Covid-19 bùng phát ở trang trại chồn: Động vật liệu có lây sang con người?
Covid-19 bùng phát ở các trang trại nuôi chồn đặt ra câu hỏi liệu những con vật này đã mắc bệnh như thế nào và chúng có lây lan sang con người không.
Sau khi Covid-19 bùng phát ở các trang trại nuôi chồn ở Tây Ban Nha và Hà Lan, các nhà chức trách đã tiêu hủy hơn 1 triệu con chồn tại các trang trại nhân giống ở cả 2 quốc gia này để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên lây nhiễm sang con người ở Trung Quốc từ cuối năm ngoái có nguồn gốc từ động vật, có thể là dơi, và sau đó lây nhiễm từ người sang người. Một số loài động vật, chẳng hạn như mèo, hổ, chó đều mắc Covid-19 từ con người nhưng chưa có trường hợp nào được ghi nhận các loài động vật này lây lan virus ngược lại sang con người.
Đợt bùng phát dịch bệnh ở các trang trại chồn tại Hà Lan và Tây Ban Nha có thể bắt nguồn từ các công nhân bị mắc bệnh mặc dù các nhà chức trách vẫn chưa chắc chắn về nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, theo chính phủ Hà Lan và một số nhà nghiên cứu, dường như có những cơ sở hợp lý khi cho rằng một số công nhân sau đó đã mắc Covid-19 từ những chú chồn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu liệu trường hợp này có xảy ra hay không và nguy cơ lây lan như thế nào.
Video đang HOT
Đợt bùng phát dịch bệnh tại trang trại nuôi chồn ở một ngôi làng 500 người La Puebla de Valverde, Tây Ban Nha, đã được phát hiện sau khi 7 trong số 14 người, trong đó có chủ trang trại dương tính với SARS-CoV-2 hồi cuối tháng 5, Joaquín Olona, người đứng đầu cơ quan phụ trách nông nghiệp và môi trường khu vực này cho hay.
Hơn 92.000 con chồn đã bị thiêu hủy tại một trang trại ở khu vực Aragon thuộc đông bắc Tây Ban Nha khi cứ 10 con chồn thì có 9 con mắc Covid-19.
Sau khi các đợt bùng phát ở Hà Lan xảy ra hồi tháng 4, giáo sư Wim van der Poel thuộc Đại học Wageningen nhận định, chủng virus trên loài động vật này giống với chủng virus lây lan ở con người.
“Chúng tôi khẳng định rằng chúng có thể lây nhiễm trở lại cho con người”, chuyên gia về virus trên cho biết.
Richard Ostfeld, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái Cary ở Millbrook, New York đánh giá, nếu được xác nhận, những trường hợp trên sẽ là những trường hợp đầu tiên xảy ra sự lây nhiễm từ động vật sang con người.
“Với những bằng chứng về sự lây nhiễm từ chồn sang người ở các trang trại, chúng tôi hoàn toàn lo ngại về nguy cơ các loài vật nuôi bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh sang cho chúng ta”.
Cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức vì Sức khỏe động vật Thế giới tại Paris đều đang nghiên cứu về sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 từ động vật sang con người. Một số trường đại học và viện nghiên cứu cũng đang xem xét vấn đề này.
WHO cho biết sự lây nhiễm từ các trang trại nhân giống chồn có thể xảy ra theo cả 2 cách: từ con người sang động vật và ngược lại. Tuy nhiên, chuyên gia Maria Van Kerkhove thuộc WHO cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng trước rằng. sự lây nhiễm này xảy ra “rất hạn chế”.
“Việc này cho chúng ta một số bằng chứng về việc các loài động vật có khả năng mắc bệnh và điều đó giúp chúng ta hiểu hơn về nguy cơ mang virus của các loài động vật này”, chuyên gia của WHO cho hay./.
Slovakia sẽ mở cửa biên giới cho nhiều nước trong và ngoài EU
Dự kiến từ ngày 6/7 tới, danh sách mở rộng sẽ có thêm các nước là Bỉ, Pháp, Ireland, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha.
Slovakia sẽ mở rộng danh sách các quốc gia sẽ mở cửa biên giới bao gồm các quốc gia an toàn và nhóm các nước có nguy cơ thấp hơn. Nước này cũng sẽ thay đổi một số quy định về tụ tập đông người sau khi một trận đấu bóng đá mới đây đã diễn ra mà không đáp ứng các quy định về an toàn.
Dự kiến từ ngày 6/7 tới, danh sách mở rộng sẽ có thêm các nước là Bỉ, Pháp, Ireland, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha. Một số nước ngoài Liên minh châu Âu là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc cũng có thể sẽ được bổ sung trong những ngày sau đó. Trong khi đó, Bulgaria và Montenegro đã bị xóa tên khỏi danh sách sau khi tình hình dịch bệnh tại các nước này diễn biến xấu đi. Danh sách các quốc gia mà Slovakia có thể mở cửa lại biên giới sẽ được cập nhật hai tuần một lần.
Theo thống kê của cơ quan y tế nước này, 63 trong 130 ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Slovakia trong tháng 6 vừa qua lây nhiễm từ nước ngoài, trong đó 42 trường hợp lây nhiễm từ các quốc gia có nguy cơ cao, chủ yếu là Ukraine và Anh. Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thận trọng khi ra nước ngoài và cân nhắc kỹ việc ra khỏi Slovakia.
Cũng từ ngày 6/7 tới, một số quy định về biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các sự kiện đông người cũng sẽ thay đổi. Đây là quyết định được Thủ tướng Igor Matovi và nhóm các chuyên gia thống nhất đưa ra sau khi một trận bóng đá diễn ra tại Dunajská Streda (vùng Trnava Region) mà không đáp ứng các yêu cầu dịch tễ lẫn tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như đeo khẩu trang.
Theo đó, tại các sự kiện thể thao, cứ mỗi hàng ghế có người ngồi sẽ xen lẫn một hàng ghế trống. Các sự kiện có trên 1.000 người không có chỗ ngồi diễn ra cả trong và ngoài trời sẽ phải đảm bảo khoảng cách sao cho chỉ có 1 người/10m2. Tuy nhiên, yêu cầu đeo khẩu trang vẫn sẽ vẫn được duy trì.
Romania sẽ nhận 33 tỷ euro từ kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 của EC Romania là quốc gia thứ 6 nhận được số tiền cho phục hồi hậu Covid-19, sau Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Pháp và Hy Lạp. Tối 27/5, truyền thông Romania cho biết nước này sẽ nhận được 33 tỷ eurotrong Kế hoạch phục hồi 750 tỷ euro được đề xuất của Ủy ban châu Âu để chống lại đại dịch Covid-19. (Ảnh:...