COVID-19: Hạnh phúc vô bờ ngày gỡ hàng rào đôi ngăn cách Đức-Thụy Sỹ
Các cặp đôi được gặp lại sau nhiều tuần bị hàng rào đôi dựng lên giữa biên giới Đức và Thụy Sỹ ngăn cách.
Lukas sống ở Thụy Sỹ trong khi Leonie sống ở Đức. Khoảng cách địa lý không phải là trở ngại với cặp đôi này. Nhưng khi COVID-19 tấn công khắp châu Âu, hàng rào đôi ngăn cách Kreuzlingen của Thụy Sĩ và Constance của Đức buộc Lukas và Leonie phải tạm rời xa nhau.
Giống như họ, nhiều cặp đôi khác nhiều tuần qua tập trung ở hàng rào này để tranh thủ gặp mặt dù họ chỉ được nhìn thấy qua hàng rào.
Tuy nhiên, khi Thụy Sỹ và Đức đạt được đồng thuận, biểu tượng của sự chia cắt được tạo ra bởi COVID-19 giữa 2 nước được dỡ bỏ vào đêm 15/5.
Lukas và Leonie trao nhau cái ôm trong ngày dỡ bỏ hàng rào ngăn cách biên giới. (Ảnh: Reuters)
“Cô ấy cảm thấy rất khó chịu. Giờ thì cô ấy cười qua biên giới với tôi”, Lukas nói.
Video đang HOT
Lucas cho biết họ dự định sẽ đi chơi và ăn uống cùng nhau khi mọi người có thể qua lại biên giới bình thường. Nếu có thời gian, cả 2 sẽ dành thời gian cuối tuần bên nhau.
Trước mùa dịch, người dân Đức và Thụy Sỹ được phép tự do đi lại ở quốc gia còn lại.
Tuy nhiên vào giữa tháng 3, cảnh sát Đức dựng hàng rào ở biên giới giữa 2 nước trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Khi mọi người tiếp tục tới đây và vi phạm quy tắc giãn cách xã hội như ôm, hôn, chính quyền thành phố Kreuzlingen dựng lên hàng rào thứ 2 để ngăn cách họ.
Hàng rào đôi ngăn cách Kreuzlingen của Thụy Sĩ và Constance của Đức. (Ảnh: Reuters)
Jean-Pierre Walter lái xe từ Zurich (Thụy Sỹ) tới hàng rào để gặp người yêu của mình là Maja Bulic. Cô này di chuyển mất 3 giờ từ nhà mình ở gần Heidelberg (Đức) để tới đây.
Walter tin rằng việc hàng rào được dỡ bỏ là dấu hiệu cho thấy cuộc sống đang dần trở lại bình thường.
“Mối quan hệ của chúng tôi bền chặt, điều đó giúp chúng tôi vượt qua thử thách này”, anh cho hay.
Mặc dù vậy, Lucas nói anh lo ngại dù hàng rào được dỡ bỏ nhưng không loại trừ khả năng nó sẽ bị dựng lại nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp.
Bác sĩ chữa Covid-19 châu Âu đồng loạt khỏa thân phản đối thiếu khẩu trang
"Tôi được đào tạo để khâu vết thương, sao bây giờ phải học cả cách khâu lại vết rách của khẩu trang bảo vệ y tế", bác sĩ chữa Covid-19 ở châu Âu bày tỏ khi tham gia hoạt động chụp ảnh khỏa thân để phản đối việc thiếu trang thiết bị bảo vệ y tế khi họ phải chiến đấu với đại dịch Covid-19.
Các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Đức chụp ảnh khỏa thân phản đối việc thiếu thiết bị bảo hộ y tế như khẩu trang chống dịch.
Các bác sĩ chữa Covid-19 đã gọi cuộc biểu tình của họ là Blanke Bedenken để phản đối việc thiếu trang thiết bị bảo hộ y tế để chống lại virus corona mà họ đã từng kêu cứu nhưng bị bỏ qua.
Phong trào biểu tình này xảy ra ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức... Hình ảnh khỏa thân của nhân viên y tế, với các đạo cụ được đặt cẩn thận như sách và hoa để che giấu những bộ phận kín của họ, xuất hiện trên một trang web kêu gọi các chính trị gia đảm bảo bác sĩ và phòng khám có đủ đồ bảo hộ.
"Tôi đã học được cách khâu vết thương, tại sao bây giờ tôi phải học cách khâu mặt nạ?" một nữ bác sĩ viết lên thông điệp.
Đức có hơn 156.000 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 và số người chết chính thức là khoảng 6.000 người.
So với Mỹ, Ý, Tây Ban Nha và Pháp, số người nhiễm và tử vong ở Đức thấp hơn nhiều. Nhưng cũng giống như các quốc gia đó, Đức đã bị thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) dành cho các nhân viên y tế.
Các bác sĩ khỏa thân nói rằng chăm sóc ngoại trú và thực hành chung cho bệnh nhân Covid-19 cũng quan trọng như chăm sóc tại bệnh viện, đặt họ lên tuyến đầu trong cuộc chiến để ngăn chặn đại dịch Covid-19. Các chuyên gia y tế Đức cho biết cuộc biểu tình của họ được lấy cảm hứng từ Alain Colombie, một bác sĩ người Pháp vào tháng trước đã đăng những bức ảnh khỏa thân của mình để phản đối việc thiếu thiết bị bảo vệ.
Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel muốn cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất thiết bị bảo vệ và đã tăng cường các đơn đặt hàng cho PPE ở nước ngoài. Một máy bay quân sự Đức đã giao 10 triệu khẩu trang y tế từ Trung Quốc vào thứ Hai.
Bộ Tài chính đã cung cấp thêm 8 tỷ euro (7 tỷ bảng Anh) cho các thiết bị bảo vệ y tế để giúp các bệnh viện và bác sĩ ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Marc-Pierre Mll, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghệ Y tế Đức, kêu gọi chính phủ hỗ trợ sản xuất trong nước.
Các tiểu bang Đức đã đeo khẩu trang bắt buộc khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và trong các cửa hàng.
Bảo Ngọc
Xuất hiện ổ dịch COVID-19 trong lò mổ tại Đức, 200 người Romania nhiễm bệnh Khoảng 300 người mắc COVID-19 trong một lò mổ ở Đức, trong đó có 200 bệnh nhân là người Romania. Bộ Ngoại giao Romania hôm 28/4 cho biết, những người bị nhiễm đều làm việc tại một lò mổ ở thị trấn Birkenfeld phía Tây Nam nước Đức. Có ít nhất 200 trong số 300 nhân viên bị nhiễm là người Romania. "Chính...