Covid-19 có thể tràn vào New York từ châu Âu
Một số nghiên cứu cho thấy chủng nCoV trên các bệnh nhân ở New York có nguồn gốc từ Anh hoặc Italy, không phải từ châu Á.
Nhiều nghiên cứu mới công bố tại Mỹ cho thấy nCoV được lây nhiễm tới thành phố New York bởi những hành khách từ châu Âu, đặt ra dấu hỏi về cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong giai đoạn đầu đại dịch.
Các nhà khoa học tại Trường Y Grossman thuộc Đại học New York, Mỹ, cho biết một trong những người nhiễm nCoV đầu tiên tại đây có thể đã bị lây nhiễm gián tiếp từ một hành khách trở về từ Anh. Chủng virus trong giai đoạn đầu bùng phát Covid-19 tại New York “gần như giống hệt” chủng nCoV đang lây lan ở châu Âu.
Tổng thống Trump hồi cuối tháng 1 cấm người nước ngoài nhập c ảnh vào Mỹ nếu từng đến Trung Quốc trong 14 ngày trước đó, nhưng chỉ áp dụng biện pháp tương tự với hành khách từ châu Âu sau đó gần hai tháng. Vào thời điểm này, nhiều người đã mang virus từ Anh hoặc Italy về Mỹ.
Nhân viên y tế đưa thi thể bệnh nhân Covid-19 ra xe đông lạnh ở New York hôm 9/4. Ảnh: AFP.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra một trường hợp tại Long Island được xét nghiệm dương tính nCoV hồi đầu tháng 3, dù chưa từng ra nước ngoài. Những thí nghiệm sau đó cho thấy bộ gen của virus trên bệnh nhân này tương tự chủng ở Anh, cho thấy người đó từng tiếp xúc với hành khách trở về từ Anh.
“Ngoài Anh và Italy, nCoV dường như cũng xâm nhập New York từ Pháp, Áo và Hà Lan”, tiến sĩ Adriana Heguy, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y Grossman, cho hay.
Các nhà khoa học ở Trường Y Icahn thuộc Bệnh viện Mt Sinai, Mỹ, cũng công bố nghiên cứu cho thấy nCoV đã lây lan ở thành phố New York từ giữa tháng 2, nhiều tuần trước khi giới chức ghi nhận ca dương tính đầu tiên.
Video đang HOT
“Những người mang nCoV đến New York không xuất phát từ châu Á. Phần lớn rõ ràng là đến từ châu Âu”, chuyên gia di truyền Harm van Bakel, đồng tác giả nghiên cứu, đánh giá.
Các nhà khoa học nhận định giới chức có thể đã phát hiện những trường hợp nhiễm nCoV từ châu Âu nếu tiến hành nhiều xét nghiệm hơn.
Trung Quốc thông báo về hàng chục ca “bệnh hô hấp lạ” tại Vũ Hán hồi cuối tháng 12/2019. Chỉ có một số nước lúc đó khởi động chương trình xét nghiệm để xác định nguồn lây và ngăn cản virus phát tán trong cộng đồng.
Mỹ ban đầu chỉ xét nghiệm với những người trở về từ Trung Quốc sau ngày 15/1/2020 và có triệu chứng mắc Covid-19. “Không tiến hành đầy đủ xét nghiệm là một thảm họa. Người dân hoàn toàn không biết gì”, tiến sĩ Heguy nói.
Những hành khách đáp xuống sân bay John F. Kennedy ở New York xác nhận điều này. Họ chỉ được hỏi liệu có đến Trung Quốc hay Iran trong thời gian gần đó không, dù số ca nhiễm nCoV tại Italy đang tăng vọt trong giai đoạn này.
Pam Mundus, người trở về từ thủ đô Rome của Italy hôm 1/3, cho biết không ai hỏi bà về chuyến đi hay nguy cơ lây nhiễm nCoV. “Nhân viên nhập cảnh chỉ hỏi liệu tôi có đến Trung Quốc hay không”, bà nhớ lại.
Ca dương tính nCoV đầu tiên được ghi nhận tại New York hôm 1/3, số bệnh nhân đổ tới các bệnh viện tăng vọt trong những tuần tiếp theo.
Nhóm nghiên cứu Trường Y Icahn đã phân tích 84 bộ gen nCoV lấy từ 800 bệnh nhân, cho biết không thể xác định chuyến bay mang nCoV về New York, nhưng khẳng định đã có “giai đoạn lây lan toàn cầu không được phát hiện từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2″.
Tiến sĩ Viviana Simon cho biết chỉ có một trong 78 ca dương tính trong nghiên cứu có liên hệ với chủng nCoV tại châu Á và nó liên hệ chặt chẽ với những người nhiễm tại thành phố Seattle, bang Washington, nơi bệnh nhân số 0 trở về từ Vũ Hán hồi giữa tháng 1.
Bang New York đang là tâm dịch của Mỹ với gần 160.000 người nhiễm nCoV, hơn 7.000 người chết, chiếm gần một nửa tổng số ca tử vong trên toàn nước Mỹ. Riêng thành phố New York ghi nhận hơn 87.000 ca nhiễm, cao hơn cả Trung Quốc, trong đó hơn 4.700 ca tử vong.
Thị trưởng New York Bill de Blasio hôm qua cảnh báo các biện pháp cách biệt cộng đồng có thể được thắt chặt và kéo dài đến tháng 6 để kiềm chế, ngăn dịch bệnh tái bùng phát khi đang có xu hướng giảm dần. Ông cũng yêu cầu người dân trình báo với chính quyền khi phát hiện người khác không tuân thủ các quy định cách biệt cộng đồng.
Vũ Anh
Người New York cảm thấy bị hắt hủi
Nhiều người dân New York cảm thấy bị coi như biểu tượng của Covid-19 tại Mỹ, không được chào đón ở nơi khác dù không có triệu chứng.
"Chuyện này sao có thể công bằng được chứ, nhưng nó đang xuất hiện ở mọi nơi", Michelle Chu, nhà chuyên gia đồ họa 44 tuổi sống ở Manhattan, New York cho biết, trong bối cảnh các địa phương khác tại Mỹ dường như đang "cuộn thảm đỏ" với cư dân bang này.
Một đại lộ tại Manhattan hôm 27/3. Ảnh: AFP.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV và hơn 1.700 người chết. Tuy nhiên, không có nơi nào trên đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề như New York, bang đã ghi nhận hơn 44.600 ca dương tính và hơn 500 người chết.
"Tôi biết mọi người đang lo lắng, nhưng điều đó nên dựa trên cơ sở bạn có bệnh hay không. Không loại trừ khả năng tất cả đã bị phơi nhiễm. Tôi nghĩ việc lo lắng không có tác dụng gì", Chu nêu ý kiến, thêm rằng nơi sinh sống đáng lẽ không nên trở thành lý do khiến cô cảm thấy bị hắt hủi.
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis hồi đầu tuần ban sắc lệnh yêu cầu người dân New York, cũng như những hành khách từ New York đến các sân bay ở Florida phải tự cách ly 14 ngày. Chưa rõ sắc lệnh này sẽ có hiệu lực trong bao lâu.
Thống đốc bang Tây Virginia Jim Justice hôm 17/3 cho biết một số người đang đến địa phương này "nhằm trốn tránh vấn đề thực sự nghiêm trọng tại nơi họ sinh sống". Ông nói thêm rằng bất cứ ai đến bang Tây Virginia, "đặc biệt là những người từ New York", đều cần cách ly 14 ngày.
Những biện pháp nghiêm ngặt nhất được triển khai tại bang Rhode Island, khi chính quyền địa phương điều lính đến biên giới bang để chặn những xe mang biển số New York. Thống đốc Rhode Island Gina Raimondo cũng yêu cầu bất cứ ai từ New York có ý định ở lại bang này phải tự cách ly 14 ngày, kể cả khi họ khỏe mạnh.
"Tôi biết đây là biện pháp cực đoan", Raimondo phát biểu trong một cuộc họp báo, thêm rằng New York đang là "điểm nóng" của đại dịch. Cảnh sát Rhode Island và Vệ binh Quốc gia còn sàng lọc những người đến sân bay T.F. Green tại thành phố Warwick, yêu cầu họ cung cấp thông tin về kế hoạch di chuyển.
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của chính quyền địa phương, Larry Sullivan, cư dân thành phố Pawtucket, bang Rhode Island, cho biết chúng không giúp ông cảm thấy an toàn hơn chút nào.
"Sáng nay tôi nhìn thấy các binh sĩ xuất hiện trên đại lộ I-95. Tôi đang ở bang Connecticut, nhưng giả sử tôi từng đến New York thì sao? Họ sẽ không ngăn tôi lại, trong khi tôi cũng không kém phần nguy hiểm", người đàn ông 55 tuổi giải thích.
Betsy Ashton, cụ bà 75 tuổi sống tại quận Queens, New York cho rằng cách ứng phó đại dịch mà một số bang đang triển khai là không công bằng. "Thật xúc phạm khi nói rằng chúng tôi có khả năng mang mầm bệnh chỉ bởi vì chúng tôi sống ở đây. Chúng tôi không nhiễm bệnh", bà nói.
'Kẻ thù' khiến New York vỡ trận 100 Trump thử 'ngoại giao thảm họa' thời Covid-19 Chuyên gia: Covid-19 ở Mỹ sẽ tồi tệ hơn 49
Ánh Ngọc
Người 'sửa lưng' Trump trong cuộc chiến chống Covid-19 Khi Trump đưa ra thông tin không chính xác về Covid-19, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci không ngần ngại sửa lời ông. Trong 5 thập kỷ làm nhà nghiên cứu y học, Anthony Fauci, 79 tuổi, đã chứng kiến cảnh hình nộm của mình bị đốt, nghe thấy tiếng hò hét của những người biểu tình gọi ông là "kẻ...