COVID-19 đẩy cặp vợ chồng 50 năm bên nhau đến bờ sinh ly tử biệt
6 ngày một tuần, ông Howard Smith đều lái xe đến viện dưỡng lão gặp vợ. Bây giờ, đã 31 ngày, ông chưa gặp được bà và có thể là vĩnh viễn.
Ông Howard Smith (76 tuổi) gặp vợ, bà Lois Kittson (77 tuổi) tại một phòng tranh ở Paris (Pháp) vào mùa xuân năm 1970. Ông Howard là một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng, còn bà Lois là người kinh doanh tranh.
Họ gặp nhau, yêu nhau và kết hôn trong thời gian ngắn ngủi chỉ sau câu nói của Lois: “Anh vẽ tranh nhé, còn em sẽ kiếm tiền”.
Họ sống một cuộc đời bình dị với một khoảng sân rộng trồng khoai tây và hoa theo sở thích của Lois. Với Howard, người vợ của anh vừa là giáo viên, bác sĩ, vừa là đầu bếp, chuyên gia tư vấn tài chính…
Bất kể vai trò nào, Lois cũng làm được và Howard suốt 50 năm dài sống bên nhau, ông ví rằng chúng chỉ như 50 phút ngắn ngủi vì cuộc đời cho ông gặp được đúng người, cho ông yêu và được yêu đúng nghĩa.
Howard và vợ ngày còn trẻ. Họ gặp và sớm biết người kia là định mệnh cuộc đời.
Rồi một ngày, bà Lois hỏi chồng: “Ông là ai?” khi Howard đang giúp vợ mình tắm rửa. Howard sững sờ đau đớn. Chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer) của Lois đang diễn tiến nhanh chóng và 50 năm hạnh phúc đã qua, bà cũng gần như quên sạch.
Để tiện hơn trong việc chăm sóc vợ, Howard và con gái nuôi Laurel, 27 tuổi đã đưa Lois đến viện dưỡng lão vào năm 2015. Trước đó, từ năm 2010 đến 2015, ông tận tuỵ chăm bà không để một bữa nào vợ bị đói, không sạch sẽ nhưng khi càng yếu, Lois càng bất hợp tác để người khác chăm sóc.
Họ già đi bên cạnh nhau và Howard không bỏ rơi vợ mình dù bà mắc bệnh đãng trí.
Sau khi đưa vợ đến viện dưỡng lão, mỗi ngày, cứ sau bữa sáng, Howard lái xe đến chăm sóc vợ. Howard nói, ông sợ nhân viên tại viện quá bận rộn để lo cho bà chu đáo nên ông muốn làm thay họ. Đều đặn 6 ngày mỗi tuần, Howard đưa vợ đi tắm nắng, cho vợ ăn, đệm đàn hát cho vợ nghe, đọc sách, nắm tay và nhìn vợ ngủ…
Ông Howard thương vợ đến mức chỉ cần bà cười, bắt ông phải làm điều gì cũng được.
Video đang HOT
“Lần đầu tôi gặp, cô ấy chỉ mới 27 tuổi với nụ cười luôn thường trực trên môi. Cô giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp, có kiến thức rộng về lịch sử, am hiểu hội họa và rất khéo léo để thu hút người khác. Tại viện dưỡng lão, có một “câu lạc bộ” người hâm mộ nụ cười của bà ấy đấy”, Howard tự hào.
Howard luôn nghĩ về vợ mình mỗi ngày vì thường bà, lo bà không được chăm soc chu đáo.
Howard chưa bao giờ nghĩ có ngày dịch dã thế này. Bà Lois ở viện dưỡng lão và ông thì không thể đến gặp. Đã 31 ngày họ phải cách ly, và biết đâu, hết cuộc đời này, ông không còn được gặp bà Lois nữa.
Từ khi chính phủ Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19, tại các viện dưỡng lão, nơi đối tượng người lớn tuổi khó đủ sức đối mặt với dịch bệnh, vấn đề kiểm soát dịch càng phải được coi trọng.
Chỉ riêng New York, đã có hơn 4.000 ca mắc COVID-19 ở 312 trong số 613 viện dưỡng lão. Con số này đang tăng lên và ban quản lý viện dưỡng lão đã “khoá” các cửa, siết chặt việc chăm nom từ người thân như trường hợp của ông Howard. Họ chỉ có thể nhìn người thân từ xa qua tấm kính.
Cặp vợ chồng và cô con gái nuôi. Lois từng sảy thai một lần và cặp vợ chồng này quyết định không sinh con.
Howard chưa bao giờ rời xa vợ của mình, dù sự xuất hiện của ông bây giờ cũng chẳng để lại trong tâm trí bà thêm một ký ức nào. Ông nói những ngày qua, ông như lửa đốt trong lòng khi nghe có ca nhiễm tại viện dưỡng lão của Lois và vợ ông bắt đầu chán ăn.
Cuộc sống với ông bây giờ không còn ý nghĩa nữa. Việc ông tồn tại ở nhà chỉ có giá trị với bầy mèo, vì ông phải cho chúng ăn. Thể xác của ông ở nhà nhưng linh hồn, trái tim đã đặt nơi khác.
Laurel, cô con gái nuôi người Trung Quốc lo lắng cho tình trạng của cha mẹ mình. Cô nói cha cô đã quá quen thuộc với việc chăm sóc mẹ mỗi ngày nên cô lo ông sẽ không chịu được cảm giác một mình trong căn nhà nhìn đâu cũng thấy bóng dáng của mẹ.
“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cha, về tình cảm ông dành cho mẹ và thật sự sợ khi nghĩ đến tình huống ông không thể gặp bà. Ông sẽ rất sốc”, Laurel nói.
Howard vẫn vẽ mỗi ngày như thể đây là cách tốt nhất để ông “giết” thời gian trong mùa dịch. Howard cũng lục tìm lại tất cả hình ảnh đã chụp cùng vợ để ôn lại kỷ niệm.
Ông Howard chia sẻ với Reuters rằng ông đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, nhưng hoàn toàn không mong muốn điều đó xảy ra. Tại một số viện dưỡng lão, ban quản lý cho người nhà đến nhìn ngắm người thân lần cuối, dù họ đang khoẻ mạnh hay có dấu hiệu nhiễm bệnh. Riêng với Howard, ông nói rằng nếu được đến, ông sẽ không gặp bà với tâm thế sẽ chia tay vĩnh viễn mà ông sẽ vực bà dậy, vì: “Anh biết, Lois của anh kiên cường như thế nào!”.
Minh Tú
Ship hàng cho khách, vợ bủn rủn khi thấy người đàn bà ấy ríu rít giục chồng mình: Thanh toán cho chị ấy đi rồi lấy đồ cho vợ
Em chết điếng nghe từ vợ thốt ra từ miệng ả, hắn thì đứng như trời trồng nhìn vợ không chớp mắt.
Nghĩ mà nó chán. Chẳng là sau khi sinh bé thứ 2, tiền bỉm sữa tã lót cho con nhiều quá, chồng em thì làm nhân viên kinh doanh, ăn lương theo số. Em làm hành chính văn phòng, tháng chưa đầy 7 triệu nên em tranh thủ nhận hợp tác bán hàng online cũng mấy người bạn. Chủ yếu là chốt đơn giao hàng cho khách.
Chồng em tính tình trước giờ cũng hiền lành, ít nói. Nói chung sống với hắn bao năm nay em không có nghi ngờ, đề phòng gì vì nghĩ vợ chồng nghèo. Ăn còn chưa đủ, toàn lo tiền nuôi con. Tiền nhà trọ đã đủ vỡ mật rồi tâm trí, hơi sức đâu mà hắn còn nghĩ tới chuyện ăn vụng.
Có điều thời gian gần đây, hắn nhận lương chẳng đưa được cho vợ mấy đồng. Ngày trước hai đứa quy định 1 tháng hắn đưa cho em 5 triệu, hắn giữ 2 triệu tiêu. Giờ thì có tháng hắn đưa được 2 triệu, có tháng còn được có 1 triệu. Em hỏi hắn bảo:
"Đang dịch, hàng không bán được, công ty chưa đuổi việc là còn may. Cứ đà này chắc chỉ vài ngày là thất nghiệp cả lũ".
Thấy chồng nói thế em cũng thôi không vặn vẹo vì nghĩ hắn cũng áp lực chứ không sung sướng gì.
Thế mà trưa qua, tranh thủ giờ nghỉ trưa, em chốt được đơn hàng trong nội thành nên hồ hởi đi giao.
Theo địa chỉ khách đưa, em đứng đợi ở đầu ngõ. Khoảng 5 phút thế nào lại thấy chồng ngơ ngác từ đâu ra ngó nghiêng. Mắt hắn cặn gần 4.0, đeo kính dầy hơn cả đít chai nên em đứng trước mặt, cách có chưa đầy chục mét cũng không nhìn ra.
Ban đầu em còn tưởng hắn đi gặp khách khứa gì ở đây. Tính đưa hàng cho khách rồi rủ hắn đi ăn gì lót dạ buổi trưa. Ai ngờ vừa bấm số khách đặt áo, em lại thấy hắn nghe máy.
Vì em dùng số bán hàng nên hắn không biết, tới khi nghe giọng em hắn mới ấp úng. Hắn dập máy định quay vào trong ngay song em ập luôn tới trước mặt hắn rồi.
Còn chưa kịp nói gì với em, ả bồ của hắn lại phi từ trong ra, ôm vai bá cổ nhõng nhẹo:
"Ô hay, ship tới rồi thì trả tiền cho chị ấy rồi cầm áo vào cho vợ chứ. Đứng ngây mãi thế anh"?
Em chết điếng nghe từ vợ thốt ra từ miệng ả, hắn thì đứng như trời trồng nhìn vợ không chớp mắt. Mãi sau mới thấy lắp bắp:
"Em à, nghe anh nói đã....".
Con bé kia ngơ ngác nhìn em. Biết ả chưa hiểu hẳn chuyện, em cười tươi:
"Chồng chị đó. Hóa ra em chính là nguyên nhân khiến chồng chị bớt tiền bỉm sữa của con chị"
Vừa nói em vừa rút tiền thừa trả lại cho ả rồi bảo:
"Chị lấy đủ tiền áo, hắn thì chị cho không em. Nhớ để anh ta về ký đơn cho chị nộp ra tòa là được".
Nói xong em phóng xe đi luôn, mặc cho hắn nhắn tin gọi điện cháy máy nhất định em không nghe. Tính em trước giờ là thế, yêu hết lòng nhưng khi muốn buông, nhất định không nuối tiếc.
Bệnh nhân COVID-19 số 152: "Tôi mừng vì không lây nhiễm cho ai" Về nhà, bệnh nhân số 152 chỉ mua thức ăn bằng tài khoản thẻ và chờ shipper đi xa mới dám lấy hàng. Ngày 8/4 là ngày đặc biệt của K.- bệnh nhân mắc COVID-19 số 152 bởi khi cô được xuất viện thì cha mẹ cô ở khu cách ly cũng được về nhà. 17 ngày điều trị ở Bệnh viện Điều...