Covid-19 có tỷ lệ tử vong thấp hơn tính toán nhưng cao hơn cúm mùa
Theo một nghiên cứu mới được công bố, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 vẫn đang thấp hơn so với tính toán, nhưng đã vượt xa cúm mùa.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet In Disious Disaches. Ước tính, khoảng 0,66% số người mắc Covid-19 sẽ không qua khỏi. Con số thật sự vẫn đang thấp hơn mức trên, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với 0,1% số người chết vì Cúm mùa hàng năm.
Đầu tháng 3, tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Nếu chỉ dựa vào toán học thống kê, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 2%”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng con số trên có thể thấp hơn. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ, các ca bệnh được báo cáo thường ở mức độ nặng. Nếu bệnh nhân vào viện với biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, không sốt, không ho, không khó thở, họ có thể được cho về. Những trường hợp đó sẽ gây sai số trong quá trình tính toán.
Nói cách khác, có rất nhiều người dương tính với Covid-19 nhưng ở mức độ nhẹ và không được xét nghiệm. Có bao nhiêu người trong số họ sẽ tử vong ngoài viện và không được y học thống kê?
nCoV (màu tím) bám dày đặc trên tế bào bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ
Tỷ lệ tử vong còn phụ thuộc vào độ tuổi với khoảng 7,8% số người ở tuổi 80 đổ lên có nguy cơ tử vong khi nhiễm bệnh, trong khi tỉ lệ tử vọng lại cực kỳ hiếm ở trẻ dưới 9 tuổi.
Đối với nhóm tuổi trung niên từ 30-40 tuổi, con số tử vong không bao giờ cao hơn 0,16%. Điều đó có nghĩa, cứ 1000 người nhiễm bệnh mới có 1-2 người chết.
“Những người từ 50 tuổi đổ lên thường có thái độ không ngại phải tới viện, nhưng độ tuổi dưới 50 thì ngược lại. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị của con số thống kê”, Ông Azra Ghani, giáo sư tại Imperial College London, tác giả của nghiên cứu cho hay.
Các nhà nghiên cứu không chỉ lấy số liệu trong nước, họ xem xét cả các báo cáo từ Trung Quốc và 3.711 người trên du thuyền Diamond Princess. Điều các nhà khoa học lo ngại nhất là quá trình hồi phục rất dài ở bệnh nhân Covid-19.
Video đang HOT
“Mọi người càng mất nhiều thời gian để khỏe lại thì càng làm tăng thêm gánh nặng cho nền y tế quốc gia. Nhiều người đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn nằm tại viện trong nhiều tuần sau đó”, Giáo sư cho hay.
Thời gian trung bình từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi xuất viện là 25 ngày. Ở những người gục ngã trước Covid-19, tình trạng tử vong sẽ xảy ra khoảng 18 ngày sau triệu chứng đầu tiên.
Ông Ruan, người không tham gia nghiên cứu, cũng lưu ý rằng tỷ lệ tử vong là thấp ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, ông cũng khuyên mọi người không được chủ quan. “Bất kỳ sự so sánh nào giữa Covid-19 và Cúm mùa đều là khập khiễng. Covid-19 nguy hiểm hơn rất nhiều”, ông Ruan nói.
Trường Giang
Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa
Đã có những phát ngôn tự tin của giới chuyên gia y tế Trung Quốc lẫn nhà lãnh đạo chính trị cao nhất về việc dịch Covid-19 sẽ hết vào tháng 4 tới do thời tiết ấm lên. Nhưng giới chuyên gia còn khá băn khoăn.
Đổi cách giao tiếp trong mua bán ở Bắc Kinh mùa dịch. Ảnh ghi nhận tại một điểm bán thực phẩm ngày 12-2: người bán nhận tiền qua một cây gậy có gắn lon nhựa ở phía đầu và chuyển hàng cho người mua trên một tấm ván trượt nhỏ để tạo khoảng cách an toàn giữa hai bên - Ảnh: Reuters
Theo Hãng tin AFP, hiện có khuynh hướng so sánh virus corona chủng mới đang gây ra dịch Covid-19 như dạng dịch cúm mùa do một số triệu chứng ở người bệnh giống với cúm quen thuộc. Nhưng các chuyên gia cũng đã lên tiếng nói rõ rằng loại virus gây ra cúm mùa thuộc họ virus myxovirus, có gen khác biệt hẳn.
"Vấn đề là chúng ta không biết gì. Bất cứ dự báo nào hiện tại đều không được khuyến khích vì có quá nhiều thứ chúng ta không biết."
Ông Anthony Fauci (giám đốc Viện Quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm của Mỹ)
Bà Isabelle Imbert, chuyên gia về virus corona ở ĐH Aix-Marseille (Pháp), giải thích: "Ta không thể đồng hóa các loại virus nhưng khi chúng khá giống nhau (xét theo các đoạn gen) thì ta có thể đưa ra các giả thiết. Như trong trường hợp này loại virus corona chủng mới có đến 79% dấu hiệu gen giống với virus gây ra dịch SARS".
Dịch SARS, theo Tổ chức Y tế thế giới, từng khởi phát vào giữa tháng 11-2002 ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) rồi bắt đầu lan ra khắp thế giới từ ngày 21-2-2003 và chấm dứt vào tháng 6 ở Trung Quốc, với ca cuối cùng được ghi nhận là vào tháng 7-2003 ở Đài Loan.
"Vì thế một số người đã đưa ra giả thiết dựa trên quan sát: virus xuất hiện vào mùa đông và biến mất khi trời nóng lên, tức nó có yếu tố theo mùa - GS Arnaud Fontanet, chuyên gia về các bệnh mới ở Viện Pasteur (Pháp), giải thích với Hãng tin AFP - "Có thể nhiệt độ nóng lên vào mùa hè đã giúp kiểm soát được dịch nhưng hiện tượng này cũng đã được tranh luận trong giới khoa học. Liệu có phải nhiệt độ bên ngoài có liên quan đến sự chấm dứt dịch SARS? Cho đến nay chưa ai dám khẳng định".
Giáo sư Fontanet cho biết virus chẳng mất đi khi thời tiết nóng vì chúng có mặt quanh năm suốt tháng. Ông dẫn bằng chứng một trường hợp bị SARS được ghi nhận ở Singapore vào tháng 9-2003 dù đảo quốc nhiệt đới này nóng quanh năm. Hoặc nữa là dòng virus corona gây ra dịch MERS lại xảy ra nặng nề ở các quốc gia Trung Đông có thời tiết nóng rực.
Chủng virus MERS-CoV được phát hiện lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia, sau đó được ghi nhận xuất hiện tại 27 quốc gia và lãnh thổ nhưng 80% số trường hợp mắc nhiễm là tại Saudi. Như vậy không thể nói thời tiết nóng sẽ diệt được virus corona.
"Dịch thường bùng phát mạnh vào mùa đông có thể vì người ta có khuynh hướng sống tụ tập gần nhau khi trời lạnh giá nên loại virus gây bệnh đường hô hấp có cơ hội lây lan nhanh hơn, nhiều hơn" - giáo sư Arnaud Fontanet đưa ra nhận xét.
Trong khi đó, giáo sư dịch tễ học Marc Lipsitch (ĐH Harvard, Mỹ) liệt kê một số lý do để lạc quan khi mùa hè đến: nhiều nắng giúp tăng lượng vitamin D cơ thể tổng hợp, dẫn đến hệ miễn dịch mạnh hơn; độ ẩm lớn khiến virus khó lây lan; học sinh nghỉ hè nên khó xuất hiện ổ dịch lớn...
Tuy nhiên, cho đến khi giới khoa học hiểu nhiều hơn về đặc tính thời tiết của dòng virus corona, trong đó có chủng virus gây ra bệnh Covid-19, giáo sư Lipsitch nhận xét những dự báo hiện tại chỉ mang tính phỏng đoán.
Trị virus corona: những tín hiệu tích cực từ thuốc Remdesivir
Nhân viên y tế Trung Quốc đi vào làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên để đo thân nhiệt cho người dân - Ảnh: Reuters
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị chính thống đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra, nhưng các nhà khoa học và các bác sĩ trên thế giới hi vọng những loại thuốc kháng sinh sẵn có hiện nay có thể giúp điều trị các triệu chứng bệnh phát sinh từ chủng virus này.
Theo Đài BBC, một trong những phương pháp điều trị tiềm năng hiện nay là điều trị bằng thuốc kháng virus mà ban đầu được phát triển để chống lại virus Ebola, có tên gọi là Remdesivir. Bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới tại Mỹ đã được điều trị bằng loại thuốc này và đã hồi phục chỉ trong vài ngày.
Giới chuyên gia y tế của Trung Quốc cũng bày tỏ tự tin vào công hiệu của thuốc Remdesivir, hiện đang được dùng trong quá trình điều trị thử nghiệm sự lây lan của virus corona chủng mới. Tân Hoa xã cho biết các bệnh nhân đầu tiên tại Trung Quốc sẽ được điều trị lâm sàng bằng thuốc Remdesivir kể từ ngày hôm nay (13-2).
Các bác sĩ tại một bệnh viện của thành phố Vũ Hán - tâm điểm khởi phát dịch Covid-19 - cũng đang tiến hành một nghiên cứu lâm sàng liên quan đến Kaletra, một biệt dược kết hợp hai loại thuốc dùng trong điều trị HIV (lopinavir và ritonavir) của Hãng AbbVie (Mỹ) trong điều trị triệu chứng bệnh do virus corona chủng mới gây ra.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Li Lanjuan, theo báo South China Morning Post, cho biết các thí nghiệm sơ bộ của nhóm nghiên cứu tại ĐH Chiết Giang cho thấy hai loại thuốc kháng virus là Arbidol và Darunavir có hiệu quả trong việc kiềm chế sự sinh sôi của virus corona chủng mới. Arbidol là một thuốc kháng virus mạnh dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm, trong khi Darunavir dùng trong điều trị HIV.
Chuyên gia dịch tễ Lanjuan đã kêu gọi bổ sung hai loại thuốc mới vào chương trình của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc để điều trị viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra. Hiện nay hai loại thuốc này cũng đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus tại tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, giới y khoa Trung Quốc cũng đang thử nghiệm thuốc Favipiravir trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trên người.
Hi vọng có văcxin sau 18 tháng
Các hãng dược trên thế giới cũng đang tham gia cuộc chạy đua với thời gian để phát triển văcxin ngừa virus corona chủng mới này. Nếu một cộng đồng có thể được miễn dịch với virus nhờ vào văcxin thì chúng ta có thể kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh do nó gây ra.
Phát triển văcxin là một quá trình lâu dài và tốn kém. Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của Tổ chức Y tế thế giới ngày 11-2 thông báo văcxin ngừa virus corona chủng mới sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa.
Theo Đài CNN, các hãng dược lớn như Johnson & Johnson (J&J) và GlaxoSmithKline (GSK) cũng đã bắt tay nghiên cứu và phát triển văcxin ngừa virus corona. GSK cũng cho biết văcxin của hãng này sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa nếu mọi thử nghiệm đều suôn sẻ.
Theo tuoitre
Bệnh nhân nếu cùng mắc lao phổi và Covid-19 sẽ vô cùng nguy hiểm Việt Nam xếp thứ 16 trong số 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới và xếp thứ 13 về ca bệnh lao kháng đa thuốc. Nhân ngày Ngày thế giới phòng chống bệnh lao (24/3), các chuyên gia y tế cảnh báo người mắc bệnh lao phổi thuộc nhóm nguy cơ trở nặng, thậm chí dễ tử vong nếu...