Covid-19 có thể xâm nhập tàu chiến Mỹ từ tội phạm ma túy
Lầu Năm Góc nhận định nguồn lây nCoV cho chiến hạm USS Kidd có thể là những tội phạm ma túy bị bắt trong chiến dịch ở Trung Mỹ.
“Một giả thuyết là thủy thủ đoàn có thể bị lây nCoV trong một đợt truy quét ma túy ở Trung Mỹ, khi họ khống chế một tàu nghi chở ma túy, đổ quân lên đó và tiếp xúc với người nhiễm virus”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm qua, đề cập đến đợt bùng phát Covid-19 trên tàu khu trục USS Kidd.
Hải quân Mỹ đã báo cáo ít nhất 100 ca dương tính nCoV trên USS Kidd, chiếm một phần ba thủy thủ đoàn của tàu. Các thủy thủ đang được điều trị ở San Diego và không có ai trong tình trạng nguy kịch. “Mọi quy trình an toàn đều được tuân thủ để con tàu có thể sớm ra biển”, Bộ trưởng Esper nói thêm.
Video đang HOT
USS Kidd về cảng San Diego hôm 28/4. Ảnh: US Navy.
USS Kidd được triển khai cùng nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hồi tháng 1, nhưng sau đó được điều đến Nam Mỹ và Trung Mỹ để thực hiện nhiệm vụ truy quét tội phạm ma túy, trong khi tàu sân bay Theodore Roosevelt và các chiến hạm hộ tống di chuyển tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thủy thủ đầu tiên trên tàu khu trục USS Kidd được xác nhận nhiễm nCoV sau khi xuất hiện triệu chứng và được sơ tán khỏi chiến hạm này hôm 23/4. Hải quân Mỹ sau đó triển khai chuyên viên y tế đến USS Kidd để truy dấu và xét nghiệm sàng lọc, báo cáo thêm 17 ca nhiễm nCoV trong vòng 24 giờ.
Chiến hạm này phải chấm dứt đợt tuần tra ở Nam Mỹ, trở về cảng San Diego để xét nghiệm thủy thủ đoàn và khử trùng toàn tàu. Đây là tàu chiến thứ hai của hải quân Mỹ phải đình chỉ nhiệm vụ vì Covid-19, sau tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,8 triệu người nhiễm, hơn 265.000 người tử vong và gần 1,3 triệu người hồi phục. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 1,3 triệu ca nhiễm. Quân đội Mỹ ghi nhận tổng cộng gần 5.000 ca nhiễm, trong đó 100 binh sĩ phải nhập viện và hai người đã chết.
Quân đội Mỹ lo thiếu ngân sách đối phó Nga, Trung
Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ giảm ngân sách, mất nhiều chương trình vũ khí khi Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD giải cứu kinh tế do Covid-19.
"Tôi lo ngại các khoản cứu trợ khổng lồ với trị giá gần 3.000 tỷ USD được quốc hội và chính phủ thông qua có thể khiến ngân sách quốc phòng thấp hơn trong tương lai, vào thời điểm then chốt khi chúng ta cần đối phó với các đối thủ chiến lược dài hạn như Nga và Trung Quốc", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua phát biểu tại hội thảo của Viện Brookings có trụ sở tại thủ đô Washington.
Bộ trưởng Esper trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 5/5. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Khi được hỏi về ưu tiên cắt giảm ngân sách, Bộ trưởng Esper cho biết ông không muốn gây ảnh hưởng tới các dự án hiện đại hóa lực lượng mà sẽ tập trung giảm chi cho những chương trình và khí tài cũ kỹ. Đây là những vũ khí tốn nhiều tiền để bảo dưỡng, nhưng vẫn được sử dụng vì quá trình thay mới quá đắt đỏ và không bảo đảm bù đắp được chỗ trống.
"Chúng ta cần đầu tư vào tương lai. Tôi có thể chọn ra hàng chục chương trình lạc hậu từ các quân chủng hiện nay, đó sẽ là điểm khởi đầu", Esper nói thêm.
Lầu Năm Góc hồi tháng 6/2017 khẳng định Washington cần duy trì mức tăng ngân sách hàng năm trong vòng 5 năm tiếp theo để đáp ứng các yêu cầu về lực lượng, chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga và Trung Quốc.
Quân đội Mỹ đang tiến hành nhiều chương trình hiện đại hóa quy mô lớn trong những năm gần đây, bao gồm nâng cấp hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), lá chắn tên lửa đạn đạo GMD, trực thăng và oanh tạc cơ tàng hình đời mới, đóng mới tàu sân bay hạt nhân và tái cấu trúc lực lượng thủy quân lục chiến.
Quốc hội Mỹ trong hai tháng qua đã phê duyệt 4 gói cứu trợ với tổng trị giá gần 3.000 tỷ USD để giúp đỡ nhiều nhóm đối tượng trong xã hội gặp khó khăn vì Covid-19. Mỹ vẫn là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu người nhiễm và hơn 72.000 người chết. Quân đội Mỹ báo cáo tổng cộng gần 5.000 ca nhiễm, trong đó 100 binh sĩ phải nhập viện và hai người đã chết.
Mỹ lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Bắc Kinh gia tăng các hành vi gây hấn trên Biển Đông, lợi dụng COVID-19 như một công cụ để đánh bóng hình ảnh. "Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch thông tin sai lệch để tránh bị đổ lỗi và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục nhận thấy hành vi hung hăng...