Covid-19 đe dọa ‘mốc son’ xóa đói nghèo của Trung Quốc
Ông Tập kỳ vọng 2020 sẽ là mốc son trong cuộc chiến xóa nghèo ở Trung Quốc, nhưng Covid-19 đe dọa “đạp đổ” các nỗ lực trước đó.
Chấm dứt tình trạng đói nghèo cùng cực là một trong các mục tiêu nền tảng mà Chủ tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra cho năm 2020. Tuy nhiên, Covid-19 bùng phát đã khiến Trung Quốc phải đóng cửa nhiều nhà máy trong tháng 1 và tháng 2, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đối với việc làm và sản xuất trong nước.
Hậu quả là nền kinh tế Trung Quốc trong quý I giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Quốc hội Trung Quốc (NPC) lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong kỳ họp hồi tháng 5.
Sau khi kiểm soát được đại dịch, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sau kỳ họp quốc hội, Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận nhiều người dân Trung Quốc đã trở nên nghèo đói vì đại dịch.
“Trước khi Covid-19 xuất hiện, Trung Quốc có khoảng 5 triệu người sống dưới chuẩn nghèo. Nhưng đại dịch có thể đã khiến nhiều người tái nghèo. Do đó, chúng ta đang đối mặt với nhiệm vụ nặng nề hơn để hoàn thành mục tiêu xóa nghèo đã đặt ra”, Thủ tướng Lý nói.
Nhiều chuyên gia cho rằng ông Tập có thể đạt được mục tiêu xóa nghèo hay không phụ thuộc vào nền kinh tế của Bắc Kinh trở lại đà tăng trưởng nhanh hay chậm.
“Họ có thể tiến đến rất gần mục tiêu xóa nghèo, nếu vấn đề việc làm được cải thiện vào cuối năm nay. Nhưng đây chắc chắn là vấn đề nan giải”, Scott Rozelle, đồng giám đốc Chương trình Giáo dục Nông thôn tại Đại học Stanford, Mỹ, nhận định.
Ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay người dân được dán trên bảng tin của làng Trương Trang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, hồi tháng 9/2017. Ảnh: AFP.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ nghèo đói cao nhất thế giới. Theo phân loại của Bắc Kinh, người có thu nhập dưới 2.300 nhân dân tệ/năm (tương đương hơn 320 USD) được xếp vào nhóm nghèo cùng cực. Chuẩn nghèo này của Trung Quốc thấp hơn một nửa so với tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) đặt ra là dưới 700 USD/năm.
Video đang HOT
Thống kê năm 1990 chỉ ra Trung Quốc có gần 658 triệu người sống dưới chuẩn nghèo, nhưng con số này đã giảm đáng kể trong vài thập kỷ qua. Chính phủ Trung Quốc năm 2012 thông báo 115 triệu người sống trong cảnh nghèo cùng cực. Cuối năm ngoái, con số này giảm xuống dưới 10 triệu người. Tốc độ này cho thấy Bắc Kinh đang tiến rất gần tới “mốc son” đặt ra.
Shenjing He, giáo sư Đại học Hong Kong, cho hay số người đói nghèo cùng cực còn lại tương đối ít, nhưng họ là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. “Họ phải sống trong điều kiện rất nghèo nàn và thường tập trung ở khu vực xa xôi hẻo lánh và miền núi”, bà nói.
Chính phủ Trung Quốc cam kết chi 146 tỷ nhân dân tệ (20,6 tỷ USD) cho mục tiêu xóa nghèo vào năm 2020, chưa kể các khoản đóng góp thêm của chính quyền địa phương và doanh nghiệp tư nhân, như Alibaba hay Tencent.
Hơn 750.000 đảng viên đã được cử đến nhiều ngôi làng trên khắp cả nước để đánh giá tình trạng đói nghèo, cũng như thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp người dân, theo truyền thông nhà nước.
Giải pháp xóa nghèo của giới chức địa phương rất đa dạng. Tại một số nơi, người dân được vay các khoản nhỏ để khởi nghiệp hoặc được giới thiệu về các trang thương mại điện tử như Taobao để rao bán sản phẩm hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, có một số biện pháp gây nhiều tranh cãi như chuyển hàng triệu người dân nghèo từ nông thôn ra các khu vực thành thị. Nhiều người dân đã từ chối đề xuất này hoặc bị mắc kẹt ở thành phố mà không có việc làm hay kỹ năng xin việc.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đã tăng lên vì Covid-19. Số liệu thống kê ước tính khoảng 6,2% dân số thất nghiệp hồi tháng 2. Chính phủ Trung Quốc không công bố tổng số thất nghiệp chính thức, nhưng theo ước tính của CNN là khoảng 29 triệu người.
Con số này chưa tính đến các cộng đồng ở vùng nông thôn hoặc 290 triệu lao động nhập cư trong lĩnh vực xây dựng, chế biến hoặc các hoạt động thiết yếu nhưng được trả lương thấp khác. Nếu tính cả lao động nhập cư, số người thất nghiệp của Trung Quốc hồi cuối tháng 3 có thể lên tới 80 triệu người, theo Zhang Bin, nhà kinh tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Khảo sát các gia đình nông thôn do Chương trình Hành động Giáo dục Nông thôn (REAP) của Đại học Stanford thực hiện trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy 92% người được hỏi bị giảm thu nhập. “Tỷ lệ việc làm ở vùng nông thôn gần như bằng 0 trong một tháng sau khi bắt đầu lệnh phong tỏa”, báo cáo nêu ra.
Mức thu nhập trung bình của nửa số người tham gia khảo sát đã giảm từ 281 tới 704 USD trong tháng 3. Để đối phó với thực trạng này, nhiều gia đình phải ăn cơm với rau, cắt hết thịt cá trong bữa ăn. Một số gia đình cũng phải cắt bớt chi phí học hành của con và chi phí y tế ngoài Covid-19.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) cho biết khoảng 80% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói thu nhập của họ giảm hơn 20%. Một số ước tính khác của CAAS chỉ ra thu nhập của nông dân có thể giảm tới 40% vì đại dịch.
Trận lũ lụt tháng 6, được xem là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, càng đẩy nhiều cộng đồng nông thôn vào cảnh khốn cùng. Theo ước tính của truyền thông quốc gia, hàng chục nghìn ngôi nhà dọc sông Trường Giang bị hư hỏng và ít nhất 12 triệu người bị ảnh hưởng do lũ lụt, gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 3,6 tỷ USD.
John Donaldson, chuyên gia về vấn đề xóa nghèo và phó giáo sư tại Đại học Quản lý Singapore, nhận định Covid-19 là “cơn bão tồi tệ nhất” đối với người nghèo ở Trung Quốc, đồng thời gây ảnh hưởng cho nhiều lĩnh vực. Donaldson thêm rằng việc chính phủ đặt ưu tiên cao cho Covid-19 cũng khiến cuộc chiến chống đói nghèo bị xao nhãng.
Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm khu cải cách kinh tế ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, hôm 12/5. Ảnh: Xinhua.
Bất chấp những khó khăn trên, đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền thông nhà nước đã đẩy mạnh chiến dịch trấn an lòng dân rằng chính phủ sẽ hoàn thành mục tiêu xóa nghèo.
Hồi đầu tháng 6, ông Tập tới tỉnh Ninh Hạ, phía bắc đất nước, thăm nhiều gia đình và ghé tới một xưởng sản xuất được xây dựng bằng vốn xóa đói giảm nghèo.
Giới chuyên gia hầu hết đồng ý rằng rất khó có khả năng chính phủ Trung Quốc thông báo không thể hoàn thành mục tiêu xóa nghèo vào cuối năm nay. Donaldson cho rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực đạt mục tiêu này, hoặc tìm cách cho mọi người thấy nó đã được hoàn thành.
Nhưng nhiều người lo ngại ngay cả khi Bắc Kinh tuyên bố xóa sổ tình trạng nghèo cùng cực vào cuối năm nay, việc cải thiện cuộc sống cho hàng trăm triệu dân vẫn là “chặng đường dài”.
Nhiều năm qua, ông Tập luôn tuyên bố Trung Quốc sẽ trở thành “xã hội thịnh vượng”. Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc họp báo hồi tháng 5, Thủ tướng Lý thừa nhận vẫn còn 600 triệu dân, khoảng 40% dân số, sống với mức thu nhập 140 USD mỗi tháng. “Nó thậm chí không đủ để thuê một phòng ở thành phố trung bình của Trung Quốc”, ông nói.
Donaldson cho rằng điều ông lo ngại nhất là khi Trung Quốc thông báo đã xóa sổ đói nghèo cùng cực, giới chức địa phương có thể không còn xem nghèo đói là vấn đề quan trọng, dù hàng triệu người vẫn cần được hỗ trợ khẩn cấp.
“Ý tôi là liệu Trung Quốc còn bao nhiêu người vẫn trong tình trạng đói nghèo sau chiến dịch này. Không ai có thể biết được”, ông nói.
Trung Quốc cần xây dựng được hệ thống y tế công cộng lớn mạnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 2/6 yêu cầu Trung Quốc cần phải xây dựng được hệ thống y tế công cộng lớn mạnh.
Phát biểu tại buổi tọa đàm với các chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đánh giá, mặc dù phải đối mặt với dịch Covid-19 một cách bất ngờ, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự hiệp đồng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặc biệt là trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của các chuyên gia học giả, Trung Quốc đã đạt được những thành quả chiến lược quan trọng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: News.cn
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, sức khỏe nhân loại là nền tảng của tiến bộ văn minh xã hội. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đến nay, Trung ương Đảng luôn xác định, quán triệt phương châm công tác sức khỏe y tế của Đảng trong thời đại mới, tăng cường sự bảo đảm về chế độ trong việc nâng cao sức khỏe người dân, kiên trì lấy phòng bị làm chủ đạo, phát triển ổn định hệ thống dịch vụ y tế công cộng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, hệ thống phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh là bảo đảm quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân, bảo đảm an ninh y tế công cộng, bảo đảm sự ổn định phát triển kinh tế, xã hội quốc gia.
Thời gian tới, Trung Quốc cần làm tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác phòng ngừa dịch bệnh, hoàn thiện các mặt của dịch vụ y tế công cộng, xây dựng năng lực của cơ quan phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh cấp độ quốc gia cũng như tăng cường chức năng phòng ngừa dịch bệnh của các trung tâm ở cơ sở.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, việc tăng cường năng lực giám sát, dự báo giai đoạn đầu là nhiệm vụ cấp bách trong việc kiện toàn hệ thống y tế công cộng, trong đó cần hoàn thiện hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm cũng như các sự kiện y tế công cộng đột xuất, cải tiến cơ chế giám sát, đánh giá, cũng như nâng cao khả năng phân tích, cần làm tốt việc sớm phát hiện, sớm báo cáo, sớm xử lý. Kiện toàn hệ thống phương án dự phòng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm ứng phó có hiệu quả hơn nữa đối với các sự kiện y tế công cộng đột xuất.
Được biết, tham dự buổi tọa đàm lần này ngoài các chuyên gia, học giả y tế hàng đầu của Trung Quốc như viện sỹ Chung Nam Sơn, viện sỹ Trương Bá Lễ... còn có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ ban ngành chủ chốt trong các cơ quan Đảng và chính quyền của Trung Quốc.
Thống đốc bang Washington viết thư 'cầu cứu' ông Tập Thống đốc bang Washington Jay Inslee gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhờ trợ giúp về vật tư y tế nhằm ứng phó Covid-19. SCMP hôm nay cho biết trong thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tháng trước, Thống đốc bang Washington, nơi ghi nhận các ca nhiễm nCoV đầu tiên ở Mỹ hồi tháng một,...