Covid-19 giúp các thành phố trong lành hơn
Nhiều nơi trên thế giới bớt ô nhiễm vì vắng bóng người dân và khách du lịch, lưu lượng giao thông giảm, nhiều nhà máy đóng cửa.
Hà Nội, Việt Nam
Trong thời gian bắt đầu cách ly xã hội từ 20/3, chất lượng không khí của thành phố tốt hơn so với 2 tháng đầu năm, do giảm lượng chất thải giao thông và hoạt động sản xuất. Ngày 17/4, 9/10 trạm quan trắc môi trường ở Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí (AQI) mức trung bình và 3 trạm tiệm cận mức tốt.
Hình ảnh thứ nhất được ghi lại trước Nhà hát lớn Hà Nội ngày 14/12/2019, khi chỉ số AQI ở thành phố đạt mức rất xấu cùng sương mù dày đặc, du khách đeo khẩu trang khi tham quan. Hình ảnh thứ 2 được chụp ngày 31/3/2020 khi đường phố thưa thớt người qua lại do Covid-19. Ảnh: Ngọc Thành – Kiều Dương.
Bắc Kinh, Trung Quốc
Hình ảnh trên con đường ở thành phố ngày 2/3/2019 và 26/3/2020. Theo dữ liệu ngày 6/4 của Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, mức độ ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm sau các chính sách đóng cửa thành phố lớn, để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Mức độ bụi mịn PM 2.5 trên toàn quốc giảm 18% từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 4.
Ở Bắc Kinh, một số khu vực xa các nhà máy thép và nhà máy điện đã ghi nhận những ngày không khói mù. Ảnh: J ason Lee/Reuters – Greg Baker/AFP.
Jakartan, một trong những thành phố mù sương nhất thế giới nay đã thấy lại bầu trời trong xanh. Ảnh chụp chiếc thuyền gỗ trên sông vào ngày 26/7/2018 và 16/4/2020. Ảnh: Willy Kurniawan/Reuters.
Thủ đô New Delhi, Ấn Độ
Đài tưởng niệm chiến tranh ở New Delhi ngày 17/10/2019 và 8/4/2020, sau 21 ngày thực hiện phong tỏa toàn quốc. Vấn nạn nhiễm không khí và khói mù tồn tại lâu năm trong thành phố, do khí thải từ giao thông, công nghiệp, sản xuất điện và bụi xây dựng.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường ở mức 200 (chỉ số trên 25 là mức không an toàn bởi Tổ chức Y tế Thế giới). Theo Reuters, thành phố hiện đang đón đợt không khí trong lành kéo dài nhất được ghi nhận. Trong phong tỏa, bầu trời có màu xanh hiếm hoi, mức AQI đã giảm xuống dưới 20. Ảnh: Anushree Fadnavis/Adnan Abidi/ Reuters.
Ảnh chụp đường chân trời ở New Delhi ngày 8/11/2018 và 8/4/2020. Mức độ bụi mịn PM 2.5 của thành phố đã giảm 71% sau một tuần. Một số vùng khác ở Ấn Độ đã có thể nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên sau nhiều thập niên. Ảnh: Anushree Fadnavis/Adnan Abidi/Reuters.
Thủ đô Islamabad, Pakistan
Điểm ngắm cảnh Daman-e-Koh ngày 3/8/2017 và 20/4/2020. Tầm nhìn ở đây được cải thiện lớn sau khi giảm lưu lượng xe hơi, các nhà máy thép hoạt động. Ảnh: Faisal Mahmood/Saiyna Bashir/Reuters.
Milan, Italy
Bức ảnh chụp quang cảnh thành phố Milan vào ngày 8/1/2020 và 17/4/2020. Trước đó, Milan được mệnh danh thành phố ô nhiễm nhất châu Âu năm 2008. Sau khi phong tỏa toàn quốc, không khí đã trong lành hơn. Thành phố đang chuẩn bị những kế hoạch để giảm khối lượng sử dụng xe hơi sau đại dịch. Ảnh: Flavio Lo Scalzo/Reuters.
Venice, Italy
Lan Hương
Khám phá thành phố đá quý với hơn 1 nửa cư dân sống dưới lòng đất
Coober Pedy, Australia được mệnh danh là thủ phủ của đá Opal với hơn 1 nửa cư dân sinh sống trong lòng đất.
Cuộc sống ở Coober Pedy khá khó khăn. Theo báo cáo của Smithsonian, đây là thành phố thủ phủ của đá Opal (chiếm giữ 70% sản lượng toàn thế giới).
Điều này khiến thành phố trở nên nóng đến mức người dân địa phương phải sáng tạo để tồn tại. Cư dân tại đây đã thích nghi với điều kiện khắc nghiệt bằng cách xây hàng loạt ngôi nhà dưới lòng đất.
Hơn một nửa cư dân địa phương sống trong các hầm đào được xây dựng bằng sa thạch, giúp cho khí hậu mát mẻ, luôn duy trì ở mức 23 độ C.
CNET cho biết họ giữ không khí lưu thông bằng cách xây các trụ thông gió xuyên qua đá. Cộng đồng ngầm thậm chí đã xây dựng cả một nhà thờ dưới lòng đất. Và du khách cũng có thể nghỉ chân tại một khách sạn dưới lòng đất.
(Tổng hợp)
Covid-19 hoành hành: Nước Ý mộng mơ trở nên hoang vắng đến lạ lùng Từ những nhà thờ và trung tâm mua sắm vắng vẻ đến các ga tàu im ắng, chúng ta có thể thấy virus đang hoành hành trên đất nước Ý. Virus đã gây ra nhiều vấn đề lớn trên khắp thế giới, bao gồm ảnh hưởng to lớn đến du lịch và cuộc sống thường nhật, khiến nhiều thành phố trở nên ma...