COVID-19 gia tăng ở Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Úc
Sydney phong tỏa 2 tuần. Malaysia kéo dài lệnh phong tỏa đã có cho đến khi nào số ca nhiễm trong ngày giảm. Indonesia dựng lều bạt bên ngoài bệnh viện để điều trị số bệnh nhân nhập viện gia tăng.
Đường phố Sydney, Úc trong ngày đầu của đợt phong tỏa 2 tuần để kiềm chế COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Thành phố Sydney, Úc bước vào 2 tuần phong tỏa từ hôm nay 27-6 trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Delta liên quan đến một ổ dịch tại đây đã tăng lên 110 người. Hiện người dân ở Sydney chỉ được ra ngoài khi cần thiết như đi chợ, đi làm, đi học, khám chữa bệnh, và tập thể dục.
Trong khi đó, thành phố Darwin (Úc) cũng yêu cầu người dân ở nhà hai ngày thật nghiêm túc do xuất hiện ổ dịch ở một khu mỏ khai thác vàng tại đây.
Theo hãng tin Reuters, cho tới nay, Úc thành công trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19 so với nhiều nước phương Tây bằng cách nhanh chóng đóng cửa biên giới, người dân có ý thức cao trong đảm bảo giữ khoảng cách xã hội.
Những tháng gần đây, có một số ổ dịch nhỏ xuất hiện ở các địa phương và được kiểm soát bằng cách truy vết nhanh, cách ly hàng ngàn người hoặc phong tỏa cứng dài ngày. Cho tới nay, Úc có 30.450 ca nhiễm và 910 ca tử vong do COVID-19.
Video đang HOT
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở thành phố Cyberjaya, Malaysia – Ảnh: REUTERS
Tại Malaysia , ngày 27-6, Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa đất nước để kiềm chế sự lây lan của COVID-19, hãng thông tấn Bernama đưa tin.
Lệnh phong tỏa dự kiến kết thúc vào ngày 28-6 nhưng nay sẽ kéo dài chừng nào số ca nhiễm COVID-19 trong ngày giảm xuống dưới 4.000 ca. Ngày 26-6, Malaysia ghi nhận 5.803 ca nhiễm mới.
Chốt kiểm tra bên ngoài một công trường xây dựng ở Bangkok. Công nhân bên trong không được ra ngoài – Ảnh: Quân đội Hoàng gia Thái Lan cung cấp đăng trên báo Bangkok Post
Từ ngày 28-6, Thái Lan cũng tăng cường các biện pháp kiểm soát ở Bangkok và các tỉnh lân cận để kiểm soát làn sóng dịch COVID-19 tồi tệ nhất của đất nước. Các biện pháp này sẽ được duy trì trong 30 ngày gồm cấm bán ăn tại bàn, cấm tụ tập trên 20 người. Các trung tâm mua sắm chỉ mở cửa đến 21h.
Theo báo Bangkok Post, các công trình xây dựng sẽ phải ngừng hoạt động và các công nhân phải cách ly bên trong. Bên ngoài lối ra vào của các công trình có các chốt kiểm tra để ngăn công nhân bỏ về quê.
Từ tháng 5-2021 đến nay, đã có 37 ổ dịch tại các công trình xây dựng riêng ở Bangkok. Công bố ngày 27-6 trên báo Bangkok Post cho biết tính đến hết ngày 26-6, Thái Lan có 42 người tử vong và 3.995 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca tử vong ở Thái Lan lên 1.912 người và 144.447 ca nhiễm từ đầu dịch đến nay.
Cấp cứu bệnh nhân trong lều bạt bên ngoài bệnh viện do số ca nhập viện do COVID-19 tăng ở thủ đô Jakarta, Indonesia – Ảnh: REUTERS
Trong khi đó Indonesia ngày 27-6 công bố số ca nhiễm kỷ lục trong 24 giờ qua: 21.095 ca. Hiện tổng số ca nhiễm của Indonesia từ đầu dịch đến nay hơn 2 triệu người, số ca tử vong là 56.729.
Theo Reuters, Indonesia là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất ở Đông Nam Á. Để có nhiều giường hơn cho các bệnh nhân, Indonesia đã cho dời bộ phận cấp cứu ở các bệnh viện tại Jakarta ra hoạt động ở các lều bạt dựng bên ngoài.
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Y tế nước này cho biết nhà chức trách đã nỗ lực nâng công suất bệnh viện lên trong bối cảnh số ca nhiễm tăng đột biến, gây áp lực lên hệ thống y tế vốn đã mong manh.
Các bệnh viện ở nhiều thành phố hoạt động gần tối đa công suất, trong khi nhiều nhân viên y tế cũng bị nhiễm virus corona.
Biến thể Delta, có khả năng lây lan nhanh nhất trong các biến thể, đã được phát hiện ở nhiều nơi tại Indonesia. Các chuyên gia y tế cảnh báo Indonesia có nguy cơ bùng nổ về số ca nhiễm như Ấn Độ từng trải qua do xét nghiệm và truy vết ít.
Triều Tiên viện trợ tài chính nước ngoài lần đầu sau hơn 15 năm
Mặc dù tình hình lương thực trong nước "căng thẳng" do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Triều Tiên vẫn đóng góp vào chương trình của Liên Hợp Quốc để viện trợ nhân đạo cho Myanmar.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters).
Reuters dẫn thông tin từ Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, hôm 24/5, Triều Tiên đã đóng góp 300.000 USD vào Quỹ viện trợ Nhân đạo cho Myanmar. Đây là quỹ kêu gọi khoảng 276 triệu USD để hỗ trợ Myanmar - nơi hàng trăm người đã thiệt mạng kể từ cuộc binh biến hồi đầu tháng 2.
Lần gần đây nhất Triều Tiên viện trợ tài chính cho nước ngoài thông qua Liên Hợp Quốc là vào năm 2005 khi Bình Nhưỡng dành 150.000 USD hỗ trợ các nước bị tàn phá bởi sóng thần năm 2004 gồm Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Maldives và Sri Lanka.
Hiện tại, Triều Tiên cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai và đại dịch. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 16/6 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết, kinh tế Triều Tiên đã có dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm 2021 nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn "căng thẳng".
"Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo do thiệt hại từ trận bão năm ngoái", ông Kim nói.
Ông Kim cũng nhấn mạnh, đại dịch kéo dài đòi hỏi Đảng Lao động Triều Tiên phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.
Đến nay, mặc dù đã xét nghiệm và cách ly hàng chục nghìn trường hợp nhưng Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào nhờ nhanh chóng đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước mặc dù việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế, thương mại.
Tặng bò, gà, đất xây nhà... để người dân đi tiêm vắc xin Tặng tiền, gà, bò, gạo và thậm chí tặng đất, tặng nhà... là những cách đang được sử dụng để khuyến khích người dân đi tiêm vắc xin ở Đông Nam Á, từ Thái Lan tới Indonesia và Philippines. Chính quyền tổ chức bốc thăm may mắn để tặng bò cho người may mắn sau khi tiêm vắc xin COVID-19 ở huyện Mae...