Covid-19 hạ nhiệt ở châu Âu
Đức ghi nhận thêm 3.677 người nhiễm nCoV, mức tăng thấp nhất trong 4 ngày qua trong khi Covid-19 ở Italy, Pháp, Tây Ban Nha cũng có xu hướng giảm.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay thông báo ghi nhận 95.391 trường hợp dương tính với nCoV. Thống kê cho thấy số ca nhiễm mới tại Đức hôm nay thấp hơn 2.259 trường hợp so với một ngày trước đó, đánh dấu ngày giảm thứ 4 liên tiếp.
Có thêm 92 người chết trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại Đức lên 1.434.
Người dân trên đường phố Berlin hôm 5/4. Ảnh: AFP.
Số ca nhiễm nCoV mới và ca tử vong cũng đang giảm tại Italy, Tây Ban Nha và Pháp cuối tuần vừa rồi, mang lại hy vọng đại dịch sắp đạt đỉnh và có thể chững lại, dù vẫn có hàng trăm người chết hàng ngày.
Italy ngày 6/4 ghi nhận 525 ca tử vong, giảm nhẹ so với hôm trước và đánh dấu mức tăng thấp nhất trong hơn hai tuần, nâng số ca tử vong lên 15.887. Giới chức Italy cho biết số ca nhiễm mới và số người chết trong những ngày gần đây cho thấy dịch đã đạt đỉnh và con số có thể giảm, song chỉ khi các biện pháp phong tỏa được thực thi.
Video đang HOT
Tây Ban Nhaghi nhận thêm 5.478 ca nhiễm và 694 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 131.646 và 12.641. Một số chuyên gia dự đoán Covid-19 tại Tây Ban Nha đang bước vào giai đoạn chững lại, nhưng Thủ tướng Pedro Sanchez quyết định kéo dài “lệnh báo động toàn quốc” đến nửa đêm 25/4 để ngăn nCoV, bất chấp những thiệt hại lớn về kinh tế.
Pháp báo cáo 357 người chết trong bệnh viện trong ngày 5/4, thấp hơn mức 441 trước đó 24 giờ. Bộ Y tế Pháp đã gửi lời cảm ơn người dân thực thi các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn Covid-19 lây lan.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,3 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 69.000 người chết và hơn 265.000 người đã hồi phục.
Vũ Anh
Vì sao số ca nhiễm và nghi nhiễm ở Pháp tăng đột biến?
Sau khi được cập nhật thêm dữ liệu từ các viện dưỡng lão, số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 của quốc gia châu Âu này đã tăng mạnh.
Reuters hôm 4/4 đưa tin, Bộ Y tế Pháp cho biết, tính tới hết ngày 3/4, số người tử vong vì Covid-19 ở nước này đã lên tới 6.507 người và tổng số ca nhiễm và nghi nhiễm là 82.165.
Jerome Salomon, người đứng đầu Bộ Y tế Pháp, cho biết, hôm 3/4, số ca nhiễm Covid-19 trong bệnh viện tăng thêm 5.233, nâng tổng số ca nhiễm trong bệnh viện tại Pháp lên 64.388.
Cùng ngày, ông Salomon cũng thông báo có tổng số 17.827 ca nhiễm hoặc nghi nhiễm tại các viện dưỡng lão. Hôm 2/4, con số này là 14.638. Với việc cộng thêm dữ liệu từ viện dưỡng lão, Pháp có tổng số 82.165 ca nhiễm và nghi nhiễm.
Nhân viên y tế đứng chờ để đưa bệnh nhân nhiễm Covid-19 lên tàu cao tốc tại nhà ga ở thành phố Strasbourg, đông bắc nước Pháp, hôm 3/4. Ảnh: Reuters
Nếu không tính các dữ liệu từ viện dưỡng lão, số người tử vong mới tại Pháp cũng ghi nhận ở mức kỷ lục trong ngày với 588 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 5.091, theo dữ liệu của Bộ Y tế Pháp.
Bộ Y tế Pháp không đưa ra số liệu cụ thể về ca tử vong trong ngày tại các viện dưỡng lão nhưng cho biết một thống kê tử vong tạm thời ghi nhận 1.416 ca tử vong tính đến 3/4. Trước đó một ngày, con số này là 884 ca.
Sau khi hứng chịu chỉ trích về số liệu thống kê liên quan tới Covid-19 của Pháp không phản ánh thực tế vì còn nhiều người tử vong tại nhà không được tính đến, Bộ Y tế Pháp quyết định đưa thêm số liệu về các ca tử vong tại viện dưỡng lão bắt đầu từ 2/4.
Người già sống trong viện dưỡng lão rất dễ bị lây nhiễm Covid-19 và chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo Reuters, một tín hiệu tích cực mong manh cho người Pháp đến từ các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Số bệnh nhân tại các ICU hôm 3/4 tăng thêm 263 ca, nâng tổng số lên 6.662. Mức tăng này có tỷ lệ 4% - giảm so với những ngày trước.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nguyễn Thái
WHO khuyến cáo tránh dùng thuốc kháng viêm ibuprofen nếu có triệu chứng COVID-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người có các triệu chứng của COVID-19 nên tránh dùng thuốc ibuprofen sau khi Bộ Y tế Pháp cảnh báo rằng những loại thuốc kháng viêm như thế này khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng viêm ibuprofen được bày bán dưới nhãn hiệu Nurofen tại một hiệu thuốc ở Pháp . Ảnh Reuters...