COVID-19: Hiểu đại dịch thế nào, có ảnh hưởng gì?
Đại dịch chỉ quy mô lan tràn của bệnh. Tuyên bố đại dịch bật đèn cho các nước kích hoạt kế hoạch đối phó, thực hiện các biện pháp khẩn cấp bảo vệ dân.
Các lãnh đạo WHO vừa tuyên bố COVID-19 là đại dịch tooàn cầu. Ảnh: AP
Dịch COVID-19 giờ đã là đại dịch, theo tuyên bố ngày 11-3 (giờ châu Âu) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vậy cần hiểu đại dịch có nghĩa là gì, có những ảnh hưởng gì?
“Đại dịch” không liên quan gì tới việc bản thân bệnh đó nghiêm trọng thế nào với sức khỏe, mà chỉ quy mô lan tràn của bệnh đó. Hiểu cách khác, đại dịch chỉ có nghĩa một dịch bệnh đang lan tràn rộng.
Khi ra tuyên bố này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rõ WHO lo ngại sâu sắc về tình trạng lan tràn báo động của COVID-19. Tuy nhiên, ông Tedros đồng thời cũng nói tuyên bố đại dịch không có nghĩa các nước nên từ bỏ nỗ lực kiềm chế virus – vốn đã làm chết hơn 4.300 người và lây nhiễm cho hơn 120.000 người toàn cầu.
“Chúng ta phải nhân đôi nỗ lực và phải xông xáo hơn nữa. Đó là điều chúng tôi nói tới” – ông Tedros nói khi tuyên bố đại dịch COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Ảnh: AP
Cùng tìm hiểu một số câu hỏi về tuyên bố đại dịch.
Điều gì khiến WHO tuyên bố đại dịch?
Người ở những nơi virus hiện diện một khi nhiễm bệnh sẽ có thể đoán được nguồn lây. Và một khi nhà chức trách y tế có thể rà được các nguồn lây này, dịch chưa phải ngoài tầm kiểm soát.
Video đang HOT
Vấn đề là khi người nhiễm bệnh ở nơi chưa từng ghi nhận có sự hiện diện của virus, chưa thể xác định đường lây, thì đây là tín hiệu cho thấy sẽ có một sự lan truyền rộng hơn ra cộng đồng – một yếu tố hàng đầu để WHO căn cứ vào đó mà quyết định tuyên bố đại dịch.
Với bệnh cúm, WHO gọi đó là một đại dịch khi có một virus mới lan tràn đến hai khu vực của thế giới. Giờ COVID-19 đang hoành hành cả bốn châu lục.
Từ “đại dịch” có liên quan gì đến mức độ nghiêm trọng của bệnh với cơ thể người không
Đại dịch là từ đáng sợ nhưng không liên quan gì với việc bệnh nặng nhẹ thế nào với cơ thể. Nó chỉ có nghĩa bệnh đang lan tràn nhanh. Một loại bệnh thuộc dạng ít nghiêm trọng với cơ thể cũng có thể trở thành đại dịch, như H1N1 năm 2009.
Cúm mùa thông thường có tỉ lệ tử vong 0,1%. Hiện tỉ lệ tử vong chính xác của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 chưa được xác định rõ và có thể khác nhau ở từng nơi. Nhưng tới thời điểm này có thể thấy COVID-19 không chết chóc bằng SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hay MERS (hội chứng hô hấp cấp tính Trung Đông), dù tốc độ lây lan của COVID-19 nhanh hơn.
Với phần lớn bệnh nhân nhiễm COVID-19, virus chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và trung bính, như sốt và ho; và phần lớn hồi phục trong khoảng hai tuần. Nhưng với một số ít, đặc biệt các bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh nền thì virus có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm cả viêm phổi.
Tuyên bố đại dịch nghĩa là điều gì sẽ xảy ra?
Tuyên bố đại dịch sẽ bật đèn cho các chính phủ kích hoạt các kế hoạch đối phó và có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ người dân, chẳng hạn quy định khắt khe hơn về đi lại và hạn chế thương mại.
Cùng với tuyên bố đại dịch, WHO cũng đã tuyên bố COVID-19 là một tình trạng khẩn cấp quốc tế. Và ở những nơi trên thế giới mà virus gây dịch chưa lan tới, các bệnh viện và phòng khám cần được chuẩn bị để đối phó với nguy cơ sẽ có một làn sóng bệnh nhân nhiễm bệnh, lên kế hoạch ưu tiên cứu chữa bệnh nhân COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa), Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp thuộc WHO Michael Ryan (trái), Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Maria van Kerkhove (phải) trong một cuộc họp báo cập nhật tình hình đại dịch COVID-19 tại Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: AP
TS Michael Ryan – Giám đốc Chương trình Y tế khẩn cấp thuộc WHO nhắc lại một cách thận trọng rằng việc dùng từ “đại dịch” để mô tả dịch bệnh “không nhằm kích hoạt bất cứ điều gì ngoài việc phải hành động xông xáo, mạnh mẽ hơn”.
Từ “đại dịch” khả năng lớn cũng sẽ gây nên sự lo lắng toàn cầu – điều mà WHO đã rất lo ngại và nhạy cảm. Trước đây Tổng Giám đốc WHO Tedros từng thừa nhận bản thân từ “đại dịch” có thể chỉ gây sợ hãi mà không giúp đưa tới bất kỳ sự ngăn chặn nào thêm hay giúp cứu thêm một ai.
Ổ dịch – bệnh dịch – đại dịch khác gì nhau?
Một ổ dịch là một sự bùng phát bất ngờ số ca nhiễm một bệnh tại một khu vực cụ thể. Bệnh dịch là một sự bùng phát ổ dịch ra quy mô rộng hơn, nhiều hơn. Đại dịch nghĩa là sự bùng phát này đã lan ra quy mô toàn cầu.
Các chuyên gia vẫn cho rằng từ “đại dịch” chắc chắn có ảnh hưởng, dù thậm chí nhiều người có thể không hiểu nó nghĩa là gì.
Theo chuyên gia Ian Mackay nghiên cứu về virus tại ĐH Queensland (Úc), từ “đại dịch” vốn không được giải thích rõ ràng, nó thường ít được đề cập và chỉ được dùng trong trường hợp tệ nhất nên dĩ nhiên khiến mọi người sợ hãi.
Lần gần nhất WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu là khi nào?
Dịch bệnh gần nhất mà WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu là bệnh bắt nguồn từ virus cúm H1N1 được gọi là “cúm heo” năm 2009. Quyết định này đến sau khi virus H1N1 lan tràn ra nhiều nước sau sáu tuần. Ngày nay cúm heo này được biết đến như một loại bệnh đặc trưng vùng miền và trở thành một phần của các bệnh cúm mùa thông thường.
Với COVID-19, đây là lần đầu tiên một loại bệnh do virus Corona gây ra được tuyên bố là đại dịch. Và theo ông Tedros, “cùng lúc, chúng tôi cũng tin rằng chúng ta có thể kiềm chế và kiểm soát nó”.
Theo PLO
Virus Corona có thể sống 9 ngày trên chiếc điện thoại
Trước khi nhấc chiếc điện thoại thông minh lên để theo dõi tình hình, hãy cẩn trọng vì virus Corona có thể cư trú trên điện thoại của bạn trong một quãng thời gian dài.
Các nhà khoa học khuyên nên khử trùng điện thoại thường xuyên.
Theo các nhà nghiên cứu Đức, coronavirus có thể sống trên những bề mặt vô tri vô giác như kim loại, thủy tinh hoặc nhựa - những loại vật liệu được sử dụng để chế tạo điện thoại, trong tối đa 9 ngày.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Hospital Infection, đã phân tích dữ liệu từ 22 nghiên cứu trước đây về coronavirus ở người bao gồm Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và coronavirus đặc hữu ở người (HCoV).
Trong nghiên cứu, các tác giả viết: "Mặc dù sức truyền tải của coronavirus qua các bề mặt vô tri vô giác chưa được xác định rõ trong tình huống bùng phát dịch bệnh hiện nay, nhưng việc khử trùng các bề mặt để giảm tải virus vẫn sẽ là một biện pháp hữu ích, đặc biệt là các bề mặt thường xuyên tiếp xúc một cách trực tiếp với bệnh nhân có thể sẽ làm lan truyền một lượng virus rất lớn."
Nghiên cứu đề xuất người dùng điện thoại sử dụng dung dịch chứa 0,1% sodium hypochlorite (chất tẩy trắng) hoặc 62% đến 71% ethanol (thành phần chính trong hầu hết các chất khử trùng tay) trong vòng một phút để làm sạch thiết bị của mình.
Apple gần đây đã khuyến cáo khách hàng rằng họ có thể sử dụng một cách an toàn khăn lau khử trùng Clorox và cồn isopropyl 70% để lau màn hình. Nhưng, mọi người không nên sử dụng thuốc xịt, thuốc tẩy hoặc thuốc làm mòn. Không nên phun trực tiếp các chất tẩy rửa lên thiết bị, thay vì sử dụng vải mềm, không xơ.
Và khi càng có nhiều nhà khoa học tìm hiểu về chủng coronavirus mới, bạn sẽ càng muốn làm sạch chiếc điện thoại của mình.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc gần đây tìm ra rằng, trong phân của những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 có virus. Những phát hiện đáng ngại đó đồng nghĩa với việc virus có thể và có khả năng lây lan qua phân cũng như các giọt nước bọt bắn ra do hắt hơi và ho.
Và hãy thử tưởng tượng xem, biết bao người có thói quen sử dụng điện thoại ở chỗ làm, có nghĩa là chính những chiếc điện thoại đó có thể trở thành một môi trường cung cấp những mầm bệnh không thể hình dung nổi.
Phát biểu trên tạp chí Men's Health, Charles Gerba, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Arizona, cho biết, ngoài phòng tắm, điện thoại là thiết bị đặc biệt cần quan tâm vì chúng ta luôn nhấc điện thoại bằng bàn tay không mấy sạch sẽ.
"Không nhất thiết bạn phải hắt hơi vào chiếc điện thoại của mình để có thể lan truyền các sinh vật gây bệnh", giáo sư Gerba cho biết. "Những gì chúng tôi phát hiện ra khi nghiên cứu sự lây lancủa virus trên các bề mặt trong các tòa nhà văn phòng là khi bạn chạm vào một bề mặt có virus và sau đó chính bạn sẽ mang chúng đến với chiếc điện thoại di động của mình. (Ví dụ như một tay nắm cửa.). Sau đó, bạn về nhà hoặc tới một địa điểm khác và bạn lại sử dụng điện thoại, rồi chạm vào một cái bàn, di chuyển nó đến một vị trí khác, đó là con đường tuyệt vời để phát tán virus quanh văn phòng."
Giáo sư Gerba cũng khuyên bạn nên sử dụng khăn lau có cồn hoặc vải siêu mịn. Ông nói:"Tôi sẽ làm như thế mỗi khi đến những nơi công cộng."
H.K
The New York Post/Tiền phong
Tin vui: Đã tìm thấy kháng thể vô hiệu hóa nCoV Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc thông báo, họ có thể tìm và sử dụng kháng thể từ SARS và MERS để điều trị Covid-19. Ngày 4/3 vừa qua, tại Viện nghiên cứu Công nghệ hóa học Hàn Quốc (CEVI) đã đưa ra thông báo về việc tìm thấy các loại kháng thể có thể trung hoà virus Corona. Kháng thể trung...