủ toàn cầu sẽ tăng thêm 10 nghìn tỷ USD nữa trong năm nay và vượt qua 92 nghìn tỷ USD”, IIF cho biết. “Áp lực chính trị và xã hội có thể hạn chế nỗ lực của các chính phủ nhằm giảm thâm hụt và nợ, gây nguy hiểm cho khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Điều này còn có thể cản trở các phản ứng chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thất thoát vốn tự nhiên”.
Theo báo cáo của IIF, các mức tăng nợ đặc biệt cao ở châu Âu, với tỷ lệ nợ trên GDP của khu vực phi tài chính ở Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp tăng 50%.
Còn tại các thị trường mới nổi, Trung Quốc chứng kiến tỷ lệ nợ tăng mạnh nhất ngoại trừ các ngân hàng, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE). Nam Phi và Ấn Độ ghi nhận mức tăng lớn nhất nhưng về tỷ lệ nợ chính phủ.
Tổng thống Mỹ Biden lần đầu gặp mặt Thủ tướng Canada
Ngày 23/2 tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp song phương đầu tiên với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Hôm 20/2, Nhà Trắng tuyên bố ông Biden và Nội các của ông sẽ họp mặt với Thủ tướng Canada và các Bộ trưởng nước này để bàn luận về các vấn đề giữa Mỹ - Canada và toàn cầu. Cuộc họp dự kiến được tổ chức trực tuyến để phòng dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: The Canadian Press)
Trước đó, ông Biden tham gia nhiều cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Nhưng cuộc họp mặt với Thủ tướng Canada tuần tới được mở rộng do hai nước tổ chức thêm một cuộc họp cấp thấp hơn giữa các Bộ trưởng Nội các, đồng thời có tương tác với Mexico và một số đồng minh châu Âu.
Theo phát ngôn viên của Nhà Trắng Jen Psaki, đây là " cơ hội để hai nhà lãnh đạo xem xét các hành động chung trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như ứng phó với COVID-19, biến đổi khí hậu và kinh tế... ".
" Tổng thống sẽ nêu bật mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và sâu sắc giữa Mỹ và Canada với tư cách là láng giềng, bạn bè và đồng minh NATO ", bà Psaki nói.
Vào ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã thu hồi giấy phép hoạt động của đường ống Keystone. Đây là đường ống vận chuyển 830.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Alberta, Canada, đến Nebraska. Quyết định này là một phần của loạt chính sách hạn chế biến đổi khí hậu.
LHQ hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và kêu gọi hành động toàn cầu để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu trong cuộc họp báo tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Phát...