Covid-19 – kẻ thù chung giúp người Anh xích lại gần nhau
Tuần trước, Kate Sellars đặt ba túi đồ tạp hóa trước cửa nhà Garth D’lima, cụ ông 73 tuổi đang mắc kẹt trong nhà giữa lúc Covid-19 càn quét London.
“Thật đau lòng khi không thể giúp ông ấy mang đồ lên cầu thang”, Sellars cho biết, trong lúc vẫy tay chào D’lima. “Chúng tôi không thể vào trong nhà người khác bởi điều đó sẽ khiến họ gặp nguy hiểm”.
Sellars, chủ một công ty du lịch cao cấp, không thể tiếp tục công việc do ảnh hưởng của Covid-19. Thay vì gặp những khách hàng sang trọng trong các tour đắt đỏ như trước, người phụ nữ 39 tuổi giờ đây dành thời gian mua đồ tạp hóa và thuốc kê đơn cho người già ở Hampstead, thủ đô London, Anh.
Kate Sellars trò chuyện với Garth D’lima sau khi đặt đồ trước cửa nhà ông tại khu Hampstead, London, Anh tuần trước. Ảnh: NY Times.
Cô là một trong các tình nguyện viên chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất trong bối c ảnh nước Anh bị phong tỏa. Sau khi chính phủ thông báo họ cần 250.000 người giúp đỡ Dịch vụ Y tế Quốc gia, hơn 750.000 người đã đăng ký, nhiều đến mức chính phủ phải tạm ngừng nhận đơn. Ngoài chương trình của chính phủ, hàng chục nghìn người khắp đất nước cũng làm tình nguyện tại cộng đồng địa phương như Sellars.
Covid-19 dường như đang thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc tại Anh, tín hiệu tích cực giữa lúc nước này chìm trong những thông tin ảm đạm về tình trạng bệnh viện quá tải, xét nghiệm không đầy đủ, số người chết gia tăng và Thủ tướng Boris Johnson phải vào phòng chăm sóc tích cực sau khi nhiễm nCoV.
Việc người dân xích lại gần nhau còn được cho là niềm an ủi sau ba năm rưỡi đất nước mâu thuẫn vì sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Những tranh cãi về Brexit đã chia rẽ sâu sắc nước Anh về văn hóa, xã hội và giữa các thế hệ. Đúng lúc đó, Covid-19 xuất hiện, trở thành mối đe dọa với cả những người ủng hộ lẫn phản đối Brexit.
“Trong cuộc tranh luận về Brexit, mọi người thường nói điều chúng ta thực sự cần là một kẻ thù chung và nó đã đến”, David Goodhart, tác giả một cuốn sách viết về sự chia rẽ trong xã hội Anh vì Brexit, cho hay, nói thêm rằng đây là “kẻ thù vô hình”.
Goodhart nhận định lệnh phong tỏa tại Anh đã để lộ ra những “mắt xích ẩn giấu” của một xã hội thịnh vượng. Đó là những người thu gom rác, nhân viên vận chuyển, nhân viên trong các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi. “Hóa ra những người xếp hàng lên kệ siêu thị vô cùng quan trọng”, ông nói.
Video đang HOT
Goodhart cho biết khía cạnh cay đắng nhất mà đại dịch phơi bày là hoàn cảnh của những người cao tuổi, đối tượng chịu rủi ro cao nhất trước Covid-19. Chính phủ Anh kêu gọi những người trên 70 tuổi cắt đứt tất cả tiếp xúc xã hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, trong 12 tuần nhằm giảm nguy cơ nhiễm nCoV.
Tình huống này khiến người cao tuổi bị mắc kẹt trong nhà, không thể đến các cửa hàng địa phương. Nhiều người không biết phải mua thực phẩm hoặc những loại hàng hóa khác bằng cách nào. Một số người thậm chí không giữ liên lạc trực tiếp với bạn bè hoặc thành viên gia đình.
“Chính phủ yêu cầu 1,5 triệu người ở trong nhà mà không cần biết hoàn cảnh của họ như thế nào. Họ cảm thấy sợ hãi và bị cô lập”, bác sĩ Connor Rochford, người thành lập Đoàn Tình nguyện Hampstead cùng ba người khác, cho biết.
Kể từ khi ra đời hôm 14/3, một tuần trước khi Thủ tướng Johnson áp lệnh phong tỏa toàn quốc, nhóm của Rochford đã huy động được hơn 600 tình nguyện viên. Họ hoạt động theo hướng dẫn của các trưởng nhóm, như Sellars. Tới nay, Đoàn Tình nguyện Hampstead đã giúp đỡ 166 người, bao gồm cả những người nhờ hỗ trợ một lần và người thường xuyên liên lạc.
Do không nhận được nhiều hướng dẫn từ chính phủ, nhóm của Rochford buộc phải tự đặt ra những tiêu chuẩn an toàn riêng. Các tình nguyện viên đeo khẩu trang, găng tay khử trùng, giữ khoảng cách nghiêm ngặt và không được phép vào trong nhà những người họ giúp đỡ. Ban điều hành còn tham khảo lời khuyên từ các cố vấn khủng hoảng để xử lý những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt.
Tài chính cũng là một vấn đề khó khăn. Một số người có thể gọi điện trực tiếp đến cửa hàng để đặt đồ, nhưng cũng có những lúc tình nguyện viên phải ứng trước để trả cho cửa hàng rồi nhận lại tiền sau khi giao đồ.
Với những người tự tin về khả năng độc lập của bản thân như ông D’lima, sự thay đổi này không dễ chấp nhận. Vài ngày trước, ông vẫn xếp hàng bên ngoài siêu thị đông đúc. “Tôi sống một mình nên luôn tự mua đồ. Nhưng bạn của tôi khuyên không nên ra ngoài”, cụ ông cho hay.
Trong khi đó, một số người vẫn từ chối sự giúp đỡ. Trên đường giao một đơn thuốc, Sellars bắt chuyện với một người đàn ông khá lớn tuổi để đề nghị hỗ trợ, nhưng nhận lại cái nhìn ngờ vực. “Nếu cô muốn giúp, hãy đưa cho tôi 1.000 bảng”, người đàn ông nổi cáu.
Mặc dù vậy, các đoàn tình nguyện vẫn nhận được sự trân trọng của nhiều người cao tuổi tại Anh. Sự hiện diện của họ khiến thế hệ trước hoài niệm về quá khứ, thời kỳ xã hội Anh gắn kết hơn hiện nay.
“Điều này làm tôi nhớ về tuổi thơ trong những năm 1950. Mọi người tương tác với nhau nhiều hơn. Chúng tôi cùng vui chơi trên các con phố”, Jenni Towler, một trong những người được Sellars hỗ trợ, cho hay.
“Giờ đây tất cả đều phải ngồi yên một chỗ và không được phép gần nhau, nhưng chúng tôi không cảm thấy đơn độc. Tôi hy vọng điều này kéo dài và mọi người trong khu phố sẽ thân thiết với nhau hơn, không chỉ dừng lại ở việc nhắn tin qua điện thoại”, người phụ nữ 69 tuổi nói thêm.
Đối với Sellars, công việc tình nguyện giúp cuộc sống của cô trở nên có ý nghĩa giữa lúc đại dịch hoành hành. Cô tự tin công ty du lịch của mình sẽ trở lại hoạt động bình thường. Trong lúc chờ đợi, Sellars có thêm nhiều bạn mới, mà nếu không có đại dịch họ sẽ chỉ là những người xa lạ. Đôi khi cô còn nhận được những món quà nhỏ đặt trước cửa nhà, đồng thời hiểu hơn về khu phố nơi cô sinh ra.
“Câu hỏi lớn ở đây là điều gì sẽ xảy ra khi mọi chuyện kết thúc”, Sellars nói.
Ánh Ngọc
Anh lại 'chọc giận' Trung Quốc khi kêu gọi đảm bảo nhân quyền tại Hồng Kông
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã kêu gọi Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tư pháp độc lập của Hồng Kông trong lễ kỷ niệm 35 năm Tuyên bố chung Trung - Anh.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab - Ảnh: Internet
Phát ngôn của ông Dominic Raab đã tái khẳng định quan điểm của Anh về việc tuyên bố bàn giao thuộc địa cũ sang Trung Quốc vào năm 1997 - một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý vẫn còn hiệu lực tới ngày nay, kể từ khi đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ điều này và khẳng định tuyên bố chung giữa hai bên không còn hiệu lực kể từ khi Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Thật trùng hợp, tuyên bố của ông Raab cũng đến một ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm Bồ Đào Nha bàn giao Macau từ năm 1999.
"Các chủ trương của Trung Quốc, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tư pháp độc lập và pháp quyền là điều cần thiết cho sự thịnh vượng và cách sống của Hồng Kông. Đặc khu này đang trải qua thời kỳ hỗn loạn lớn nhất kể từ khi bàn giao cho Trung Quốc. Với tư cách là người đồng ký kết tuyên bố chung, Vương quốc Anh thực hiện nghiêm túc các cam kết này và hỗ trợ việc thực hiện chúng thông qua nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ", Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói.
Hồng Kông đã bị nhấn chìm trong các cuộc biểu tình chống chính quyền kể từ tháng 6, khi Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cố gắng đưa ra dự luật dẫn độ gây tranh cãi cho phép đưa nghi phạm sang Trung Quốc đại lục. Chính quyền đặc khu đã rút dự luật hồi tháng 9, song nhượng bộ này dường như vẫn chưa đủ để xoa dịu được làn sóng tức giận của người biểu tình khi họ vẫn xuống đường kêu gọi ủng hộ dân chủ và yêu cầu chính quyền đáp ứng các nguyện vọng của người dân.
Theo ông Raab, cách duy nhất để đảm bảo sự thành công và ổn định trong tương lai của Hồng Kông là việc tôn trọng các cam kết chung giữa hai bên cũng như đảm bảo tự do ngôn luận và giải quyết các mối quan tâm chính đáng của người dân Hồng Kông thông qua các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và có ý nghĩa.
Phía Trung Quốc hiện chưa phản hồi chính thức các bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh.
Trong những nhận xét trước đó về tuyên bố chung, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã chỉ trích Anh khi cựu Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ viện dẫn tài liệu để tiếp tục đề cập về tình hình tại Hồng Kông. "Chúng tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1997, Vương quốc Anh không có bất kỳ quyền gì liên quan đến Hồng Kông. Chúng tôi hy vọng Vương quốc Anh sẽ tỉnh táo lại", ông Lục nhấn mạnh.
Được biết, tuyên bố chung Trung - Anh được ký kết giữa bởi Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào ngày 19.12.1984 tại Bắc Kinh. Bản tuyên bố quyết định vấn đề chủ quyền và thỏa thuận quản lý đối với Hồng Kông sau ngày 1.7.1997, khi thời hạn thuê Tân Giới kết thúc theo Công ước mở rộng lãnh thổ Hồng Kông.
Tuyên bố có bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi các văn kiện phê chuẩn vào ngày 27.5.1985, được chính phủ Trung Quốc và Anh đăng ký với Liên Hợp Quốc cũng trong năm đó.
Trong Bản tuyên bố chung, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã quyết định tiếp quản quyền chủ quyền đối với Hồng Kông (bao gồm đảo Hồng Kông, Cửu Long và Tân Giới) kể từ ngày 1.7.1997, và chính phủ Anh tuyên bố sẽ trao Hồng Kông cho Trung Quốc kể từ ngày 1.7.1997. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố những chính sách cơ bản đối với Hồng Kông trong bản tuyên bố.
Theo nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ" mà hai nước đã đồng ý, hệ thống xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không được thực hiện ở đặc khu hành chính Hồng Kông; hệ thống tư bản và lối sống trước đó của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian 50 năm cho đến năm 2047. Tuyên bố chung quy định rằng các chính sách cơ bản này phải được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông.
Hoàng Vũ (theo SCMP)
Theo motthegioi.vn
Định dạng Normandy: Ukraine điểm tên nhiều nước 'không muốn đứng ngoài', gồm cả Mỹ Ngày 19/12, Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Vadim Pristaiko tuyên bố rằng, các nước Mỹ, Anh, Canada, Ba Lan và Ủy ban châu Âu chính thức bày tỏ mong muốn chính thức tham gia "đàm phán Normandy". Lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 4 bên theo định dạng Normandy tại Paris, Pháp...