COVID-19: Hai tuần ‘then chốt’ của Vương quốc Anh
Các chuyên gia y tế và khoa học tại Anh nhận định nếu như nước này muốn kết thúc việc ‘ phong tỏa toàn quốc’ lần hai như kế hoạch ban đầu thì hai tuần tiếp theo trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 sẽ ‘vô cùng quan trọng’.
Nước Anh đang phải “phong tỏa toàn quốc” lần hai từ đầu tháng này (ảnh minh họa).
Giáo sư Susan Michie, một thành viên của Nhóm tư vấn khoa học cho các trường hợp khẩn cấp của chính phủ Anh (SAGE), cho rằng hai tuần tới đây sẽ là “chìa khóa” để quyết định liệu việc “phong tỏa toàn quốc” lần hai đối với nước Anh có thể kết thúc đúng thời hạn vào ngày 2/12 hay không.
“Đây sẽ là hai tuần vô cùng quan trọng khi bên cạnh yếu tố thời tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus [SARS-CoV-2] lây lan mạnh hơn thì tôi nghĩ những tín hiệu tích cực về việc sớm có vắc-xin COVID-19 có thể sẽ khiến một số người dân Anh chủ quan và lơ là việc tuân thủ các biện pháp chống dịch hiện có trong thời điểm này”, bà Michie nói.
Video đang HOT
Do đó, vị giáo sư này kêu gọi cộng đồng cần phải đoàn kết và cùng nhau “chống lại” việc vi phạm các quy tắc phòng chống dịch COVID-19 để có thể những khoảng thời gian sum vầy bên cạnh những người thân yêu trong mùa Giáng sinh đang đến gần.
Trước đó, trong một thông cáo gần đây, thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh việc ‘phong tỏa toàn quốc’ tại Anh sẽ kết thúc đúng như kế hoạch vào ngày 2/12, tuy nhiên Chủ nhiệm Văn phòng nội các Michael Gove lại cho biết biện pháp này có thể sẽ được kéo dài và chính phủ Anh sẽ quyết định điều này dựa trên diễn biến dịch tại đảo quốc sương mù.
Toàn bộ các quán rượu (pubs) tại Anh phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa toàn quốc lần hai. Ảnh: PA Media.
Tại các quốc gia khác trong Vương quốc Anh, Scotland đã áp dụng hệ thống phòng chống dịch COVID-19 theo bốn cấp độ kể từ đầu tháng này sau khi chấm dứt việc “đóng cửa trên toàn quốc” đối với ngành dịch vụ của nước này.
Trong khi đó, xứ Wales đã hoàn thành việc “phong tỏa khẩn cấp” trong vòng 17 ngày nhằm nhanh chóng dập dịch COVID-19 kể từ đầu tuần này, trong khi đó gần như toàn bộ khu vực Bắc Ai-len đã được đặt trong các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt kể từ giữa tháng 10.
Anh tái phong tỏa toàn quốc một tháng
Thủ tướng Anh Johnson tái áp đặt phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV vượt một triệu và nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận.
"Chúng ta phải hành động ngay. Chúng ta có thể chứng kiến hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày nếu không hành động", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói trong cuộc họp báo được tổ chức gấp rút tại số 10 phố Downing hôm 31/10, sau khi thông tin về lệnh tái phong tỏa bị rò rỉ cho truyền thông.
Thủ tướng Johnson công bố lệnh tái phong tỏa hôm 31/10. Ảnh: AFP.
Biện pháp tái phong tỏa toàn quốc sẽ được Anh áp dụng từ 0h ngày 5/11 đến hết ngày 2/12. Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Những giải đấu thể thao chuyên nghiệp như Ngoại hạng Anh vẫn diễn ra nhưng không có khán giả, trong khi các hoạt động thể thao nghiệp dư sẽ phải đình chỉ. Nhà hàng và quán bar không được tiếp khách và chỉ được bán đồ mang đi, công dân Anh được khuyến cáo hạn chế xuất cảnh trừ trường hợp vì công việc. Mọi cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.
Những địa điểm tôn giáo chỉ được mở cửa cho những người đến làm lễ một mình. Các đám tang chỉ được tiếp đón thành viên gia đình thân thiết. Chính phủ Anh cũng khôi phục chương trình hỗ trợ lương khẩn cấp trong đại dịch Covid-19 nhằm bảo đảm những lao động phải nghỉ việc sẽ nhận được 80% lương.
Số ca nhiễm nCoV tại Anh vượt mức một triệu khi nước này ghi nhận thêm 21.915 trường hợp hôm 31/10, nâng tổng số người nhiễm nCoV lên 1.011.660, trong đó 46.555 người chết. Biện pháp tái phong tỏa được áp dụng sau khi các nhà khoa học cảnh báo đại dịch Covid-19 tại Anh có thể diễn biến ngoài kiểm soát, dẫn đến nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận và khiến 80.000 người chết trong trường hợp xấu nhất.
Trận chiến giành chỗ đứng tại Liên Hợp quốc Trong tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ mà Đại hội đồng nhất trí hồi tháng 7 và dự kiến được các lãnh đạo thông qua trong cuộc họp đầu tuần tới, Mỹ, Anh, Nhật, Ấn Độ, Canada và Úc phản đối cụm từ "tầm nhìn của chúng ta về một tương lai chung" vì cho rằng đó là ngôn ngữ...