COVID-19 chiếm lấy mô phổi ra sao?
Các tế bào ở phổi là mục tiêu mà virus corona rất thích tấn công. Nhưng trước hết, để đi đến phổi, chúng cần vượt qua hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp.
Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Vũ Hán xem xét tình trạng của một bệnh nhân COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng mới coronavirus (hay tiếng Việt còn gọi là virus corona) là “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” (global emergency).
Chìa khóa gặp ổ
Corona là một chủng virus lớn có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau (SARS, MERS, COVID-19). Các nghiên cứu cho thấy khi vào cơ thể người, virus corona chủng mới sẽ gắn với một thụ thể đặc hiệu có ở đường hô hấp.
Cơ chế này giống hệt như “chìa khóa gặp ổ khóa”, cho phép virus chui thẳng vào tế bào, khiến tế bào chủ phải tạo nên nhiều bản sao virus mới. Vì thế, siêu vi “vương miện” gây bệnh ở đường hô hấp, nhẹ là gây sốt, sổ mũi, nhảy mũi, ho; nặng là viêm phổi.
Cần lưu ý influenza là một loại siêu vi, khác với virus corona, gây cúm mùa. Thường sau khi nhiễm influenza, người ta sẽ sốt, sổ mũi, ho và nhiều người sau đó bị viêm phổi, nhưng viêm phổi đây là một nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây nên. Đó là do virus influenza làm yếu cơ chế bảo vệ thông thường của phổi, khiến các vi khuẩn khác có thể ăn theo mà tràn vào, nhân rộng.
Còn bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (gọi tắt là COVID-19) gây ra bởi chính virus corona mới.
Siêu vi “vương miện” thích gây bệnh ở phổi
Các tế bào ở phổi là mục tiêu mà virus corona rất thích tấn công. Nhưng trước hết, để đi đến phổi, chúng cần vượt qua hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp.
Ta cần biết lớp dịch nhầy (mucus) và sự chuyển động của hệ thống lông mao (cilia) trên bề mặt các biểu mô lát mặt trong đường dẫn khí của hệ hô hấp có tác dụng bảo vệ, sẽ bám dính các hạt bụi, vi khuẩn, virus… và đẩy chúng ra ngoài khỏi hệ hô hấp.
Hàng rào bảo vệ cơ thể của đường dẫn khí theo cơ chế vừa nêu tuy mang tính cơ học nhưng đóng vai trò quan trọng. Các siêu vi muốn tấn công phổi, chúng phải tấn công, xâm nhiễm các tế bào lông mao này và tiêu diệt “đội quân cilia”.
Sau khi tiêu diệt được đội quân cilia, các virus corona chủng mới dùng “cửa” gọi là thụ thể ACE2 để tiến vào xâm nhiễm các tế bào của mô phổi. Siêu vi chỉ xâm nhiễm tế bào ký chủ của nó thông qua gắn vào thụ thể đặc hiệu.
Video đang HOT
Virus corona chủng mới có ái lực đặc biệt với thụ thể ACE2 có ở tế bào mô phổi. Bên trong tế bào ký chủ, virus tìm cách nhân lên thành nhiều tế bào mới; cuối cùng, các virus mới trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào bị nhiễm để xâm nhập vào các tế bào khác của cơ thể…
Sau khi nhân bản xong, chính virus này làm thương tổn tế bào ký chủ ở mô phổi hoặc hệ miễn dịch của cơ thể chống lại, gây hại nó và hại luôn tế bào ký chủ mà nó xâm nhiễm. Hậu quả bao gồm các triệu chứng nhẹ là giống cảm cúm như sốt, ho, khó thở và trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị viêm phổi.
Theo Tuổi trẻ
9 cách tự nhiên để làm sạch phổi
Có những cách tự nhiên và đơn giản để giữ cho hệ hô hấp của chúng ta được khoẻ mạnh.
Phổi là một máy lọc tự nhiên bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng vì các chất có hại trong không khí mà chúng ta hít thở mỗi ngày.
Dưới đây là các cách tự nhiên và đơn giản để giữ cho phổi khỏe mạnh.
Nâng cao đầu khi ngủ
Nâng cao đầu 15 độ khi ngủ có thể giảm tiết dịch nhầy vào cổ họng do đó ngăn ngừa ho đêm.
Làm long đờm trong phổi
Nhờ ai đó gõ lưng của bạn. Nên bắt đầu gõ mạnh vào chính giữa phần trên của lưng. Điều này giúp nới lỏng chất nhầy trong phổi để bạn có thể ho ra.
Dọn dẹp nhà cửa
Đôi khi nguyên nhân của các bệnh về phổi là do tiếp xúc với nấm mốc độc hại, gây nên các triệu chứng như viêm, dị ứng và lên cơn hen.
Bạn cần tạo một môi trường an toàn cho phổi bằng cách làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà và có thể sử dụng thêm máy lọc không khí.
Bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm
Nếu bạn sống trong một khu vực ô nhiễm cao, bạn nên bảo vệ bản thân khỏi các khí độc hại xung quanh bạn. Khi bạn đi ra ngoài, luôn luôn đeo khẩu trang có chất lượng tốt, được làm từ than hoạt tính hoặc than củi.
Không kìm nén ho
Ho là một quá trình tự nhiên giúp đẩy chất nhầy ra khỏi phổi. Kìm nén ho có thể gây ra nhiễm trùng phổi. Vì vậy hãy sử dụng thuốc giảm ho chỉ khi bạn cảm thấy khó chịu hoặc bạn không thể ngừng ho mà không có thuốc.
Ăn uống lành mạnh
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể bảo vệ phổi của bạn mà không cần phải sử dụng thuốc. Bạn nên chuyển sang chế độ ăn uống hữu cơ để tránh nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính.
Nếu bạn không thể chuyển hoàn toàn sang thực phẩm hữu cơ, hãy cố gắng tránh các sản phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia, thực phẩm đóng gói sẵn và chế biến sẵn.
Uống một lượng nước cần thiết mỗi ngày. Việc này giúp bạn giữ cho phổi ngậm nước và không có chất nhầy, làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn.
Không uống bổ sung Beta - carotene nếu bạn hút thuốc vì chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, phổi và tuyến tiền liệt.
Tập các bài tập đơn giản
Các bài tập thể chất rất quan trọng, không chỉ để vóc dáng đẹp mà còn tốt cho sức khỏe của các cơ quan nội tạng, giúp tăng lưu lượng máu và cho phép các vitamin và khoáng chất cần thiết đến phổi nhanh hơn.
Nếu bạn có một số vấn đề với phổi hoặc thở, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập mới nào.
Hít thở đúng cách
Theo quy luật, phổi của bạn càng khỏe thì bạn càng cảm thấy việc thở dễ dàng hơn.
Để tăng lượng oxy trong phổi và cải thiện khả năng giải phóng carbon dioxide, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở như: hít vào bằng mũi trong 2-3 giây sau đó từ từ thở ra qua đôi môi mím trong 4-9 giây.
Bài tập này cũng có thể giúp bạn kiểm soát cơn hen suyễn một cách hiệu quả.
Bấm huyệt
Có một số điểm trên cơ thể có thể giúp giảm đau và ho. Một trong số chúng nằm ở gốc ngón tay cái. Nhấn mạnh điểm này trong 3 phút và chờ xem kết quả./.
CTV Ngọc Mai/VOV.VN
Biên dịch từ Brightside
Điều trị thành công 14/16 ca nhiễm, phác đồ điều trị virus corona của Việt Nam có gì đặc biệt? Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh do virus corona chủng mới (Covid-19). Tới nay, đã có 14/16 bệnh nhân được điều trị thành công. Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đến thời điểm này,...