Covid-19 hé lộ hệ thống giám sát của Trung Quốc
Hệ thống camera giám sát được gọi là “phòng chiến tranh” giúp Trung Quốc kiểm tra lịch trình đi lại của người dân và ngăn chặn dịch bệnh.
Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một trong những mạng lưới công nghệ giám sát tinh vi nhất thế giới với hàng trăm triệu camera lắp đặt nơi công cộng và tăng cường sử dụng các công nghệ giám sát như theo dõi qua điện thoại thông minh và nhận diện.
Năm nay, từ nông thôn tới thành thị trên cả nước, hệ thống này được sử dụng trong “cuộc chiến toàn dân chống lại nCoV”, theo cách gọi của chính phủ Trung Quốc.
Một kỹ sư phần mềm làm việc với chương trình nhận dạng gương mặt tại phòng phát triển của công ty điện tử Hanwang tại Bắc Kinh, hôm 6/3. Công nghệ này cho phép nhận dạng gương mặt ngay cả khi đeo mặt nạ. Ảnh: Reuters.
Khi các nhà chức trách chủ yếu sử dụng dữ liệu định vị di động và ứng dụng truy tìm liên kết tài khoản người dùng nhằm đánh dấu và theo dõi những người trở về từ nước ngoài để kiểm dịch, hệ thống camera giám sát đóng vai trò rất quan trọng.
Mạng lưới này được sử dụng để truy vết những ai đã tiếp xúc với người nhiễm nCoV, cũng như phạt doanh nghiệp và cá nhân không tuân thủ quy định phòng dịch.
“Cả nước đặt trong tình trạng chiến tranh”, Vương, một công chức thành phố Thiên Tân, nói. Vương chịu trách nhiệm truy vết hàng nghìn người liên quan tới một ổ dịch nCoV trong cửa hàng bách hóa. “Chúng tôi phải áp dụng tư duy thời chiến”.
Dù được kỳ vọng sử dụng công nghệ cao, nhưng hệ thống vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhân công theo dõi trước màn hình. Họ ngồi trong phòng giám sát hoặc theo dõi qua điện thoại thông minh.
“Kiểu giám sát này chủ yếu do con người thực hiện chứ không phải máy móc”, James Leibold, phó giáo sư đại học La Trobe, Australia, người nghiên cứu hệ thống giám sát tương tự mà Trung Quốc sử dụng ở vùng Tân Cương, nói.
Video đang HOT
Truyền thông nhà nước, quan chức và chính quyền địa phương được trao tài khoản của hệ thống giám sát trong chiến dịch chống nCoV.
Tại làng Donghan, tỉnh Hồ Bắc, nơi Covid-19 khởi phát cuối năm ngoái, Liu Ganhe, người chịu trách nhiệm giám sát, đã phát hiện 6 dân làng tụ tập mà không đeo khẩu trang. Liu lập tức gọi báo chính quyền.
“Cán bộ làng lập tức đến nơi, giải tán đám đông và tuyên truyền cho người dân”, truyền thông Trung Quốc đưa tin, ca ngợi hệ thống đã thực thi tốt những “quy định hạn chế trong thời chiến”.
Toàn bộ hệ thống giám sát của Trung Quốc trị giá 5,6 tỷ USD, bao gồm hơn 4.400 camera an ninh.
He Haijin, một thành viên của mạng lưới, phát hiện dân làng tụ tập tại huyện Kỳ Dương, tỉnh Hồ Nam. Ông đã trách mắng họ qua loa phát thanh của làng.
“Trong vòng hai phút, dân làng lập tức quay về nhà”, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Người dân 4 ngôi làng phía bắc Trung Quốc xác nhận chính quyền đã sử dụng loa phóng thanh để giải tán các cuộc tụ tập. Các nhà chức trách cũng lắp camera bên ngoài nhà dân, những hộ có người trở về từ điểm nóng nCoV như Hồ Bắc và nước ngoài.
Tại Tương Đàm, một thành phố khác ở Hồ Nam, hệ thống được sử dụng để định vị một người thân nhiệt cao bị phát hiện trong trung tâm thương mại và đã trốn đi bằng xe máy. Chính quyền theo dấu anh ta bằng camera an ninh và điều cảnh sát tới nhà để khiển trách.
Truyền thông Trung Quốc còn công bố hình ảnh các quan chức theo dõi nhiều màn hình cũng lúc trong đồn cảnh sát, hay ảnh tình nguyện viên xem đi xem lại hình ảnh giám sát và chia sẻ trên ứng dụng nhắn tin.
Camera an ninh giám sát theo dõi người qua đường ở Bắc Kinh hôm 11/5. Ảnh: Reuters.
Dù việc giám sát còn thô sơ ở một số nơi, nhưng việc công chúng biết đến nó lại giúp các nhà chức trách thực thi nhiệm vụ.
“Nó khiến người ta nhận thức được mình đang bị theo dõi, khiến người ta không dám làm các hành vi quá đáng và thay đổi suy nghĩ theo thời gian”, Leibold nói. “Tôi cho rằng đây là kết quả từ chiến dịch chống Covid-19, nó thực sự hiệu quả”.
Thông tin mà người dân và quan chức chia sẻ cho thấy hệ thống ghi nhớ và nhận diện cũng đóng vai trò quan trọng ở thành thị.
Tại Thiên Cân, cảng biển cách Bắc Kinh 100 km, chính quyền đã theo dấu về tận nhà từng người liên quan tới ổ dịch trong cửa hàng bách hóa hồi cuối tháng 2, bằng cách sử dụng dữ liệu giám sát.
Chính quyền xác định chính xác thời gian nhân viên cửa hàng nhiễm nCoV đã tiếp xúc với khách hàng, sau đó truy vết từng người qua hình ảnh trên camera an ninh giám sát.
Văn bản mua sắm thiết bị của chính quyền địa phương cung cấp chi tiết khu vực lắp đặt hệ thống giám sát bao gồm công nghệ nhận diện có thể theo dõi lịch trình của một người trong vòng 90 ngày.
Hơn 9.000 người đã bị cách ly.
“Cán bộ thông qua camrea an ninh để quét và phát hiện ra từng người”, Vương, công chức Thiên Tân, nói.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc tài trợ 2 tỷ USD chống COVID-19 là quá ít
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng, việc Trung Quốc tài trợ 2 tỷ USD cho WHO để ứng phó với ảnh hưởng COVID-19 là quá ít so với ảnh hưởng của dịch bệnh.
"Dịch bệnh cướp đi khoảng 90.000 sinh mạng người Mỹ. Hơn 36 triệu người Mỹ mất việc kể từ tháng 3. 300.000 người chết trên toàn cầu. Theo ước tính của chúng tôi, thất bại của chính phủ Trung Quốc trong kiểm soát dịch bệnh khiến thế giới thiệt hại khoảng 9 nghìn tỷ USD.
Tôi muốn nhìn thấy Trung Quốc thực hiện cam kết trị giá 2 tỷ USD viện trợ đó. Nhưng đóng góp của Bắc Kinh để chống lại đại dịch là rất nhỏ bé so với thiệt hại mà họ đã gây ra đối với thế giới", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Tại Hội nghị Y tế Thế giới (WHO) hôm 19/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ tài trợ cho WHO số tiền tương đương 2 tỷ USD để hỗ trợ các nước phát triển kinh tế và xã hội và sẽ hướng đến vào các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố Trung Quốc đang hành động với trách nhiệm công khai, minh bạch đối với đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, Mỹ đã cung cấp 10 tỷ USD viện trợ quốc tế cho nghiên cứu vaccine và viện trợ nhân đạo.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng đột biến trong những tuần gần đây, khi ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích Bắc Kinh trong việc xử lý dịch bệnh.
Tổng thống Trump dọa rút khỏi WHO và gọi tổ chức này là "con rối" của Trung Quốc.
Cáo buộc nguồn gốc dịch Covid-19 từ Trung Quốc: Chiến thuật của ông Trump? Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin dịch bệnh và chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, cho đến nay Mỹ vẫn chưa đưa ra bằng chứng chứng minh cho những luận điểm của mình. Một số chuyên gia nhận định, chính quyền của Tổng thống...