COVID-19 khiến dân Mỹ ồ ạt chuyển tới các bang chi phí rẻ
Từ giới tỷ phú cho tới dân thường, ngày càng nhiều người Mỹ sống ở New York, California muốn chuyển tới các bang chi phí rẻ hơn như Texas hay Florida.
Ngày càng có nhiều người rời New York vì chi phí đắt đỏ. Ảnh: WSJ
Theo Bloomberg, tỷ phú Elon Musk đang rao bán nhà để rời California tới Texas. Tỷ phú Carl Icahn đã chuyển tới Florida. Người dẫn chương trình podcast Joe Rogan cũng vậy. Nhiều người khác thuộc tầng lớp tinh hoa, thượng lưu ở Manhattan muốn rời khỏi nơi này.
Họ bị thu hút tới Texas và Florida – nơi thuế thấp hơn và có các đặc quyền tài chính đang chờ đợi họ.
Nhưng với những người Mỹ không phải là người giàu có thì sao? Một số người cũng đang chuyển nơi ở, tìm kiếm nơi có chi phí sinh hoạt rẻ hơn, nhà rộng hơn hoặc muốn thay đổi trong đại dịch COVID-19.
Austin, nơi người dẫn chương trình podcast Rogan dọn tới ở từ California tới, thu hút nhiều người Mỹ chuyển tới nhất từ tháng 4 tới tháng 10 năm nay. Tiếp đó là Phoenix, Nashville và Tampa. Cùng lúc đó, khu vực vịnh San Francisco và thành phố New York mất một lượng cư dân tương ứng.
Josh Mungavin, quản lý tài sản tại công ty Evensky&Katz, nói: “Chuyển từ nơi mật độ dân số cao tới nơi thưa dân hơn giúp mọi người thực sự hưởng thụ thú vui riêng. Giờ mọi người có thể theo đuổi đam mê”.
Nhà làm phim độc lập Hanna Miller 30 tuổi sống ở Oakland, California 5 năm qua, nhưng cho biết COVID-19 đã thay đổi thành phố nhiều tới mức không đáng để bỏ nhiều tiền để sống ở đó nữa. Các nhà hàng cô yêu thích đều đóng cửa. Chi phí đặt đồ ăn về nhà quá đắt và mỗi lần ra ngoài đều căng thẳng vì dịch bệnh.
Miller bên ngoài căn nhà ở New Orleans. Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Vợ chồng cô ban đầu định mua nhà ở New Orleans vào năm 2022 và đã để dành 5-10% thu nhập tháng từ năm 2017 để tiết kiệm. Tháng 10, họ đã quyết định chuyển nhà sớm.
Cặp vợ chồng đang sống trong căn hộ nhỏ ở California giờ chi 2.600 USD/tháng để thuê căn nhà hai phòng tắm, hai phòng ngủ rộng 140m2 ở New Orleans. Miller cho biết chi phí hàng ngày đã giảm mạnh từ khi họ chuyển tới đây. Ví dụ, giá mua đồ ở hàng tạp hóa hàng tuần đã giảm từ 200 xuống còn 100 USD.
Miller hạnh phúc vì rời Oakland, thành phố có chi phí đắt đỏ thứ 7 ở Mỹ, còn New Orleans chỉ đứng thứ 49.
Chi phí sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quyết định chọn thành phố nào để chuyển tới trong đại dịch. Một số khu vực thành thị đắt đỏ nhất đã chứng kiến dân số sụt giảm so với các năm trước đó vì nhiều người chuyển đi.
Theo công ty chuyển nhà United Van Lines và công ty phân tích Webster Pacific, số người chuyển ra khỏi khu vực vịnh San Francisco đã tăng 8% trong giai đoạn tháng 5-9 so với cùng kỳ năm 2019, còn ở Seattle và New York, con số này tăng 7%.
Trái lại, Jacksonville, Raleigh, Charlotte, Nashville và Phoenix là những thành phố có nhiều người chuyển tới nhất.
New York vắng vẻ trong đại dịch. Ảnh: Yahoo
Mặc dù chi phí sinh hoạt, lối sống, giá bất động sản, nghề nghiệp ảnh hưởng tới việc chuyển nơi ở, nhưng những thành phố thu hút nhiều người tới nhất lại nằm ở những bang có thuế thu nhập thấp hoặc không đánh thuế thu nhập. Ví dụ như Florida và Texas không đánh thuế thu nhập.
Dù vậy, khởi đầu mới ở nơi sống mới có thể không dễ dàng như vậy, đặc biệt là giữa đại dịch. Nikos Bountas 31 tuổi đã sống ở khu vực vịnh San Francisco 6 năm và chuyển tới Scottdale ở Arizona từ tháng 10. Lý do chuyển là thời tiết ấm hơn, thuế thu nhập thấp, chi phí sinh hoạt thấp. Tuy nhiên, việc tận hưởng thời tiết ấm áp và các hoạt động ngoài trời đã trở nên khó khăn khi đang có dịch bệnh.
Ngoài ra, chuyển tới một căn hộ rộng hơn cũng sẽ đi kèm thêm chi phí chưa tính tới, như chi phí sửa chữa, bảo hiểm… Ở những thành phố nhỏ hơn hoặc ở vùng nông thôn, có ít lựa chọn thực phẩm và dịch vụ giao hàng hơn. Không có dịch vụ gọi xe như Uber và giao thông công cộng cũng không thuận tiện bằng. Từ đó, có thể làm phát sinh nhu cầu mua ô tô và chi phí đi kèm.
Biden bị gây áp lực để làm chuyện này giữa cuộc chiến pháp lý với Trump
Những nhân vật tiến bộ hàng đầu của đảng Dân chủ đang gây sức ép buộc Tổng thống đắc cử Joe Biden chấp nhận chính sách của họ ngay cả khi nhiều thành viên trung dung cho rằng những đề xuất như vậy ngăn đảng này giành lại toàn quyền kiểm soát Quốc hội.
Hiện tại, phần lớn các cơ quan vận động hành lang đang tập trung vào việc ông Biden nên - hoặc không nên - bổ nhiệm ai đó vào các vị trí chủ chốt khi ông đang ra sức xây dựng chính quyền mới để phục vụ cho việc ông sẽ nhậm chức vào tháng 1 năm tới, theo Times of Israel.
Những nhân vật tiến bộ theo khuynh hướng cánh tả hàng đầu trong đảng Dân chủ hôm thứ Sáu 13/11 đã công bố danh sách chi tiết gồm 400 chuyên gia chính sách tiến bộ mà họ muốn ông Biden bổ nhiệm.
Điều đó diễn ra sau một nỗ lực riêng biệt của hơn nửa tá nhóm tiến bộ trong tuần này đã ký các lá thư kêu gọi tổng thống đắc cử không chỉ định bất kỳ ai có quan hệ với cáccông ty lớn vào các vị trí chủ chốt trong Nội các.
Trump có thể thua tại tòa, nhưng Biden cũng phải trầy trật để tiếp quản Nhà Trắng
Bị các thẩm phán quay lưng, Trump mất hoàn toàn cơ hội ở lại Nhà Trắng?
David Segel, cựu đại diện bang Rhode Island và giám đốc điều hành của Demand Progress là một trong số những người ký các lá thư cho biết: "Bây giờ hoàn toàn là thời điểm thúc đẩy ông Biden làm những gì cần thiết. Và điều đó có nghĩa là một chính sách kinh tế mạnh mẽ, một phản ứng chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ, sẵn sàng đẩy lùi quyền lực tập trung của doanh nghiệp đang làm gia tăng bất bình đẳng. Và ông ấy có nhiệm vụ phải làm tất cả những điều đó".
Các nhân vật tiến bộ trong đảng Dân chủ cũng nói rằng, ông Biden nên tích cực bổ nhiệm trong khi Quốc hội không họp và nên áp dụng Đạo luật tuyển dụng, một đạo luật năm 1998 cho phép bổ nhiệm các vị trí quản lý trong hơn 200 ngày mà không cần Thượng viện phê duyệt.
Tuy nhiên, theo Times of Israel, việc các nhân vật tiến bộ trong đảng Dân chủ gây áp lực cho ông Biden để chấp nhận chính sách của họ đang tạo ra căng thẳng cho một đảng đáng ra đang chìm trong ánh hào quang sau khi lần đầu tiên trong gần 30 năm đánh bại một tổng thống đương nhiệm trong cuộc bầu cử tổng thống.
Các xung đột chính sách được cho là sẽ bắt đầu rõ ràng hơn khi ông Biden đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho các vị trí trong chính quyền mới của ông.
Cho đến nay, ông Biden mới chỉ chọn cố vấn lâu năm Ron Klain làm chánh văn phòng Nhà Trắng. Lựa chọn này đã được các đảng viên Dân chủ ôn hòa lẫn tiến bộ ủng hộ. Nhưng các lựa chọn khác gần như chắc chắn sẽ không suôn sẻ như vậy, Mitch Landrieu, cựu thị trưởng đảng Dân chủ của New Orleans cho biết.
Tuy nhiên, ông Landrieu cho rằng, ông Biden với kinh nghiệm hàng chục năm trong chính phủ, sẽ biêt cách lắng nghe tất cả các quan điểm và sau đó đưa ra lựa chọn tốt nhất để thúc đẩy đảng.
"Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ tìm ra cách để giúp điều hướng cái mà chúng ta gọi là căng thẳng giữa những người tiến bộ. Mọi người đều có một vai trò, và vai trò của tổng thống là quyết định", ông Landrieu nói.
Không khí bỏ phiếu tại các nhà thờ, trường học và sân vận động trong ngày Bầu cử Mỹ Hàng triệu người Mỹ đang lựa chọn giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống khác biệt nhất lịch sử, giữa những lo ngại về đại dịch COVID-19, nền kinh tế bị suy thoái và vấn đề chủng tộc. Ngay từ sáng sớm, các cử tri đã đổ xô đến các điểm...