Covid-19 có thể gây đột quỵ
Các bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở Mỹ phát hiện các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 bị đông máu bất thường.
Các cục máu đông có thể di chuyển đến tim hoặc phổi, tạo ra tắc nghẽn trong tĩnh mạch, dẫn đến đột quỵ, đau tim và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Ảnh minh họa
Theo Business Insider, hệ thống dữ liệu của mạng lưới chăm sóc y tế Northwell Health ( New York, Mỹ) ghi nhận khoảng 40% bệnh nhân Covid-19 tử vong đều gặp phải tình trạng đông máu hoặc lên cơn đau tim đột ngột.
Báo cáo của hệ thống y tế Mount Sinai (New York) ngày 23.4 cho thấy hiện tượng đột quỵ xảy ra ở các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, nằm trong độ tuổi từ 30 – 40. Đây là độ tuổi hiếm xảy ra tình trạng đột quỵ do tắc mạch máu não.
“Vi rút làm đông máu trong các động mạch lớn, dẫn tới đột quỵ nghiêm trọng. Chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân trẻ tuổi đã tăng gấp 7 lần trong hai tuần. Hầu hết bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý, nhiễm bệnh với triệu chứng nhẹ”, bác sĩ Thomas Oxley, khoa phẫu thuật thần kinh tại Mount Sinai, chia sẻ.
Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Massachusetts cũng nhận định Covid-19 có thể gây ra đông máu bất thường.
Theo nghiên cứu công bố tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ ngày 15.4, tiến sĩ Jeffrey Laurence cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm y tế Weill Cornell (New York) đã tìm thấy cục máu đông trong phổi ở hai bệnh nhân Covid-19 đã tử vong.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhân khác cũng xảy ra trường hợp tương tự. Gần 30 chuyên gia quốc tế nghiên cứu và kết luận bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể bị đông máu, song vẫn chưa tìm được nguyên nhân.
Tại Hà Lan, hơn 20% trong số 184 người điều trị Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực bị đông máu. Kết quả nghiên cứu tương tự tại Trung Quốc cho thấy 25% bệnh nhân nặng gặp hiện tượng này.
Theo Reuters, Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess (Boston, Mỹ) bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng loại thuốc chống đông máu đối với bệnh nhân Covid-19 nặng từ đầu tháng 4.2020.
Ngọc Minh Khuê
Sáng thức dậy có 7 dấu hiệu này, nên đến bệnh viện kiểm tra lập tức
Các cục máu đông gây ra đột quỵ tim và não bất ngờ, thời điểm buổi sáng rất nhạy cảm, nếu thấy những dấu hiệu sau thì không nên chủ quan tới sức khỏe.
Nhiều người muốn biết huyết khối được hình thành như thế nào?
Lấy một ví dụ đơn giản, cống thoát nước giống như mạch máu của con người. Khi cống thoát nước hoạt động trơn tru, nước thải chảy ra đều đặn, nhưng nếu có một yếu tố nào đó khiến nó bị tắc đột ngột thì sẽ như thế nào? Cũng giống như mạch máu con người, khi mạch máu bị chặn đột ngột, khiến dòng máu không thể đi qua, nó sẽ gây ra thiếu máu cục bộ và thiếu oxy nghiêm trọng. Thứ bị mắc kẹt trong mạch máu chỉ có thể là các cục máu đông.
Các cục máu đông xuất hiện đột ngột, nhưng sự thực là nó trải qua quá trình phát triển dài mới hình thành. Do thói quen sống không lành mạnh trong thời gian dài, các mạch máu trở nên không co giãn, xơ vữa động mạch xảy ra và các mảng bám tích tụ lại càng nhiều khiến mạch máu hẹp dần. Tại thời điểm này, một khi các mảng bám rơi ra, rất dễ gây ra các cục máu đông cấp tính.
Theo trang Aboluowang, các cục máu đông thường có khả năng xuất hiện vào buổi sáng khi vừa mới thức dậy. Điều này là do các dây thần kinh giao cảm vào thời điểm này trở nên nhạy cảm, khiến cho huyết áp tăng và nhịp tim tăng. Ngoài ra, sau một đêm dài, máu trở nên đặc và tốc độ chảy chậm hơn. Vậy thì những dấu hiệu này cho thấy các cục máu đông xuất hiện vào buổi sáng?
1. Đau ngực và đau thắt vai
Thời điểm buổi sáng sớm là giai đoạn có tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh thường xuất hiện những cơn tức ngực đột ngột, vùng bả vai cũng đau nhức.
2. Tê các chi
Nếu đột nhiên bị tê một chi sau khi thức dậy vào buổi sáng thì cần phải cảnh giác về các bệnh mạch máu não. Khi thời gian trôi qua, các triệu chứng tê tay chân ngày càng rõ ràng thì cần đến bệnh viện gấp.
3. Chóng mặt và nhức đầu
Buổi sáng cũng là thời điểm của huyết áp. Vào lúc này, khi huyết áp thay đổi bất thường sẽ dễ gây ra nhồi máu não. Chóng mặt và nhức đầu là triệu chứng điển hình.
4. Miệng bị lệch
Nếu thấy miệng bị méo lệch sang một bên thì đừng chần chừ và hãy đến bệnh viện ngay.
5. Khó thở
Khó thở là dấu hiệu cục máu đông có thể đã di chuyển từ chân hoặc cánh tay vào phổi.
6. Thay đổi màu sắc da ở các chi
Khu vực xung quanh cục máu đông sẽ có tông màu xanh hoặc đỏ, có thể cảm thấy ngứa.
7. Sưng
Vết sưng sẽ hình thành ở khu vực chính xác nơi cục máu đông phát triển. Nó cũng có thể cho toàn bộ chân hoặc cánh tay sưng lên.
Nhìn chung, buổi sáng khi vừa thức dậy là thời điểm có tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não và nhồi máu cơ tim cao. Nếu bất kỳ 1 hoặc nhiều trong 7 dấu hiệu trên xuất hiện, bạn nên kiểm tra mạch máu càng sớm càng tốt. Vì các cục máu đông có thể gây ra nhiều chứng chứng khó lường, nên nếu không điều trị trong thời gian sớm thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Phan Hằng
Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ Nghiên cứu quy mô lớn của anh phát hiện ra rằng "gu" ăn uống của mỗi người sẽ liên quan đến những loại đột quỵ khác nhau. Công trình của Đại học Oxford (Anh) dựa trên 418.000 người châu Âu cho thấy một mối liên hệ bất ngờ giữa thực phẩm và đột quỵ. Có thứ sẽ ảnh hưởng đến dạng đột quỵ...