Covid-19 đẩy 32 y bác sĩ xin nghỉ việc
Không có phụ cấp, không được đóng bảo hiểm, bị nợ lương dài ngày do dịch Covid-19, nữ điều dưỡng 40 tuổi ở Bệnh viện Giao thông Vận tải tuyệt vọng. Chị quyết định nghỉ việc.
Chia sẻ với VnExpress, nữ điều dưỡng cho biết chị làm việc tại Khoa Khám bệnh 20 năm. Phụ cấp nghề (bằng 40% lương) bị cắt từ lâu, lương chị 4 triệu 700 nghìn đồng. Những đồng nghiệp mới vào lương chỉ khoảng 2-3 triệu.
Đồng lương ít ỏi không đủ nuôi hai con nhỏ ở nhà, sợ tăng gánh nặng cho chồng, chị cố gắng duy trì công việc. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện nợ lương nhân viên nhiều tháng. Nữ điều dưỡng không đủ tiền chi tiêu trong gia đình, không có tiền đóng học phí cho con. Xấu hổ, bất lực, mệt mỏi, chị quyết định nghỉ việc.
Chị là một trong 32 y bác sĩ tại Bệnh viện Giao thông Vận tải nộp đơn xin nghỉ việc, ngày 19/6.
Các bác sĩ cho biết tình trạng nợ lương tại bệnh viện diễn ra từ lâu. Từ năm 2019, bệnh viện chậm 2-3 tháng lương của nhân viên là chuyện bình thường, mọi người vẫn kiên nhẫn làm việc. Đầu năm 2020, dịch bệnh bùng phát, tình trạng nợ lương kéo dài gần nửa năm trời do thiếu nguồn thu.
Nữ điều dưỡng mặc dù được đào tạo bài bản chuyên ngành, mất tiền ăn học, nhưng khi xin nghỉ việc đã chia sẻ: “Tôi không thấy hối hận dù đã gắn bó 20 năm. Ở lại lấy gì mà sống”.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, trung bình một tháng, Bệnh viện Giao thông Vận tải tiếp nhận 2.000 bệnh nhân đến khám, ước tính mỗi ngày khoảng 70-80 bệnh nhân, chưa kể các nguồn khám sức khỏe lái xe, khám sức khỏe xin việc… Covid-19 xuất hiện, một ngày bệnh viện tiếp nhận nhiều nhất 20 bệnh nhân, chỉ trường hợp cần cấp cứu gấp mới vào viện, hầu hết đều là dân nghèo có bảo hiểm.
“Với chế độ tự thu tự chi như hiện nay của bệnh viện cùng số lượng ít ỏi bệnh nhân đến khám một ngày là không thể đủ trả lương cho nhân viên, chưa nói đến phụ cấp”, một bác sĩ 34 tuổi nhận định.
Bác sĩ này cũng trong nhóm 32 y bác sĩ nghỉ việc. Chị cho biết hàng ngày đi làm nhưng không có bệnh nhân đến khám, vì thế lúc làm lúc chơi, không còn động lực làm việc. “Chuyển việc khác, dù ít hay nhiều còn có đồng ra đồng vào, chứ cứ tiếp tục không biết phải chờ đời đến bao giờ”, bác sĩ bộc bạch.
Trong ngày 22/6, Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng chỉ còn khoa Khám bệnh và khoa Chạy thận Nhật – Việt hoạt động. Ảnh: Giang Chinh.
Video đang HOT
Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng hiện có hơn 100 y bác sĩ. Ngoài 32 người nghỉ việc, số còn lại chấp nhận ở lại, chịu cảnh không lương từ Tết đến nay. Một điều dưỡng ngoài 30 tuổi chia sẻ: “dù không có lương nhưng thời buổi dịch bệnh đâu đâu cũng khó khăn, mình phải thông cảm. Nguồn thu không có thì lãnh đạo bệnh viện cũng bất lực”.
Thời gian rảnh, chị cùng chồng buôn bán thêm ở ngoài để nuôi con. Chị cho biết thêm: “32 y bác sĩ nghỉ việc không ảnh hưởng đến công việc của toàn bệnh viện, bởi viện hiện tại cũng không có mấy bệnh nhân”.
Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Bùi Huy Hoàng giải thích, năm 2019 bệnh viện tự chủ hoàn toàn về tài chính. Đầu năm 2020 ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, số người vào khám chữa bệnh ít ỏi nên thu không đủ chi.
Bệnh viện Giao thông Vận tải còn có nguồn thu khác, mũi nhọn là chạy thận nhân tạo và dịch vụ khám sức khỏe cho thuyền viên. Các y bác sĩ mong muốn bệnh viện quản lý thu chi chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Ngày 23/6, 32 y bác sĩ nghỉ việc đã đi làm trở lại.
50 bệnh nhân mất chỗ chạy thận sau khi bác sĩ nghỉ việc 62 32 y bác sĩ Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng nghỉ việc 47
Xôn xao thông tin điều dưỡng BV phụ sản Tiền Giang gây tê tủy sống cho sản phụ trước sinh thay bác sĩ, bất chấp quy định
Không phải bác sĩ gây mê, nữ điều dưỡng tại Bệnh viện phụ sản Tiền Giang vẫn tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ trước khi bước vào ca sinh mổ bất chấp đây là hành vi trái quy định của Bộ Y tế và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh một điều dưỡng tại Bệnh viện (BV) phụ sản Tiền Giang thản nhiên tiến hành gây tê cho một sản phụ trước khi lâm bồn được phát tán khiến dư luận xôn xao.
Điều dưỡng thay bác sĩ gây tê tủy sống cho sản phụ
Cụ thể theo nội dung đoạn clip, một sản phụ trước sinh ngồi thẳng lưng trên bàn mổ. Phía sau, chỉ có duy nhất 1 người nữ điều dưỡng cầm ống tiêm thực hiện gây tê tuỷ sống cho sản phụ, công việc lẽ ra phải do một bác sĩ có chuyên môn gây tê, gây mê đảm nhận.
Điều đáng nói là qua tìm hiểu trong lịch trực của ca mổ sinh trên, ngoài nữ điều dưỡng được xác định tên L.T.P.L., còn có một bác sĩ gây mê tên N.T.B.Th.
Tuy nhiên, bác sĩ Th. chỉ có tên mà không trực tiếp thực hiện việc gây tê tủy sống.
Hành vi trên của điều dưởng L. là trái với Thông tư 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác Gây mê, hồi sức.
Cụ thể theo Điểm a, b, Khoản 2, Điều 12 của Thông tư, điều dưỡng viên gây mê - hồi sức chỉ thực hiện một số nhiệm vụ của bác sĩ gây mê - hồi sức khi ở khoa chưa có bác sĩ gây mê - hồi sức và phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của bác sĩ gây mê - hồi sức.
Khi thực hiện một số nhiệm vụ của bác sĩ gây mê - hồi sức phải đáp ứng đủ các điều kiện, phù hợp với khả năng chuyên môn, được sự chấp nhận và chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa.
Còn tại Công văn 4519/BYT-BM-TE của Bộ Y tế ban hành năm 2019 cũng nêu rõ thời gian qua, một số địa phương xảy ra các trường hợp tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh có liên quan đến tai biến sau thủ thuật vô cảm bằng phương pháp gây tê vùng (bao gồm cả gây tê tủy sống đơn thuần trong mổ lấy thai và gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ).
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.
Công văn yêu cầu các BV cần cân nhắc năng lực cán bộ, điều kiện cấp cứu và đánh giá kỹ tình trạng người bệnh khi áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng ở các trường hợp sản phụ có tiền sản giật nặng.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ gây mê hồi sức. Sản phụ cần được bác sĩ gây mê hồi sức khám kỹ trước khi áp dụng phương pháp vô cảm, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống cấp cứu có thể xảy ra.
Đại diện Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cũng khẳng định điều dưỡng gây mê không được phép thực hiện gây tê tủy sống cho người bệnh.
Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang muốn biết người quay clip là ai
Chúng tôi đã liên hệ với bà Võ Thị Thu Hà, quyền Giám đốc BV phụ sản Tiền Giang để tìm hiểu thực hư sự việc.
Ban đầu, bà Hà cho biết Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã nắm thông tin vụ việc và đã giao Sở Y tế giải quyết.
Sau đó khi được hỏi có xác nhận sự việc trên xảy ra ở BV không, bà Hà nói "không biết" và "đang bận họp".
Tuy nhiên trước đó khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV), bà Hà xác nhận người trong đoạn clip là bà P.L., kỹ thuật viên gây mê của BV có kinh nghiệm trên 20 năm.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho rằng việc đăng tải clip phòng mổ lên mạng là hành vi vi phạm đời tư và bí mật nghề nghiệp.
Bà Hà cho rằng điều dưỡng L. có trình độ đại học, có kỹ thuật rất điêu luyện và việc nhân viên y tế này tiến hành gây tê tủy sống trong phòng mổ cho bệnh nhân là bình thường.
Tiếp tục liên lạc với ông Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, chúng tôi được cho biết Sở đang họp để phản hồi nội dung trên.
Ngoài ra, ông Thảo cũng mong muốn được biết người đăng tải đoạn clip trên là ai, với lý do việc đăng tải clip phòng mổ lên mạng là hành vi vi phạm đời tư và bí mật nghề nghiệp. Công an đang muốn xác minh chuyện này.
"Khi có công an gửi yêu cầu, mong toà soạn hợp tác. Sở Y tế sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình" - ông Thảo trao đổi.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Nữ điều dưỡng 2 tháng gặp con 3 lần qua cổng bệnh viện Chị Nguyễn Thị Thường - nữ điều dưỡng trưởng của Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ đã hơn 2 tháng qua chị chưa về nhà, hàng ngày chỉ gọi điện cho con qua facetime. Đến ngày 14/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã điều trị cho 147 bệnh nhân mắc Covid-19 và đã...