Covid-19 có thể xuất hiện tại Mỹ cuối năm 2019
Một số nhà nghiên cứu tin rằng đã tìm ra bằng chứng cho thấy nCoV xuất hiện tại Mỹ vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Mốc thời gian nCoV xuất hiện này sớm hơn một tháng so với thời điểm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra.
Nghiên cứu công bố hôm 10/9 trên Tạp chí Nghiên cứu y tế Journal of Medical Internet Research. Kết quả chỉ ra sự gia tăng đột biến lượng người mắc bệnh hô hấp đi khám trong khoảng thời gian ngày 22 đến 29/12/2019, tại các phòng khám và bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy xu hướng này sau khi kiểm tra gần 10 triệu hồ sơ, từ hệ thống y tế của trường Đại học California, Los Angeles (UCLA), bao gồm ba bệnh viện và 180 phòng khám.
Theo dữ liệu được cung cấp bởi CDC Mỹ, ca Covid-19 đầu tiên tại Mỹ là một bệnh nhân ở Washington. Trước đó, bệnh nhân 35 tuổi này từng có mặt tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ngày 19/1 kiểm tra một phòng khám, nhưng tận cuối tháng 2, CDC mới phát hiện ca nhiễm cộng đồng đầu tiên, dựa trên báo cáo của Tạp chí Y học New England.
Tại Trung Quốc, bệnh nhân đầu tiên có những triệu chứng Covid-19 được phát hiện vào ngày 1/12/2019, theo nghiên cứu của Lancet. Điều đó đồng nghĩa bệnh nhân có thể đã tiếp xúc với mầm bệnh từ đầu tháng 11. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cùng những bằng chứng cụ thể cho thấy nCoV có thể đã xuất hiện tại châu Âu từ tháng 12 hoặc thậm chí là sớm hơn.
Sau khi nhận nhiều câu hỏi đầy lo lắng từ các bệnh nhân trong tháng 3, tiến sĩ Joann Elmore cùng đồng nghiệp bắt tay vào nghiên cứu danh sách các bệnh nhân tới khám với triệu chứng ho. Dữ liệu từ các phòng khám và bệnh viện, trong khoảng thời gian 12/2019- 2/2020, so sánh với danh sách bệnh nhân 5 năm về trước.
Video đang HOT
Nhân viên y tế vận chuyển thi thể một bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở New York, Mỹ, hôm 2/4. Ảnh: AFP
“Số lượng bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng ho tăng đột biến tới 50%, tăng khoảng 1000 bệnh nhân so với trung bình”, tiến sĩ Elmore cho biết. Không chắc có nhiễm nCoV hay không, nhưng con số rất đáng chú ý.
Elmore mong rằng nghiên cứu của mình sẽ giúp các chuyên gia sức khỏe cộng đồng có thể sớm phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đồng tình với giáo sư Elmore, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Trung tâm Y tế Cleveland, tiến sĩ Claudia Hoyen cũng tin rằng có thể Covid-19 đã xuất hiện tại Mỹ sớm hơn rất nhiều so với các báo cáo.
Đối lập với quan điểm trên, giáo sư Kristian Andersen từ Khoa Miễn dịch học và Vi sinh tại Trường Nghiên cứu Scripps không tin những con số này đại diện cho bệnh nhân Covid-19 xuất hiện ở California vào cuối tháng 12. Vị giáo sư cho rằng “đại dịch bắt đầu vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 tại Trung Quốc. nCoV hoàn toàn không thể lây lan cho tới tận tháng 3/2020″.
Một chuyên gia bệnh truyền nhiễm khác lại đưa ra quan điểm khá trung lập. Tiến sĩ Jeanne Marrazzo, Giám đốc Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alabama thuộc Trường Y Birmingham, cho rằng kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Elmore khá thuyết phục. “Kết quả nghiên cứu cho thấy không có nguyên nhân nào khác ngoài Covid-19. Có thể chúng ta đã bỏ sót phần đầu của đại dịch, nghiên cứu cung cấp một cơ hội thực sự thú vị để chúng ta có thể tìm hiểu về những gì đang thực sự xảy ra”, Marrazzo cho hay.
Tính đến ngày 20/9, đại dịch Covid-19 khiến hơn 960.000 người tử vong. Mỹ hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất, đứng sau là Ấn Độ và Brazil.
Mỹ lại đảo ngược hướng dẫn xét nghiệm Covid-19
Giới chức y tế Mỹ cho biết tất cả người từng tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV đều cần làm xét nghiệm, dù không xuất hiện triệu chứng.
"Do việc lây nhiễm khi không có hoặc chưa có triệu chứng là vấn đề nghiêm trọng, hướng dẫn mới sẽ tăng cường yêu cầu xét nghiệm người không triệu chứng, bao gồm người từng tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV", thông báo trên trang của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/9 có đoạn.
Thay đổi được đưa ra sau khi CDC vấp nhiều chỉ trích về hướng dẫn tháng trước, trong đó nêu rằng người từng tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 không nhất thiết phải làm xét nghiệm nếu không có triệu chứng.
Giới chuyên gia y tế cộng đồng ủng hộ thay đổi của CDC khi cho rằng nghiên cứu chỉ ra người nhiễm không triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất lớn.
"Thật tốt khi thấy khoa học và bằng chứng thực tế đóng vai trò quan trọng cho việc thay đổi", Scott Becker, giám đốc điều hành của Hiệp hội Phòng thí nghiệm Y tế Cộng đồng, nói. "Chúng ta đã mất một vài tuần lộn xộn".
"Tôi rất vui khi thấy sự thay đổi này và rõ ràng đây là điều cần phải làm", tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Brown, nói. Tuy nhiên, ông lo lắng danh tiếng của CDC sẽ bị tổn hại lâu dài do các thay đổi liên tiếp này.
Nhân viên y tế lấy mẫu sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Wilkes-Barre, bang Pennsylvania đầu tháng này. Ảnh: Bloomberg News.
Hướng dẫn cũ được công bố hôm 24/8 đã dẫn tới làn sóng chỉ trích gay gắt từ cộng đồng khoa học và cả đối tác CDC, gồm Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, cơ quan đã kêu gọi các thành viên của họ tiếp tục xét nghiệm cho người nhiễm nCoV bất chấp hướng dẫn của CDC.
"Việc quay lại cách tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học để đưa ra hướng dẫn xét nghiệm của CDC là tin tốt đối với y tế cộng đồng", tiến sĩ Thomas File, chủ tịch hiệp hội trên nói.
Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra mọi người có thể lây nhiễm virus ngay cả khi không có triệu chứng. Một số nghiên cứu thậm chí cho biết thời điểm họ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là một ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khi lượng virus trong cơ thể ở mức cao nhất.
Sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích từ cộng đồng khoa học, giám đốc CDC Robert Redfield tháng trước đã cố gắng làm rõ quan điểm của cơ quan khi nói rằng xét nghiệm "có thể được cân nhắc" với người nhiễm không triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng hướng dẫn này không rõ ràng, gây hoang mang và khiến vấn đề trở nên rối loạn hơn.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã báo cáo gần 7 triệu ca nhiễm và hơn 203.000 người chết vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát. Song tình hình dịch dường như đang cải thiện, khi Đại học Johns Hopkins tuần trước công bố dữ liệu cho thấy số người chết mỗi ngày gần đây thấp hơn so với mức trung bình hồi cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày cũng giảm từ 67.000 xuống 40.000.
Lộ công văn CDC Mỹ hướng dẫn các tiểu bang chuẩn bị phân phối vắc xin COVID-19 Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã gửi công văn yêu cầu đội ngũ y tế trên cả nước, hướng dẫn chuẩn bị phân phối vắc xin phòng virus corona gây dịch COVID-19 vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11-2020. Là nước bị ảnh hưởng nặng nhất thế giới do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp,...