Covid-19: Huế phạt người tuồn văn bản dự thảo ra ngoài 18 triệu đồng
Nam thanh niên ở Thừa Thiên- Huế bị xử phạt 18 triệu đồng vì cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19 và cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật cho cá nhân không đúng quy định.
Ngày 4/4, Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, cơ quan công an đã xử phạt Nguyễn Thanh H (SN 1991, trú tại phường An Cựu, TP.Huế) các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật và cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước cho cá nhân không đúng qui định.
Cơ quan công an làm việc với Nguyễn Thanh H.
Trước đó, vào ngày 26/3, H đã dùng mạng xã hội để gửi hình ảnh văn bản dự thảo chưa được phê duyệt của UBND TP.Huế về công tác chống dịch Covid-19 ra ngoài.
Nội dung văn bản này nêu việc UBND TP.Huế yêu cầu tạm dừng các hoạt động kinh doanh không cần thiết để phòng chống dịch Covid-19. Văn bản nói rằng ngoại trừ các cơ sở kinh doanh lương thực, thực phẩm, dược, xăng dầu, tạp hóa thì tất cả các cơ sở kinh doanh, sản xuất, gia công (bao gồm các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị) trên địa bàn TP.Huế tạm thời đóng cửa kể từ ngày 30/3 cho đến khi có thông báo mới. Văn bản này được chia sẻ nhanh chóng trong cộng đồng mạng gây hoang mang dư luận.
Sau khi bị tuồn ra ngoài, văn bản này đã được một số tài khoản mạng xã hội đã đăng tải, chia sẻ, gây hoang mang dư luận.
Ngay khi có thông tin phản ảnh của người dân, lãnh đạo UBND tỉn Thừa Thiên- Huế chỉ đạo Công an tỉnh nhanh chóng làm rõ để xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh đã phối hợp với Công an TP.Huế điều tra, làm rõ sư viêc, đông thơi lập biên bản vi phạm hành chính tổng số tiền 18 triệu đồng đôi vơi H.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc này, vào ngày 31/3, Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thừa Thiên- Huế ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Võ Ngọc H.U (SN 1994, trú đường Trường Chinh, phường Xuân Phú, TP.Huế) về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. U là người đã đăng văn bản dự thảo chưa được phê duyệt của UBND TP.Huế nêu trên lên mạng xã hội Facbook.
Theo đó, U bị phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013-NĐCP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Trần Hòe
Giao tài liệu "Tuyệt mật" phải được bảo vệ bằng 2 lớp phong bì
Theo Nghị định của Chính phủ, trường hợp giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (BMNN) thuộc độ "Tuyệt mật" phải được bảo vệ bằng 2 lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa BMNN, tên người nhận, đóng dấu "Tuyệt mật" và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN).
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ BMNN về xác định BMNN và độ mật của BMNN; sao, chụp tài liệu, vật chứa BMNN; giao, nhận tài liệu, vật chứa BMNN; mang tài liệu, vật chứa BMNN ra khỏi nơi lưu giữ; địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN; chế độ báo cáo về công tác bảo vệ BMNN và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN.
Trong đó, Nghị định quy định giao, nhận tài liệu, vật chứa BMNN. Cụ thể, việc giao tài liệu, vật chứa BMNN được thực hiện như sau:
- Trước khi giao tài liệu, vật chứa BMNN phải đăng ký vào "Sổ đăng ký BMNN đi". Tài liệu, vật chứa BMNN độ "Tuyệt mật" chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định BMNN đồng ý.
- Tài liệu, vật chứa BMNN phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.
Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN thuộc độ "Tuyệt mật" phải được bảo vệ bằng 2 lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa BMNN, tên người nhận, đóng dấu "Tuyệt mật" và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì". Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ "A".
Tài liệu, vật chứa BMNN độ "Tối mật" và "Mật" được bảo vệ bằng 1 lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ "B" và chữ "C" tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa BMNN bên trong.
- Việc giao tài liệu, vật chứa BMNN phải được quản lý bằng "Sổ chuyển giao BMNN".
Việc nhận tài liệu, vật chứa BMNN được thực hiện như sau:
- Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa BMNN phải đăng ký vào "Sổ đăng ký BMNN đến".
- Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN mà phong bì có dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì", người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu "Hỏa tốc" thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết.
- Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ BMNN thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa BMNN hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa BMNN gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.
Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa BMNN phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa BMNN. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN có đóng dấu "Tài liệu thu hồi", cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa BMNN phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản; việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung BMNN trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu; việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa BMNN không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu sổ đăng ký BMNN đến, mẫu sổ đăng ký BMNN đi và mẫu sổ chuyển giao BMNN.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Theo danviet.vn
Sửa quy định về phòng, chống rửa tiền Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền. Ảnh minh họa Nghị định số 87/2019/NĐ-CP bổ sung khoản 5 vào Điều 6 quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro như...