Covid-19 có thể ghìm chân Trump tái cử
Trump cần cho người dân thấy kết quả của nỗ lực chống dịch vào khoảng tháng 7, để có thể thắng cử vào tháng 11, theo giới chuyên gia.
Ngày 12/4, Mỹ ghi nhận hơn 20.300 người chết trong tổng số hơn 520.000 ca nhiễm nCoV, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có số ca tử vong vượt 20.000. Mỹ trước đó phải tuyên bố tình trạng thảm hoạ ở 49 bang khi Covid-19 đang hoành hành. Nước này chưa bao giờ tuyên bố tình trạng thảm họa liên bang cho 50 bang cùng lúc.
Cuộc khủng hoảng do Covid-19 xảy ra vào thời điểm đáng lẽ Tổng thống Mỹ Trump cần tập trung vào chiến dịch tái tranh cử vào tháng 11. Hiện ông đang phải dồn sức xử lý dịch bệnh và bị chỉ trích vì số người nhiễm nCoV và ca tử vong vẫn gia tăng.
Grant Reeher, Giáo sư về khoa học chính trị, Đại học Syracuse, Mỹ, cho biết cơ hội tái đắc cử của Trump phụ thuộc vào cảm nhận của công chúng về sự an toàn với họ và vào hiệu quả kiểm soát dịch bệnh của Mỹ.
Theo Reeher, trong những năm bầu cử bình thường, tháng 9 là thời điểm các ứng viên tổng thống cho thấy một phần kết quả của tháng 11. Tuy nhiên, 2020 lại là một năm bất thường, các cử tri Mỹ muốn thấy xu hướng sớm hơn.
“Đầu mùa thu năm nay, khoảng tháng 7, mọi việc ở Mỹ cần phải trở lại bình thường, trên các phương diện công việc, mua sắm, xã hội, giải trí, đi lại”, Reeher nói với VnExpress, nhắc đến “giới hạn chịu đựng” của người Mỹ trước cách kiểm soát dịch của Tổng thống Trump.
Khi đó, Tổng thống Trump cũng cần đưa ra những dấu hiệu rõ ràng, chứng minh kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục sau những thiệt hại do Covid-19 gây ra.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Giáo sư Wendy Schiller Kalunian, nghiên cứu về khoa học chính trị, Đại học Brown, Mỹ, cho rằng nếu người dân không trở lại làm việc hoàn toàn vào tháng 9 hoặc tháng 10, Trump sẽ chịu tổn thất trong chiến dịch tái tranh cử vào tháng 11.
Theo Kalunian, cử tri Mỹ có thể cảm thông với Tổng thống vì Covid-19 là thảm hoạ trên toàn cầu, nhưng họ sẽ tức giận nếu không có lại được ổn định tài chính. Người dân sẽ “trút giận” lên ông chủ Nhà Trắng hoặc đảng cầm quyền, điều không có lợi cho Trump.
“Thách thức lớn là đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng ở Mỹ và trên toàn cầu. Nó sẽ mất nhiều thời gian hơn dự đoán của mọi người”, Kalunian nói.
Đánh giá khó khăn của Mỹ hiện nay, Giáo sư Reeher cho rằng có nhiều yếu tố cho thấy bất ổn do Covid-19 vẫn “đeo bám” chính quyền Trump. Chính phủ đã có biện pháp mạnh để khắc phục thiệt hại kinh tế do dịch bệnh. Trump ngày 28/3 ký thông qua gói cứu trợ kinh tế 2.200 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động Mỹ gặp khó khăn. Washington cũng thúc đẩy việc nghiên cứu vaccine chống nCoV. Tuy nhiên, cần có thời gian để kiểm chứng hiệu quả các biện pháp chặn Covid-19 của chính quyền.
Theo Kalunian, chính quyền Trump vẫn đang ở “thế thụ động” khi nói đến thời điểm nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Trump hôm 8/4 cho biết ông chưa từng đọc tài liệu cảnh báo nguy cơ “Mỹ thất thủ” trước Covid-19 được cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro công bố đầu năm. Tuyên bố này cho thấy Trump không chịu trách nhiệm về việc “hành động trễ” trong nhận dạng nguy cơ.
Đề cập việc quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly từ chức sau khi bị chỉ trích vì cách xử lý Covid-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, Kalunian nói sẽ không ngạc nhiên nếu có thêm nhân sự của chính phủ từ chức trong những tháng tới, vì chính quyền Trump “rối loạn hơn bất cứ chính quyền nào trong thời gian gần đây, về vấn đề này”. Bà dự đoán một số cố vấn chủ chốt của Nhà Trắng sẽ ra đi. Bà cho rằng Trump sẽ đổ lỗi cho thống đốc các bang nếu số ca tử vong do nCoV tăng cao hơn dự kiến.
Peter Feaver, Giáo sư khoa học chính trị, Đại học Duke, nhấn mạnh đến tình trạng bị động, cho rằng Covid-19 là cuộc khủng hoảng thực sự đầu tiên chính quyền Trump phải đối phó, trên phương diện tác động từ bên ngoài. Cuộc khủng hoảng này không phải hệ quả từ các quyết định mà Trump đưa ra. Tổng thống cần xử lý Covid-19 theo cách mang lại lợi ích thực sự cho người dân, chứ không phải nhắm đến lợi ích của mình trong cuộc tái tranh cử.
“Nếu Trump thể hiện được ông không lợi dụng cuộc chiến chống dịch vì những mục đích chính trị, người dân sẽ đánh giá ông cao hơn”, Feaver nói.
Covid-19:Tiết lộ quyết định khó khăn nhất mà Trump phải đưa ra
"Tôi sẽ phải đưa ra quyết định và hy vọng đó là quyết định đúng đắn. Nhưng tôi có thể khẳng định đây là quyết định lớn nhất mà tôi từng đưa ra", Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo hôm 10/4.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Trump khẳng định, việc đưa ra thời điểm mở cửa lại nền kinh tế Mỹ do COVID-19 sẽ là quyết định khó khăn nhất từng đưa ra.
"Tôi sẽ phải đưa ra quyết định và hy vọng đó là quyết định đúng đắn. Nhưng tôi có thể khẳng định đây là quyết định lớn nhất mà tôi từng đưa ra", Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo hôm 10/4 về khả năng mở cửa lại nền kinh tế.
Nhà lãnh đạo Mỹ muốn đưa nền kinh tế Mỹ hoạt động trở lại sau nhiều tuần áp dụng các biện pháp cách ly nhằm ngăn chặn đà lây lan của Covid-19.
Nền kinh tế khởi sắc là niềm tự hào của Tổng thống Trump, kể từ khi ông lên nắm quyền, và là yếu tố ghi điểm quan trọng với cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Mỹ cảnh báo, đại dịch có thể sẽ tiếp tục tăng nhanh nếu sớm dỡ bỏ các quy định về giãn cách xã hội.
"Chúng tôi sẽ cân nhắc thời điểm rõ ràng nhưng sẽ không làm gì cho tới khi khẳng định nước Mỹ đã khỏe mạnh. Chúng tôi không muốn dịch bệnh bùng phát trở lại và phải áp dụng một lần nữa các biện pháp như thời gian qua", ông Trump cho biết
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh số người chết vì Covid-19 tại Mỹ vượt 18.000 trường hợp.
Các chuyên gia dự đoán số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại Mỹ sẽ sớm vượt Italy - quốc gia hiện có số bệnh nhân mắc COVID-19 chết nhiều nhất trên thế giới (18.849).
Tính tới hiện tại, Mỹ ghi nhận 502.318 ca bệnh, trong đó chỉ có 27.314 ca được chữa khỏi và xuất viện.
Trong khi đó, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cho biết, các xét nghiệm kháng thể xác minh các trường hợp gần đây có mắc Covid-19 hay không, có thể sẽ được triển khai trong 1 tuần tới.
Theo đó, bệnh nhân có kháng thể với virus SARS-CoV-2 đồng nghĩa họ sẽ không có khả năng tái nhiễm. Các xét nghiệm này đặc biệt cần thiết với các nhân viên y tế và những người tham gia vào tuyến đầu chống dịch.
Từ các xét nghiệm dạng này, các chuyên gia y tế cũng có thể xác minh được phạm vi dịch bệnh xâm nhập vào xã hội.
Cũng theo ông Fauci, các xét nghiệm kháng thể sẽ được thực hiện song song với xét nghiệm xác nhận bệnh nhân mắc COVID-19 thông thường.
Song Hy
Trump tuyên bố bất ngờ về đỉnh dịch Covid-19 ở Mỹ Mỹ đang trong giai đoạn đỉnh dịch Covid-19, tại một số địa phương đỉnh dịch bắt đầu đi xuống, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các nhà báo hôm thứ Sáu. Tổng thống Mỹ Trump nói rằng Mỹ đang đi qua đỉnh dịch Covid-19. "Chúng tôi đang ở đỉnh đường cong đồ thị, tôi tin chắc như vậy. Trong một số trường...